Bài viết của Đệ tử Đại Pháp tại Hải ngoại

[MINH HUỆ 06-05-2014] Tôi là người gốc Đại lục, mới di rời ra ngoài một thời gian. Gần đây tôi ngộ rằng kính Sư kính Pháp là điều căn bản, có một vài thể ngộ tôi muốn giao lưu cùng các đồng tu, những chỗ chưa đúng, xin từ bi chỉ giúp.

Học Pháp, giao lưu tập thể đều là hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta, là điều vô cùng uy nghiêm và thần thánh. Tôi từng nghe các đồng tu trong nước chia sẻ, mọi người đều rửa tay trước khi đọc sách, phát chính niệm thanh trừ nhân tố can nhiễu đồng hóa với Đại Pháp mới bắt đầu đọc Pháp. Mọi người đều ngồi song bàn, có nhiều đồng tu ngồi song bàn suốt cả quá trình học, giữa chừng cũng không uống nước, không đi vệ sinh; nếu gặp phải ma ngủ can nhiễu, liền tự động đứng lên hoặc quỳ mà đọc Pháp.

Ở hải ngoại mỗi tuần tham gia học Pháp nhóm lớn, nhìn thấy các đồng tu ngồi học Pháp với đủ loại tư thế, trong lòng tôi thấy không thoải mái lắm, thấy rất khó chịu. Chúng ta đều nói dĩ Pháp vi Sư, vậy thì tư thế ngồi của chúng ta không bằng cả những người đọc sách thời xưa, phải chăng cầu an nhàn vô hình chung sẽ khiến chúng ta không làm được kính Sư kính Pháp?

Tôi còn nhớ nhiều năm trước có một đồng tu trong nước chia sẻ, nói rằng vì giấu sách Đại Pháp nên đã mang “Chuyển Pháp Luân” cất ở cái thùng dưới gầm giường. Ngay đêm hôm đó đồng tu ấy mơ thấy thân thể cao lớn của Sư phụ bị đè xuống, lom khom dưới gầm giường. Cô ấy ngay lập tức ngộ ra rằng, bản thân mình không làm được kính Sư kính Pháp, không đặt Pháp đúng vị trí nên có. Còn nhớ thời đầu, có đồng tu trong nước chia sẻ về kinh nghiệm tới Cửu Hoa Sơn hồng Pháp. Chúng tôi gặp được một người tu hành đã đợi họ từ rất lâu, khi chúng tôi đưa cuốn “Chuyển Pháp Luân” cho người tu hành đó, vị đạo cô quỳ trên mặt đất, bàng hoàng không dám động tới sách, dâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên đỉnh đầu và trách hỏi: “Sao các vị lại có thể tùy tiện đối đãi với cuốn thiên thư này như vậy? Các vị có biết đây là vị Đại Phật cao nhường nào không?!”

Nếu thiên mục của các vị có thể nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ, chư vị có dám động vào không? Còn người bái Phật đó, tầng thứ của Phật mà vị ấy tin làm sao có thể sánh được với Sư phụ của chúng ta, mà vị đó còn không dám động tới bức tượng Phật một chút, sao chúng ta lại có thể cầm ấn Pháp ở trong tay?

Lần nọ, các đồng tu đang chia sẻ trên bàn, có một đồng tu đọc một đoạn Pháp của Sư phụ, tôi còn đang cầm đồ ăn. Một đồng tu khác nói: “Đừng ăn nữa, cô ấy đang đọc Pháp.” Lúc đó tôi cảm thấy xấu hổ vì mình đã bất kính với Sư phụ, nhưng tôi rất cảm ơn đồng tu đó đã nhắc nhở mình.

Nhìn thấy những biểu hiện không kính Sư không kính Pháp của các đồng tu, tôi cũng từng chia sẻ với những đồng tu ấy. Lần đầu tiên khi chia sẻ tôi gặp trở ngại, tôi liền nghĩ tự mình kính Sư kính Pháp, tu tốt bản thân mình là được, tôi cũng không quản nữa, đã có Sư phụ quản rồi, nên đẩy qua cho Sư phụ.

Sư phụ không muốn lạc mất bất kỳ một đệ tử nào. Vì trách nhiệm với đồng tu, cũng là để Sư phụ bớt đi đôi phần vất vả, thêm đôi phần an vui, hy vọng những đồng tu cũng tồn tại vấn đề này, hãy nhanh chóng tỉnh ngộ và quy chính. Là đệ tử cần phải làm được kính Sư kính Pháp, mới có thể tu luyện chân chính lên trên, nếu không thì không thể nói đến chuyện tu luyện, tôi đề nghị các đồng tu xem thêm Pháp về phương diện này, đặc biệt là “Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ Quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003”.

Sư phụ nói: “Bất kể thói quen được sự việc gì dưỡng thành đều là sự sinh thành của vật chất.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Theo thể ngộ cá nhân của tôi là, chúng ta đều biết cách loại bỏ sự bất kính với Sư phụ phản ánh ra về tư tưởng. Về hành vi cũng giống vậy, bao gồm cả những quan niệm của chúng ta được hình thành từ hậu thiên, các chủng dục vọng tại các không gian khác đều là sinh mệnh, cũng phải phát chính niệm thanh trừ nó. Về hành vi cần khắc chế nó thêm nữa, không muốn nó, Sư phụ sẽ giúp chúng ta gỡ bỏ nó đi.

Xin các đồng tu chỉ ra chỗ còn thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/5/6/敬师敬法是修炼的根本-291061.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/20/1242.html

Đăng ngày 06-06-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share