Bài của Dong Na, từ Ottawa, Canada

[MINHHUỆ] Qua những lần tiếp xúc với những nhân chứng và bên nguyên đơn trong phiên toà kiện tờ Thời báo Hoa kiều về những bài báo phỉ báng Pháp Luân ông, tôi nhận ra rằng những bài viết đó không những chỉ nhắm vào cá nhân một số người bên nguyên đơn và nhân chứng, mà chúng còn có hậu quả trong phạm vi rộng hơn. Trong bốn năm qua, họ Giang cùng bè đảng đã ra lệnh đàn áp các học viên Pháp Luân Công với những chỉ thị như: “bôi nhọ thanh danh, cắt đứt kinh tế, tiêu diệt thân thể”. Nhưng tại sao họ Giang đặt “bôi nhọ thanh danh” lên hàng đầu.

Lucy Liu
Cô Lucy Zhou (bên trái), một trong những người bên nguyên đơn và nhân chứng.

Những người Do thái sống sót sau đợt diệt chủng của phát xít Đức, đã kể rằng họ thường bị các giấc mơ hãi hùng đánh thức lúc đang ngủ, cơn ác mộng về những gì xảy ra 50 năm về trước. Khác với những vết thương thân xác bề mặt sẽ khỏi sau một thời gian, tổn thương tâm lý đã đeo đẳng họ suốt cuộc đời.

Những bài phỉ báng trên tờ Thời báo Hoa kiều (Les Presses Chinoises) chỉ nhắm vào những con người tin theo chân lý Chân Thiện Nhẫn trong cộng đồng người Hoa tại Canada, hay phạm vi hậu quả còn rộng lớn hơn? Hãy nghe những gì xảy đến với cá nhân họ, những người bên nguyên đơn và nhân chứng.

Dằn vặt giữa lương tri và thu nhập

Alice từng làm việc cho một hãng truyền thông nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc trước khi cô chuyển cư sang Canada. Không lâu sau khi cô học Pháp Luân Công, Trung Quốc phát động chiến dịch dàn áp. Alice nói: “Ngay khi chiến dịch đàn áp bắt đầu, tất cả các cơ quan truyền thông trong ngoài nước đều nhận được chỉ lệnh cấp trên về phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi biết rõ trong tâm mình rằng Pháp Luân Công dạy con người ta trở thành người tốt, và cá nhân tôi cũng có lợi ích khi học Pháp Luân Công. Những thông tin trong chiến dịch không có gì khác hơn là vu khống. Nhưng hàng ngày chúng tôi đều nhận những bài phỉ báng ấy từ lãnh đạo, vì đó là công việc của chúng tôi. Nếu thực hiện theo công việc được giao, thì đó là phản lại lương tri của mình và cũng là nói dối khán giả. Ngày nào tôi cũng bị dằn vặt giữa lương tâm và thu nhập kinh tế. Tôi thường gặp ác mộng mình đang bị một tên sát nhân rượt đổi. Rốt cuộc, thấy rằng không thể bán lương tri, nên tôi đã đệ đơn chuyển công tác sang chương trình khác. Cuối cùng tôi cũng thoát khỏi đất nước đó.

“Khi đến Canada, tôi thấy mình như con chim xổ lồng. Vậy là đã thoát khỏi những ngày căng thẳng, bởi vì Canada tôn trọng nhân quyền tự do tín ngưỡng. Ở đây được tự do học tập Pháp Luân Công.

“Đến khi đọc bài viết trên tờ Thời báo Hoa Kiều, tôi thật sửng sốt và những vết thương lòng năm xưa lại trỗi dậy.”

Mẹ con xa lánh

Một bà người Hoa trên 60 tuổi kể: “Mẹ tôi đã ngoài 90 tuổi, luôn có đức tin vào Phật giáo. Mẹ tôi là người rất hiền lành. Trước khi xảy ra cuộc đàn áp, mỗi khi tôi tập Pháp Luân Công, mẹ vẫn đến ngồi sau tôi và tập thiền. Đôi khi mẹ cũng đọc sách của Sư phụ Lý Hồng Chí và cũng thích. Nhưng rồi cuộc đàn áp bắt đầu. Hàng ngày trên TV chiếu những điều giả dối phỉ báng Pháp Luân Công, và mẹ tôi bắt đầu hiểu sai về Pháp Luân Công và trở nên xa lánh tôi. Tôi là con gái duy nhất trong gia đình, và mẹ tôi vẫn thương tôi từ khi tôi còn bé. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên là mẹ lại tin theo những điều phi lý trên TV như tự thiêu, tự vẫn, v.v. Bây giờ mẹ tôi rất lạnh nhạt với tôi.”

Khách hàng hiểu sai

Mary, một học viên Pháp Luân Công và cũng là một nhân viên tiếp thị bán hàng cho một tờ báo Trung Hoa ở Ottawa. Cô kể với một ký giả: “Có bà bác sỹ nha khoa rất thích tờ báo của chúng tôi và đã dự định đặt mua hàng năm. Nhưng chỉ vài giờ trước khi ký và giấy đặt mua, bà đã đổi ý.

“Sau đó tôi giảm giá cho bà, nhưng bà không hề nghĩ lại. Sau khi gạn hỏi, thì bà nói: ‘Có phải tờ báo của cô có bài viết tốt về Pháp Luân Công hay không? Tôi không muốn gì liên quan đến Pháp Luân Công!’ Vậy lý do là vì tờ báo chúng tôi có đăng bài ủng hộ Pháp Luân Công. Tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy tính từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999.

“Chỉ vì nghe thông tin một chiều, nghe theo chiến dịch vu khống, mà nhiều người trở nên hiểu sai về giá trị đạo đức cơ bản của con người. Ngay ở một quốc gia tây phương như Canada, những vu khống xấu xa kia cũng đến được thông qua tờ Thời báo Hoa kiều.”

Phân biệt đối xử

Một khách hàng ở Ontario, Canada, bị nhân viên an ninh tống ra khỏi cửa hiệu chỉ vì anh ta mặc chiếc áo T-shirt với dòng chữ “Chân Thiện Nhẫn”. Một nhân viên nữ khác cũng bị sa thải chỉ vì cô ta học Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tờ Thời báo Hoa kiều đăng một loạt bài vu khống phỉ báng Pháp Luân Công, bà Huang, trên 70 tuổi, bị tước khỏi hội người Hoa cao tuổi ở Ottawa bởi vì bà học Pháp Luân Công. Bà Huang nói: “Tôi đến Lãnh sự quán để xin chứng thực rằng mình vẫn còn sống -theo thủ tục pháp lý thông thường- nhưng mấy viên chức ở đó đã làm khó dễ đủ điều, thậm chí còn đe doạ cả tôi.”

Ai đứng sau vụ thỉnh cầu của tờ Thời báo Hoa kiều?

Lucy Zhou, một trong những người bên nguyên đơn, đã nói trước toà rằng ngay sau khi tờ Thời báo Hoa kiều đăng những bài vu khống thoá mạ Pháp Luân Công, thì đã có môt đợt vận động thu thập chữ ký phản đối Pháp Luân Công trong cộng đồng người Hoa. Cô nói: “Tại một buổi gặp mặt trong cộng đồng Hoa kiều, tôi thấy người ta để bài thỉnh cầu 12 trang trên bàn, quanh đó có khoảng 20 người đang đọc tờ Thời báo Hoa kiều.”

Cô Lucy đã cố gắng giải thích sự thực cho những người quanh đó. Rồi có tiếng ai đó nói lớn “Học Pháp Luân Công rồi sẽ ly dị…” thế là cô lại tiếp tục giải thích sự thực rằng không hề có chuyện như thế. Một số người hiểu ra. Có người nói nhỏ với cô: “Tôi biết điều cô nói là đúng, nhưng xin cô đừng nói về Pháp Luân Công ở đây, vì những nhân viên Lãnh sự quán Trung Quốc cũng đang có mặt.”

Trẻ em cũng bị ảnh hưởng xấu

Patrick, cháu mới 7 tuổi, con trai của Lucy, trước đây thường tự hào trước mọi người vì bố mẹ em đều học Pháp Luân Công, và thường biểu diễn mấy bài động tác cho các bạn xem. “Nhưng bây giờ cháu không dám nói về Pháp Luân Công trước mặt người khác nữa, ” Lucy kể.

Một hôm Patrick từ trường về nhà và hỏi: “Tại sao có người nói học viên Pháp Luân Công là ngu ngốc và xấu xa hả mẹ?” Lucy hỏi lại là cháu nghe ai nói thế, và cháu trả lời: “Bạn của con nói thế khi nó nhìn thấy bố mặc áo T-shirt Pháp Luân Công.”

Trước toà, Lucy nói: “Đó là cháu phải mất mấy tháng mới lấy đủ cam đảm để kể với tôi như vậy.”

Một trường hợp tương tự xảy đến với một bé gái tầm tuổi như Patrick. Li Sun, một học viên Pháp Luân Công kể: “Tôi đưa con đến trường và mặc chiêc áo T-shirt in chữ Chân Thiện Nhẫn. Một bé gái khi nhìn thấy thế đã lộ rõ vẻ kinh hoàng qua nét mặt.”

Lucy nói trước toà: “Không thể tin nổi rằng họ đầu độc cả đầu óc con trẻ, họ còn reo rắc hận thù cả vào những trái tim thơ dại.”

Dai Gongyu, một học viên Pháp Luân Công nói: “Thực ra nhiều người đã hiểu, trực tiếp hay gián tiếp, rằng Pháp Luân Công đang bị ngược đãi và đàn áp dã man. Nhưng vì chịu ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền gây thù hận của Trung Quốc, nên họ đã làm ngơ trước cuộc đàn áp này. Nhiều người đã không cố tìm hiểu về sự thật những gì đang xảy ra, và do thiếu thông tin, nên đã tin vào những điều vu khống của Trung Quốc. Mặt khác một số người đã hỏi những học viên bị đàn áp để tìm hiểu sự thật. Nhưng một số người lại thuận theo kẻ khủng bố và từ chối hợp tác với các học viên vì họ sợ rằng họ sẽ bị liên luỵ và bị gây khó khăn từ Trung Quốc. Ngay khi lương tri đã thức tỉnh và biết rằng không nên làm hại các học viên như thế, nhưng nhiều người vẫn đứng ngoài cuộc, giữ một khoảng cách xa mặc dù biết rõ rằng những con người vô tội đang bị tra tấn, bị đánh đập thậm chí đến chết.”

25-11-2003

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/11/25/61262.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/12/1/42750.html.

Dịch và đăng ngày 8-12-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share