Bài của một số đệ tử Đại Pháp tại Toronto, Canada

[Minh Huệ] Vụ kiện tờ “Thời báo Hoa kiều” (Les Presses Chinoises) đã bước vào giai đoạn cuối. Sau ngày thứ ba tại phiên toà tối cao ở Quebec, trên chuyến xe trở về, các học viên đã trao đổi suy nghĩ với nhau về phiên toà hôm đó; nay xin chỉnh lý rồi chép ra, để các bạn đồng tu khác cùng tham khảo.

I. Cần duy trì hoàn cảnh ngay chính

1. Bạn đồng tu A: Tôi thấy có hai khía cạnh về vấn đề này: (1) Bài trừ những thao túng từ bàn tay hắc ám của cựu thế lực, để luật sư biện hộ tạo nghiệp ít hơn; (2) Dùng chính niệm trợ giúp cho học viên đang làm nhân chứng, để họ bảo trì một đầu não thanh tỉnh, từ Pháp nhận thức Pháp, hiểu rõ mưu đồ và mục đích của câu hỏi do luật sư đối chất đề ra. Các câu hỏi của luật sư biện hộ có một dụng ý rất rõ ràng: thông qua câu hỏi của mình làm rối loạn suy nghĩ của học viên, từ đó làm toà có ấn tượng và cảm giác sai rằng tư duy của học viên làm chứng là không mạch lạc. Khi học viên làm nhân chứng trả lời chưa tốt, thì chúng ta cũng không nên nôn nóng, mà tăng cường chính niệm, thanh lý can nhiễu.

2.Bạn đồng tu B: Qua mấy phiên toà, tôi cảm thấy rằng chính tà giao tranh rất mạnh mẽ, các học viên dự thính nhất định phải bảo trì đầu não thanh tỉnh, thật trầm tĩnh làm tốt những gì cần làm, không động tâm trước bất kỳ hiện tượng nào xảy ra trong phiên toà, cần trầm tĩnh và kiên nhẫn thanh lọc và duy trì một hoàn cảnh tốt, luôn luôn trợ giúp để sự việc chuyển biến về thiện về chính.

3. Bạn đồng tu A: Tại toà, có một quãng thời gian, khi luật sư biện hộ chất vấn nhân chứng của bên chúng ta, ông ấy thường quay lại nhìn một cách đắc ý vào những học viên có mặt trong những người đến dự thính. Tôi quay đầu lại nhìn về khán giả thì thấy rằng chúng ta thảy đều lộ vẻ lo lắng, mọi người đều rất lo lắng nhìn về bạn đồng tu là nhân chứng bên mình. Chúng ta không nên để hành vi của luật sư biện hộ làm ảnh hưởng, mà chúng ta cần minh bạch về mục đích của mình khi đến đây, rằng mình đến đây là để hỗ trợ các đồng tu bằng chính niệm của mình. Khi bạn đồng tu trả lời chưa tốt lắm, thì chúng ta cần dùng chính niệm để trợ giúp. Chúng ta không đến tìm lỗi ở bạn đồng tu, mà đến để trợ giúp và hoàn thiện.

4. Bạn đồng tu C: Ban đầu tôi cũng hay dao động trước những tranh luận trên toà, nhưng từ khoảng 3 giờ chiều trở đi, tôi không bị cuốn theo những tranh luận trên toà nữa, tôi đã thoát mình khỏi nó, từ đó giống như tiến nhập vào trạng thái không, không còn con người, không bị nhân tâm làm dao động.

5. Bạn đồng tu D: Biểu hiện của tôi hôm nay tệ quá, bị dao động trong suốt quá trình, không đạt trạng thái của một Giác Giả, không có bảo trì được tâm khí bình ổn, thực tại tôi thấy rằng tu luyện của bản thân còn phải cố gắng nhiều.

6. Bạn đồng tu E: Ban đầu, tôi bị lời thuật tình cảm của bạn đồng tu làm xúc động quá, nước mắt tuôn trào. Sau đó tôi ý thức rằng mình bị sa vào “tình”. Lời chứng thuật lại rất cảm xúc thì không sao, nhưng tôi cần minh xác về vai trò của bản thân mình khi đến đây, cần phải dùng chính niệm để hộ trợ anh ấy. Rồi tôi thấy một số học viên trông rất lo lắng, xin nhắc lại: chúng ta là để tạo một hoàn cảnh ngay chính và chính niệm để trợ giúp bạn đồng tu, không phải có ý nghĩa như quần chúng bình thường khác. Dẫu có xảy ra điều gì thì chúng ta cũng không nên động tâm, thế mới đúng.

7. Bạn đồng tu G: Tôi thấy một số học viên trở nên lo lắng vào lúc bạn đồng tu làm nhân chứng đối đáp chưa được thoả đáng. Chúng ta cần đạt được đển trình độ là vô luận là bạn đồng tu đối đáp thế nào, thì hiện nay anh đang phải trả lời câu hỏi, và chúng ta tôn trọng câu trả lời của học viên ấy, đồng thời chúng ta cũng cần có tâm từ bi. Nếu như chúng ta đứng vào đúng vị trí của bạn đồng tu làm nhân chứng, sau một quá trình đối chất qua lại lâu như thế, áp lực cũng nặng nề như vậy, thì chúng ta không nhât định thực hiện được tốt như anh ta. Chúng ta nên tin ở Pháp, Pháp là viên dung. Có khi tình huống mà mọi người cho là chưa tốt ấy, thực ra lại là một việc rất tốt. Nhiều khi bạn đồng tu làm chứng phản ứng không có mau lẹ đến thế, qua đó quan toà thấy rằng, nhân chứng này là người có nhân phẩm thành thật, chứ không phải loại người điêu ngoa gian trá. Điều ấy cũng hoá giải được ý đồ của luật sư biện hộ, ý đồ của ông ta là bắt lỗi trong những câu giải đáp của nhân chứng. Chính vì bạn đồng tu làm chứng rất thành thật nên không có khe hở nào để lợi dụng cả.

8. Bạn đồng tu K: Tôi nhớ lại lời Sư phụ giảng: “Sự kiện Chính Pháp trong thiên thể là ‘tất thành’” («Giảng và giải Pháp tại Pháp hội vùng thành thị New York»). Do vậy trong toàn bộ quá trình tôi thật sự không có lo lắng gì cả, tâm rất bình thản. Sư phụ cũng nói: “Chúng sinh thiết mạc cấp, Thần Phật dĩ tại tiếu” (“Chúng sinh không phải vội, Thần Phật đang cười rồi”—«Đại Pháp hảo»)

II. Trao đổi kinh nghiệm về giảng rõ sự thật

1. Tôi thấy rằng hôm nay bạn đồng tu làm nhân chứng có thể hiện rất tốt, để cho người cảm nhận được lòng từ bi của mình, khiến quan toà cũng cảm thấy được các đệ tử Đại Pháp là đường đường chính chính, là hành xử theo “Chân Thiện Nhẫn”, chứ không theo lối nhân tâm giảo hoạt của người đời. Chúng ta lấy chữ “Chân” để giảng rõ sự thật. Tôi nghĩ rằng nếu bạn đồng tu làm nhân chứng sau này chú ý trả lời câu hỏi cho khéo hơn, thì sẽ còn tốt hơn nữa. Điều chúng ta cần lưu ý là chúng ta kiện là những bài phỉ báng của tờ “Thời báo Hoa kiều”, nên sẽ rất tốt nếu mỗi khi trả lời câu hỏi đều hướng về điểm ấy. Ví dụ như vấn đề đồng tính luyến ái, tất nhiên các đệ tử Pháp Luân Công chúng ta không hề tán thành chuyện đồng tính luyến ái, mà chúng ta là tuân theo truyền thống và duy trì tiêu chuẩn đạo đức, và thấy bài viết phỉ báng trên “Thời báo Hoa kiều” về chuyện dơ bẩn kia thật vô vị, điều ấy chẳng phải thể hiện là “Thời báo Hoa kiều” đã phỉ báng là gì?

2. Bất kể việc gì mà các đệ tử Đại Pháp làm hôm nay đều là để lưu lại hậu thế, đều cần quy chính những điều chưa được ngay chính. Ngay trong phương diện pháp luật cũng có vấn đề đang tồn tại cần được quy chính. Ví dụ như, luật sư biện hộ lấy ‘tự do công luận’ trong báo chí để nguỵ biện, rằng các bài báo phỉ báng [Pháp Luân Công] cũng dễ tìm thấy tại Canada, bởi vì trên các website của Sứ quán Trung Quốc đăng những điều ấy, đồng thời cơ quan các cấp chính phủ cũng nhận được những tài liệu như thế do Sứ quán của họ Giang cung cấp. Từ đó có thể gỡ tội cho “Thời báo Hoa kiều”. Chúng ta cần vạch rõ rằng, bản thân cái việc Đại sứ quán Trung Quốc đang làm ấy cũng đã là phạm pháp rồi; và chúng ta cũng đang chuẩn bị khởi tố Đại sứ quán Trung Quốc về việc này. Ngoài ra một số học viên Pháp Luân Công tại Toronto cũng đang khởi tố Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto.

‘Tự do công luận’ trên báo chí hoàn toàn không phải muốn nói thế nào cũng được, tự do báo chí phải có tiền đề là chân thực và công chính. Đã là ký giả của tờ báo thì trước nhất phải có đạo đức về thông tin. Chúng tôi có thể dẫn ví dụ về tờ Washington Post: trong khi các phương tiện truyền thông toàn thế giới tuyên truyền thông tin vu không về cái gọi là “tự thiêu tại Thiên An Môn”, thì một ký giả của từ Washington Post đã đến điều tra thực địa tại phủ Khai Phong là nơi ở của gia đình Lưu Xuân Linh, và mọi người hàng xóm không ai từng thấy cô Lưu luyện Pháp Luân Công. Bài báo này của Washington Post đã nhanh chóng lan truyền khắp trong ngoài nước, thế là ký giả tại Tân Hoa Xã đã buộc phải thay đổi lời thuyết của mình để che dấu sự giả dối. Như tờ Washington Post mới là thái độ đúng đắn của các ký giả toà báo.

3. Hôm nay tham dự phiên toà, tôi mới thể nghiệm được kỹ năng cơ bản mà Sư phụ nêu ra trong «Giảng Pháp tại hội sáng tác nghiên cứu mỹ thuật». Thực ra những câu hỏi mà luật sư biện hộ đưa ra hôm nay đều là những vấn đề mà chúng ta bình thường vẫn phải giải quyết trong khi giảng rõ sự thật. Nếu như bản thân chúng ta chưa hiểu rõ chân tượng sự việc thị không cách nào giảng rõ ràng cho người thường được cả. Ví dụ như khi sự kiện 25 tháng Tư, 1999 được đưa ra vào hôm nay, thì nguyên chỉ cần một vài câu là có thể làm sáng tỏ được ngay, nhưng chúng ta đã trượt mất không nắm được cơ hội ấy. Cũng vậy tôi cảm thấy rằng dù bên đối phương có hỏi câu gì đi nữa, thì chúng ta cũng không nên né tránh, mà cố gắng trả lời họ thật từ bi, thật đường đường chính chính, và kèm theo cả bằng cứ. Chỉ là chúng ta cần chú ý rằng chúng ta đang tố cáo những sự phỉ báng và xúi dục oán hận của họ.

4. Tôi nhận thấy rất nổi rõ trong hôm nay là bên luật sư biện hộ sử dụng thủ đoạn ‘đoạn chương thủ nghĩa’ (trích dẫn nhưng tách khỏi ngữ cảnh và gây ra hiểu sai), nhưng nếu chúng ta xử lý thật tốt, thì đây chính là một thời cơ rất hay để giảng rõ sự thật. Ví dụ như một bạn đồng tu làm chứng đã giải thích vô cùng hoàn mỹ về Pháp Luân. Thực ra tất cả các câu hỏi của bên đối phương nêu ra — nếu chúng ta đi sâu về mặt lý luận — thì đều có thể dùng ngôn ngữ hiện đại để nói [rõ] ra được. Tôi nhận thấy rằng trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» khi Sư phụ giảng cho chúng ta về vấn đề “tẩu xuất ngũ hành” (ra ngoài ngũ hành), thì đó chính là dùng học thuật hiện đại để giảng giải.

Mọi người chúng ta nghĩ xem khi Sư phụ giải đáp những câu hỏi của chúng ta thì đã trả lời như thế nào, có những câu hỏi Sư phụ không trả lời trực tiếp, bởi vì chủ yếu là căn cứ vào năng lực tiếp thu của người nghe để giảng giải phân tích. Mạch tư duy thật sáng sủa và bào trì tâm thái của đệ tử Đại Pháp đối với chúng sinh là điều rất trọng yếu.

5. Tôi cảm thấy rằng quá trình tham dự toàn thể phiên toà này là một quá trình mọi người cùng nhau tu luyện, đều là một khảo nghiệm lớn đối với mỗi cá nhân, cũng là một quá trình học tập đối với mỗi người chúng ta. Bất kể là bạn đồng tu làm chứng hay là bạn đồng tu đến dự thính, thì chúng ta đều đang chứng thực Pháp bằng từng lời nói hành động của mình, chúng ta cần thể hiện phong thái cao thượng của người tu luyện đã đồng hoá với “Chân Thiện Nhẫn”. Đối với câu hỏi dẫu có gian xảo thế nào, thì chúng ta cũng đừng có tâm lý phòng ngự, chúng ta căn cứ theo sự thực; cần trả lời một cách có lý trí có bằng cứ. Phương thức đặt câu hỏi của luật sư biện hộ là một phương thức dễ làm người ta sai nhầm, ông ta thường bắt đầu bằng cách nhắc lại lời của họ Giang; khi chúng ta trả lời, đầu tiên cần phủ định cách đặt vấn đề của ông ta, bảo rằng “Ông không nên đặt câu hỏi như thế, ngay [trong] bản thân câu hỏi của ông đã đang nhắc lại những điều giả dối của họ Giang rồi.”

6. Tôi có một kiến nghị, đó là chúng ta—các học viên đến toà làm chứng về những sự việc xảy ra tại Trung Quốc—cần có gắng dùng ngôn ngữ sao cho phù hợp với người tây phương để họ dễ hiểu. Ví dụ, phòng khiếu nại, ấy là một nơi chuyên để nhân dân đến đệ đơn khiếu nại. Sự kiện tại Thiên Tân và sự kiện 25 tháng Tư, 1999 có lý do là vì họ đăng trên báo bài viết phỉ báng Pháp Luân Công, như thế các học viên Pháp Luân Công mới đến đó để giảng rõ chân tượng. Điều ấy hết sức bình thường, rất hợp lý, và đó là một hoạt động mà người dân ở xã hội phương tây có thể hiểu dễ dàng, bởi vì sự việc ấy cũng là điều rất phổ biến bên xã hội phương tây. Còn tại Trung Quốc lúc ấy đột nhiên đưa quân cảnh đến đàn áp thô bạo. Chúng ta không cần phải nói chi tiết quá đến thế, toàn bộ quá trình làm chứng là để người ta nghe và hiểu ra. Còn về “bao vây Trung Nam Hải; ông ta vừa đặt câu hỏi như thế thì có thể phản đối ông ấy. Nói rằng bản thân câu hỏi đã gây hiểu lầm. Sự việc ấy là có rất nhiều người lên phòng khiếu nại, và phòng khiếu nại này rất gần Trung Nam Hải, nhiều người quá, và họ cũng là theo hướng dẫn của cảnh sát, cảnh sát đã bảo họ đứng sang các phố quanh Trung Nam Hải như thế. Sự việc hôm ấy đã được ông thủ tướng xử lý thoả đáng rồi, vì thế mới được các cơ quan truyền thông quốc tế mới đánh giá cao, rằng 25 tháng Tư là cột mốc đánh dấu của dân chủ chính trị và chính phủ tại Trung Quốc. Nhưng xuất phát từ ham muốn chính trị, xuất quán từ đố kỵ trong quyền lực cá nhân, nên từ tháng Bảy 1999, họ Giang đã độc đoán quyết định phát động một cuộc đàn áp toàn diện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Từ đó hàn chục nghìn học viên Pháp Luân Công cùng gia đình họ đã lâm vào cảnh đời đen tối.

Còn một vấn đề cần chú ý, khi làm chứng thì cần dùng từ vựng của người thường, bời vì người phiên dịch là người thường, không biết rõ về thuật ngữ trong tu luyện, nên dịch giải có thể không thông. Cũng nên sử dụng ít những từ đặc biệt, ví như “đại thiện, đại nhẫn”, mà nên dùng những biểu đạt cụ thể thực tế, ví như ôngười này có ý thức quan tâm đến xã hội chung quanh, có cống hiến cho xã hội” v.v.

7. Về vấn đề dùng thuốc chữa bệnh.

Pháp Luân Công có những yêu cầu về đạo đức đối với người tu luyện, khi đạt đến tiêu chuẩn nhất định về đạo đức thì mới đạt đến trạng thái vô bệnh. Nếu muốn đánh thì đánh muốn chửi thì chửi, nếu vẫn chưa dứt bỏ được những tư tưởng và hành vi bất hảo nơi người thường như thế, thì dẫu có luyện động tác cũng vẫn còn là người ngoài vòng tu luyện, bản chất vẫn khác hẳn các đệ tử Đại Pháp. Do đó lúc phải mắc bệnh thì vẫn mắc bệnh, cá nhân ấy mắc bệnh mà không uống thuốc thì cũng không trách được ai cả.

Về vấn đề này, nếu luật sư biện hộ dùng đến những lời lẽ của họ Giang, thì đầu tiên cần phủ định, bởi vì toà án tôn trọng sự thực, thông tin nào không có bên thứ ba chứng thực thì có thể bị bác bỏ. Hiện nay mọi người đều biết họ Giang không hề từ một thủ đoạn vu khống nào, ví như sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” chính là thiêu sống người ta để gieo rắc hận thù, nhằm đạt được mục đích cuộc đàn áp. Do đó ngay bản thân câu hỏi của luật sư biện hộ đã không chân thực. Hiệu quả chữa bệnh khoẻ người của Pháp Luân Công là điều mà chúng ta có thể lấy con số ra để nói chuyện.

Các con số như sau: về hiệu quả chữa bệnh khoẻ người của Pháp Luân Công, thì năm 1998 tại Trung Quốc đã có công bố kết quả con số thống kê về công hiệu chữa bệnh khoẻ người của 12.731 người tu luyện Pháp Luân Công tại năm khu ở Bắc Kinh. Hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đã đạt đến 99, 1%, và con số đó đã minh chứng rằng Pháp Luân Công có hiệu quả về phương diện chữa bệnh khoẻ người và là công pháp tốt cho sức khoẻ tinh thần của mọi người. Tiến sỹ Hồ Ngọc Huệ (Hu Yuhui) tại khoa Kinh tế trường Đại học Tổng hợp Đài Loan, cũng là một học viên, ngày 28-12-2002 đã công bố một báo cáo khảo sát, kết luận rằng học viên Pháp Luân Công sau khi tu luyện, đã phát huy hiệu quả về trừ bỏ stress và loại trừ những thứ nghiện không lành mạnh. Nghiên cứu học thuật này dựa trên hơn 100.000 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan. Trong đó báo cáo rằng hơn 81% người hút thuốc đã bỏ thuốc lá, 77% người uống rượu đã bỏ rượu. Những con số đó đã thuyết minh rằng tu luyện Pháp Luân Công đưa lại lợi ích tốt cho xã hội nói chung. Trong nghiên cứu của ông Hồ Ngọc Huệ cũng có phát hiện, rằng Pháp Luân Công có tác dụng tốt đến sức khoẻ tinh thần, số người hài lòng về tình trạng sức khoẻ của mình tăng từ 24% trước khi học lên đến 78% sau khi học.

Trong tất cả sách của Pháp Luân Công không hề có chỗ nào phản đối dùng thuốc chữa bệnh. Nếu một cá nhân thông qua tu luyện Pháp Luân Công mà trở nên khoẻ mạnh, thì tự nhiên sẽ không cần dùng thuốc.

Trong các bài giảng Pháp của Pháp Luân Công, Sư phụ chúng ta đã khẳng định rằng không thu nhận bệnh nhân bệnh nặng nguy kịch, họ nên đến bệnh viện. Bản thân Pháp Luân Công là một công pháp tốt cho chữa bệnh khoẻ người. Nếu một cá nhân khi tu luyện Pháp Luân Công mà vẫn không bỏ được tâm suy nghĩ lo lắng, thì không được, người ấy nên đến bệnh viện.

Trong băng hình «Chứng Kiến» đẫ có giải đáp về vấn đề khám bệnh. Tập đoàn Giang Trạch Dân đã vin vào một cái cớ gọi là Pháp Luân Công cấm người ta đến bác sỹ khám bệnh để đàn áp Pháp Luân Công. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã trích một câu trong bài giảng Pháp tại Đại Liên, tách câu ấy khỏi ngữ cảnh, để chiếu lên TV nói rằng Pháp Luân Công cấm học viên đi chữa bệnh. Thực ra bài giảng đó là cấm học viên đi chữa bệnh cho người khác bằng khí công vì như thế là tự làm hại thân thể của mình. Trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» của Pháp Luân Công cũng có bàn về vấn đề này: “Bệnh viện có thể chữa bệnh không? Tất nhiên là có thể. Bệnh viện nếu không chữa được bệnh, thì người ta tại sao lại tin? Tại sao đều đến đó để chữa bệnh?” Thủ đoạn trích tách khỏi ngữ cảnh và sửa chữa nguyên văn những gì của Pháp Luân Công là một thủ đoạn mà Truyền hình trung ương Trung Quốc vẫn dùng để phá hoại Pháp Luân Công.

8. Về vấn đề gia đình.

Trước hết cần làm rõ rằng, những bi kịch gia đình mà luật sự biện hộ đề cập đến đều chính là do cuộc bức hại tạo thành. Trước khi đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, Pháp Luân Công khiến người ta thân thể khoẻ mạnh, gia đình hoà thuận; có rất nhiều ví dụ như vậy. Pháp Luân Công khiến người tu bỏ những chấp trước về ‘tình’, ấy là vứt bỏ những thứ ‘tình’ ích kỷ và thay bằng ‘từ bi’, đó là một thứ cao thượng hơn, đối với ai cũng tốt cả, ở đâu khi nào đều nghĩ đến người khác trước, huống nữa là đối với người nhà.

Từ khi đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 trở đi, danh dự của Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công bị vu cáo và làm hại hằng ngày. Để đưa chân tượng sự việc về Pháp Luân Công nêu rõ trước toàn thế giới, các học viên Pháp Luân Công đã phải hy sinh rất nhiều điều. Tại Trung Quốc, vô số học viên Pháp Luân Công chỉ vì minh tỏ sự thật, nói lên chân tượng cho mọi người, nên đã bị truy bắt, tống vào trại lao động, hay bị bỏ tù. Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, Giang Trạch Dân đã dựng nên ‘Phòng 610’ chuyên để đàn áp Pháp Luân Công. Đối với các học viên nào kiên định vào Pháp Luân Công tại Trung Quốc, họ Giang đã có chỉ lệnh một cách hệ thống như: “bôi đen danh dự, cắt đứt kinh tế, tiêu diệt thân thể”, “đánh chết cũng cứ đánh, đánh chết như tự sát”, “khỏi cần truy nguyên, trực tiếp hoả thiêu”, v.v.

Theo thống kê không đầy đủ, đã có ít nhất 821 ca học viên Pháp Luân Công bị chết trong tay cảnh sát Trung Quốc. Con số thực tế có thể trên 1.600 người. Hơn 6.000 học viên bị bỏ tù một cách phi pháp, trên 100.000 học viên bị giam trong các trại cưỡng bức lao động, và hàng nghìn học viên đang khoẻ mạnh bình thường nhưng bị tống vào các bệnh viên tâm thần, nơi họ bị tiêm những thứ thuốc độc hại. Hàng loạt các học viên Pháp Luân Công mọi miền ở Trung Quốc bị cưỡng bức vào các “lớp tẩy não” nơi họ bị tra tấn cả về thể xác và tinh thần. Nhiều học viên bị đánh chết hoặc tàn tật. Học viên và người thân bắt buộc phải bỏ nhà lang bạt khắp nơi để tránh bị đàn áp. Hàng trăm nghìn học thân nhân và bè bạn cũng như đồng nghiệp của người tu luyện Pháp Luân Công cũng bi liên can và bị gây khó khăn hoặc tẩy não đến một mức độ nhất định. Cuộc đàn áp này đã gây nên bi kịch cho vô số gia đình.

Ở hải ngoại, các học viên Pháp Luân Công đã dồn bao thời gian sức lực cũng như tiền bạc để đưa sự thực về Pháp Luân Công đến toàn thế giới. Chúng ta dành ít thời gian hơn cho gia đình, ít gặp gỡ thân nhân, nhưng đó không phải là để cho bản thân cá nhân chúng ta, mà là để ngăn chặn sự lan truyền những vu khống tuyên truyền độc hại, là để cứu giúp muôn vàn những học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc, là để giải những bi kịch gia đình kia. Trong quá trình đó, có thể có một số thành viên họ hàng do chưa hiểu rõ Pháp Luân Công, lại bị các thông tin từ Trung Quốc lừa dối, nên đã gây ra những trục trặc không hay trong gia đình; đó cũng là do cuộc bức hại gây ra vậy.

Tu luyện Pháp Luân Công là khiến người ta làm người tốt, trước khi có áp bức, có rất nhiều gia đình được trở nên hoà giải sau khi bị bất hoà trước đó. Có rất nhiều ví dụ như vậy. Gia đình có một người tu một người không tu, thì hai bên đều cần tôn trọng nhau, kể cả tôn trọng tín ngưỡng của bên kia. Đến khi xảy ra bức hại, thì do chịu áp lực quá lớn, nên một số bi kịch gia đình đã nảy sinh. Tại Trung Quốc, để đạt được mục đích cưỡng bức người tu từ bỏ đức tin của mình, chính quyền đã gây áp lực cho cả gia đình họ; đó cũng là một trong những nhân tố gây ra bất ổn gia đình. Áp lực này cũng vươn cả ra hải ngoại. Rất nhiều người ở hải ngoại cũng bị ảnh hưởng của tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công do Trung Quốc bày đặt ra. Những tờ báo như “Thời báo Hoa kiều” cũng bị bàn tay của họ Giang thao túng, để lan truyền những bài viết phỉ báng Pháp Luân Công do họ Giang đưa ra, gieo rắc thù hận trong cộng đồng người Hoa tại Canada, gây cảm giác lo sợ cho những thân nhân người tu luyện Pháp Luân Công. Trong đó có rất nhiều người có thân nhân cũng đang ở trong nước, do vậy đây cũng là một nguyên nhân gây bất hoà trong gia đình. Tóm lại, những trục trặc gia đình là không phải vì Pháp Luân Công, mà là cuộc bức hại của họ Giang đối với Pháp Luân Công đã tạo thành như vậy.

Xã hội hiện đại thường có tỷ lệ ly hôn khá hơn. Tuy nhiên dẫu bức hại nặng nề kia đã làm một số gia đình học viên Pháp Luân Công bị tan vỡ, thì tỷ lệ ly hôn trong các gia đình của học viên Pháp Luân Công là rất thấp.

Ngay khi bên biện hộ đưa ra những nhân chứng gian trá như Hà Binh (He Ping), chúng ta vẫn cần dùng chính niệm đối đãi. Gia đình nào cũng có mâu thuẫn nào đó, cứ mâu thuẫn gia đình nào cũng quy kết là vi tu luyện Pháp Luân Công gây nên, thì như vậy không công bằng. Trái lại, Sư phụ đã dạy chúng ta là tu luyện Pháp Luân Công thì gặp sự việc phải tự tìm bên trong mình, gặp mâu thuẫn nào cũng hướng nội tìm ở bản thân mình. Đã là phu thê, thì các bên đều cần tôn trọng lẫn nhau, kể cả tín ngưỡng của người kia. Nếu không đạt được tôn trọng tín ngưỡng, tôn trọng nhân quyền, thì cá nhân ấy thực ra đã là bên phạm phải nhân quyền cơ bản rồi.

Chúng ta cùng ôn lại một bài thơ của Sư phụ, bài “Tiếu” trong tập thơ “Hồng Ngâm”:

Tiếu

Ngã tiếu — Chúng sinh giác ngộ
Ngã tiếu — Đại Pháp khai truyền
Ngã tiếu — Độ thuyền khởi hàng
Ngã tiếu — Chúng sinh hữu vọng

Tất cả những ai trong chúng ta từ nay về sau trong quá trình tham dự phiên toà đều hãy dùng chính niệm của chư Thần, lấy phong thái của Giác Giả mà tham dự phiên toà. Toàn thể dùng tâm thái của Thần, dùng chính niệm thuần chính của chúng ta, lấy cử chỉ nét mặt hoà ái, lấy từ bi tận trong tâm khảm của chúng ta để giảng rõ sự thật, vạch trần tà ác, và chứng thực Đại Pháp.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/11/19/60775.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/11/25/42575.html

Dịch và đăng ngày 4-12-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Tạm dịch bài thơ trên:

Cười

Ta cười — Chúng sinh giác ngộ
Ta cười — Đại Pháp bắt đầu được lưu chuyển/truyền
Ta cười — Chuyến thuyền sang ngang đã lên đường
Ta cười — Chúng sinh có hy vọng/có tương lai

Share