Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Vũ Hán

[MINH HUỆ 07-06-2014] Một vài ngày trước sau khi đọc bài viết của đồng tu có tựa đề “Kính Sư kính Pháp là điều mà người tu luyện nhất định phải làm được”, tôi đã ngộ ra một số điều. Sư phụ đã từng giảng: “Người ấy được phú cho thiên mệnh với thế gian và thiên thượng, mang nhiều đức mà có Thiện tâm, ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết, đắc Pháp Lý có thể phá mê, tế thế độ nhân mà công đức tự phong phú.”[1]

Đoạn Pháp này không biết tôi đã đọc bao nhiêu lần rồi, nhưng chưa hề nhập tâm, và cũng không thể đối chiếu với bản thân. Đây là sự không nghiêm túc trong tu luyện và không ở trong Pháp. Sau này bản thân tu lên rồi, nhìn lại từng lời nói và cử chỉ của bản thân sẽ cảm thấy không xứng với vị trí đó. Cá nhân tôi cho rằng bản thân mình không coi trọng tiểu tiết, đồng tu của tôi cũng như vậy, hôm nay viết ra chia sẻ để mọi người cùng cố gắng, cùng đề cao.

Có đồng tu kể rằng, trong buổi chia sẻ lần trước, nói đến chuyện khi Sư phụ đang giảng Pháp thì không bao giờ mở chai nước để lấy nước uống. Mà chúng ta là người tu luyện, bất kể học Pháp hay xem băng hình Sư phụ giảng Pháp, bên cạnh đều có cốc nước, tiện tay liền cầm lên uống, hoàn toàn không đạt được kính Sư kính Pháp.

Từ lần đó sau khi nghe đồng tu chia sẻ, nhóm học Pháp chúng tôi không ai khi đang học Pháp hay xem băng hình Sư phụ giảng Pháp mà còn đưa tay ra lấy cốc uống nước. Ít người đi vệ sinh, ít người đi lại xung quanh, học Pháp cũng nhập tâm. Tự bản thân cũng biết có lỗi thì sửa, thế mới xứng là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, quy chính cử chỉ ngôn hành của bản thân, thế mới là người thực sự tu Chân Thiện Nhẫn.

Ngồi vắt chân chữ ngũ, trong văn hóa truyền thống là bất kính với bề trên. Sư phụ ở ngay phía trên chúng ta, xung quanh thân thể chúng ta có không biết bao nhiêu Pháp Luân, nếu làm vậy chúng ta đều là không kính Sư kính Pháp.

Người thường, thậm chí cả trẻ em mới đi học đều thuộc “đệ tử quy” (quy tắc của học trò), mỗi lời nói, cử chỉ của chúng ta đều được họ thấy trong mắt, từ đó đo lường tiêu chuẩn người ta. Chúng ta làm một đệ tử Đại Pháp tu luyện Chân Thiện Nhẫn, tại sao lại không lưu lại cho họ một con đường chân chính vĩnh hằng bất biến, còn không được bằng người thường, còn xứng làm một đệ tử Đại Pháp sao? Cần phải suy xét sâu xa chứ!

Xem TV, dùng máy tính, là người thường đang tiếp thụ lây nhiễm văn hóa đảng, mà trong các đệ tử Đại Pháp chúng ta cũng có người xem TV, dùng máy tính của người thường mà say mê cuốn hút theo những tình tiết câu chuyện, thậm chí đã chiêu mời những thứ bất hảo mà không biết. Có đồng tu khai thiên mục nói một cách đáng tiếc rằng: “Nhìn thấy đồng tu trong lúc học Pháp ngủ gà ngủ gật, đánh rơi sách, lúc phát chính niệm thì tay bị nghiêng, họ phát ra được chính niệm gì đây? Ngay cả thổi tắt một ngọn nến cũng không đủ năng lượng, chính niệm không thể xung phá khỏi căn phòng này, tà ác vỗ tay nói: “Ngủ đi! Ngủ đi!” Họ thật sự đã ngủ mất. Nhìn thấy vậy trong lòng rất khó chịu.”

Nhìn đồng tu mà nghĩ đến mình, khi đi trên đại lộ, tôi không bao giờ muốn đi trên vạch qua đường, vì lý do là mất thời gian, vượt xe, ở đường vượt còn cần phải vẫy tay để xe đang đến dừng lại tránh, coi việc qua đường của bản thân là quan trọng nhất, loại “tự tư” ấy, loại “ngang ngược” ấy có phải là chuyện nhỏ không?

Chỗ nào cũng khạc nhổ, vứt rác, biết rõ như vậy là không văn minh, tôi cũng phải tìm chỗ cạnh gốc cây, trong lúc vắng vẻ mà nhổ, và vứt đồ. Cũng có lúc sơ ý văng tục, chửi bậy, biết là không đúng mà không sửa lại sao? Không sửa có phải là hành vi của người tu luyện không?

Trong lúc đi mua rau thì kén chọn, những cái to và ngon mình đều chọn lấy, những cái nhỏ và xấu thì để lại, đã không tùy kỳ tự nhiên mà mua, sau đó tặng cho người ta đĩa của Đại Pháp bảo người ta làm người tốt. Họ sẽ nghĩ như thế nào, nói như thế nào: “Người học Đại Pháp đều là người tốt sao? Một xu cũng tính toán, những món tốt đều chọn lấy hết, còn lại thì chúng tôi bán cho ai? Các vị không mất thì tôi mất, các vị vẫn là học theo Chân Thiện Nhẫn sao?” Đây có phải là những người bán hàng đó keo kiệt không? Không phải! Là chúng ta đã không thể phóng hạ tâm vị tư của người thường.

Sư phụ dạy chúng ta: “tế thế độ nhân mà công đức tự phong phú”[1]. Khi làm ba việc, người thường đều nhìn từng lời nói, cử chỉ của chúng ta, mà một xu lợi ích đều không buông bỏ, còn bôi nhọ Đại Pháp, cái đó là hành vi của một người tu luyện Đại Pháp sao? Có thể mang cái chủng tâm vị tư vị ngã của bản thân mà lên thiên quốc chăng? Thật xấu hổ.

Sư phụ dạy chúng ta: “Từ tình huống hiện nay thì mọi người thấy rồi, cái gọi là khảo nghiệm tà ác làm ra nhắm vào đệ tử Đại Pháp sẽ rất nhanh kết thúc, mỗi người sắp xếp vị trí nào thì về cơ bản đã xác định rồi, chỉ là hiện nay trong khi viên mãn quả vị thì nỗ lực cứu độ con người thế gian”[2] Lời dạy của Sư phụ vẫn vang vọng bên tai, chúng ta có lý do nào để không tu tốt bản thân chứ? Không tu tốt bản thân làm sao có thể cứu độ thế nhân đây?

Có người từ một cái cực đoan này sang một cái cực đoan, mang đồ hiệu, dùng đồ thượng hạng, nói một cách cao đẹp là: “sợ rằng khi giảng chân tướng mà người thường xem thường thì ảnh hưởng đến hình tượng của đệ tử Đại Pháp.” Đó không phải là hành vi của người tu luyện, đó không phải là nằm trong Pháp. Làm bất cứ việc gì đều cần phải không được quá đà: “Ôm chí lớn không quên tiểu tiết”, đó mới là hành vi của người chân tu.

Sư phụ giảng: “Học Pháp đắc Pháp, Tỉ học tỉ tu, Sự sự đối chiếu, Tố đáo thị tu.”[3] Tôi ngộ ra rằng, chỉ có tín Sư tín Pháp, kính Sư kính Pháp, chính niệm chính hành, trong cử chỉ hành vi đều làm được theo Chân Thiện Nhẫn thì mới có thể quy chính bản thân, như vậy mới có thể viên mãn quy vị.

Nếu có bất kỳ chỗ nào không phù hợp xin các đồng tu từ bi chỉ ra.

Ghi chú:
[1] “Thánh giả”, trong quyển “Tinh tấn yếu chỉ”, tác giả: Sư phụ Lý Hồng Chí.
[2] “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế miền Tây Mỹ quốc 2013”, tác giả: Sư phụ Lý Hồng Chí.
[3] “Thực tu”, tập thơ “Hồng Ngâm”, tác giả: Sư phụ Lý Hồng Chí.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2014/6/7/293046.html
Đăng ngày 15-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share