Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-10-2014] Vì giữ vững niềm tin vào Pháp Luân Công, trong thời gian 12 năm, một phụ nữ ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã phải trải qua tổng cộng bảy năm trong tù. Từ lần đầu bị bắt vào tháng 01 năm 2000 cho đến thời điểm được thả gần đây nhất tháng 11 năm 2012, bà Trương Thục Trân, 64 tuổi, đã bị kết án tù một lần và án lao động cưỡng bức hai lần, chưa kể nhiều lần bị giam tại nhiều nơi khác nhau trong khoảng thời gian 12 năm đó.

Bà Trương đã trải qua nhiều tra tấn thể xác và tinh thần dã man trong khi bị giam. Dưới đây là trải nghiệm của bà từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện với cốt lõi là nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Khi cuộc đàn áp bắt đầu, bà Trương quyết định sẽ lên tiếng cho Pháp Luân Công. Vài ngày trước giao thừa năm 2000, bà và hai học viên đón xe buýt đến Cáp Nhĩ Tân và định đến Bắc Kinh. Ở Bắc Kinh, bà đã hỏi đường và được hướng dẫn đi qua một đường hầm để đến văn phòng thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn. Trong đường hầm, bà đã bị bắt bởi một cảnh sát đang đợi ở đó. Họ đã tịch thu giấy tờ tùy thân và 4.500 nhân dân tệ của bà.

Bà Trương đã bị đưa trở lại Cáp Nhĩ Tân vào ngày 05 tháng 03 và bị giam tại nhà giam số 2 A Thành trong 72 ngày. Tại đó, mỗi ngày bà và các học viên khác đều bị lính canh đánh khi họ luyện công tập thể. Để ngăn cản việc luyện công, lính canh còn dùng loa để can nhiễu.

Các học viên viết các bài giảng Pháp Luân Công lên giấy và chuyền tay nhau đọc. Nếu lính canh tìm thấy, cả hai học viên sẽ bị còng tay vào cửa sổ cùng nhau. Bà Trương đã bị tra tấn như vậy. Các học viên phản đối bằng cách tuyệt thực. Chín ngày sau, nhà giam buộc phải đồng ý cho họ luyện công.

Bà đã được thả vào tháng 04. Tuy nhiên cha của bà đã qua đời ngày hôm sau đó do quá đau buồn vì bà bị bắt giữ.

Vào ngày 19 tháng 05, bà Trương cùng 50 học viên khác đã đến nhà giam A Thành và yêu cầu thả các đồng tu bị giam giữ phi pháp đang tuyệt thực. Lính canh cho họ vào và gọi cảnh sát từ địa phương đến đưa họ về. Bà Trương lại bị giam giữ phi pháp trong 45 ngày và được thả vào ngày 03 tháng 08.

Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia

Bà Trương bị bắt lần đầu vào mùng một Tết năm 2011 bởi cảnh sát tại công ty điện tử A Thành nơi bà làm việc. Lệnh bắt giữ do Phòng 610 A Thành đưa ra. Bà bị giam tại nhà giam số 1 A Thành trong 18 ngày, sau đó bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Vạn Gia ở Cáp Nhĩ Tân trong 2 năm một cách phi pháp. Con trai bà cũng mất việc tại sở cảnh sát do bà bị bắt.

Tại trại lao động, bà Trương đã bị bức hại tàn bạo; bị đánh đập, trói cánh tay và treo lên, bị bức thực, biệt giam và tống vào phòng giam nam trong trại lao động.

6634dafb1231bf15d2ac636deaf8d704.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Treo lên bằng dây từ đằng sau

17b3d2caccc1e5dc50268e43f2919263.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực thô bạo

Vào tháng 05 năm 2001, bà Trương thấy rằng các học viên biệt giam thường bị đưa đi bức thực một cách tàn bạo. Bà và các học viên khác yêu cầu lính canh phải chấm dứt chuyện này. Vì dám lên tiếng, bà và những học viên khác đã bị đánh đập nghiêm trọng, sau đó bị trói và treo trong trại lao động nam trong 21 ngày. Tại đó, bà bị bắt đứng quay mặt vào tường “tự kiểm điểm”, và ngủ trên ghế sắt vào ban đêm. Bà không được phép tắm.

Vào tháng 08 năm 2001, bà Trương lại bị biệt giam do cự tuyệt lao động nặng nhọc. Phòng biệt giam chưa đầy 2 mét vuông và không có cửa sổ. Ánh sáng duy nhất là từ bóng đèn ngoài hành lang phản chiếu vào. Trong phòng có một cái lồng kích thước khoảng 80 x 30 x 60 cm để nằm ngủ. Không thể nằm thẳng trong lồng được, chỉ có thể co chân lên mà ngủ.

Phòng biệt giam là nơi rất dơ bẩn. Không lâu sau khi ở đó, bà Trương đã bị ghẻ và mưng mủ khắp cơ thể; và có các khối u trên tay. Bà bị sốt cao. Ngoài sự đau đớn thể xác, bà còn bị khủng bố bằng loa. Bà đã tuyệt thực chín ngày để phản đối sự tàn ác này. Các viên chức nhà tù không lâu sau đã xác nhận rằng bà đang ở cận kề cái chết. Trại lao động đã thả bà vào ngày 30 tháng 09 năm 2001.

Sau khi được thả, bà Trương không thể luyện công do sức khỏe quá yếu. Bà chỉ có thể nằm sấp mặt trên sàn nghe bài giảng của Sư phụ. Bà dần dần hồi phục và đã khỏe hơn một tháng sau đó.

Từ khi được thả ra, bà Trương đã bị cảnh sát ở Phòng 610 quận A Thành giám sát. Một ngày vào tháng 01 năm 2003, cảnh sát đã bắt một học viên ghé qua nhà bà Trương. Họ đã ép học viên này thừa nhận rằng tài liệu họ thu được là lấy từ bà Trương.

Họ đã bắt bà Trương trong cùng ngày và đưa bà đến nhà giam số 1 A Thành. Ba tháng sau, bà lại bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Vạn Gia trong ba năm, mà không có bất cứ thủ tục pháp lý nào. Bà được thả vào ngày 06 tháng 06 năm 2005.

Bốn năm ở nhà tù nữ Hắc Long Giang

Bà Trương bị bắt lần cuối vào ngày 23 tháng 08 năm 2009 khi phát tài liệu về Pháp Luân Công ở quận Nam Cương, Cáp Nhĩ Tân. Bà bị giam tại nhà giam nữ số 2 Cáp Nhĩ Tân rồi bị kết án bốn năm tại nhà tù nữ Hắc Long Giang.

Trong thời gian bị giam, bà Trương nhiều lần bị bắt ngồi im trên một cái ghế nhỏ. Bà bị cấm ngủ. Bà không thể chịu được tra tấn và đã đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công. Không lâu sau bà bị đau thắt dạ dày, làm lưng bà còng hẳn đi. Bà hốc hác và trông như thể đã già đi chỉ sau một đêm. Tình trạng sức khỏe suy yếu nặng làm bà không thể tiếp tục lao động nặng và đã được thả vào ngày 22 tháng 11 năm 2012.

7fb99a0d83c154911e2be91a07cf95bd.jpg
Tái hiện cảnh tra tấn: Ngồi im trên một ghế nhỏ

Bà Trương đã thử dùng thuốc Đông y trong bốn tháng sau khi được thả, nhưng sức khỏe của bà còn tệ hại hơn. Được các học viên Pháp Luân Công động viên, bà đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trở lại. Một tuần sau cái lưng cong của bà đã thẳng lại một cách kỳ diệu. Bà đã dần dần lấy lại cân nặng và sức khỏe bà cũng được cải thiện.

Việc tu luyện dẫn đến bị bắt và giam giữ

Việc tu luyện Pháp Luân Công của bà Trương khiến bà bị bắt và bị giam hết lần này đến lần khác trong 12 năm. Từ khi bà bắt đầu tu luyện năm 1996, bà đã nhận được lợi ích to lớn từ Pháp Luân Công. Khi nghỉ hưu năm 1998, bà đã chăm chỉ tu luyện và nói cho nhiều người về lợi ích của Pháp Luân Công. Khi bà đi giảng rõ chân tướng, lần gần đây nhất là năm 2012, bà trở thành mục tiêu bị bức hại không ngừng nghỉ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/8/哈尔滨张淑珍遭八年牢狱摧残-298677.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/17/146427.html
Đăng ngày 24-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share