Bài của một đệ tử tại Trung Quốc đại lục

[Minh Huệ] Trong một thời gian khá dài tôi lâm vào tình trạng thế này: tôi rất tập trung tinh thần khi đọc các kinh văn mới của Sư phụ cũng như đọc các bài trên Minh Huệ; tuy nhiên khi đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» thì thường xuyên không được thanh tỉnh và nhiều khi cảm thấy như mụ đi và trôi qua nhiều chữ nhiều câu. Tôi đã gia cường ý chí, thanh trừ những ma đang can nhiễu đến việc học Pháp, cũng như áp dụng phương pháp mà bạn đồng tu gợi ý là “đọc thành tiếng”. Nhưng chỉ được một thời gian không lâu, rồi sau đó tôi lại quay về trạng thái tệ hại khi trước. Tôi cảm thấy rất khổ não, không nhận được nội hàm của Pháp, cũng không biết phải đột phá khỏi trạng thái bất chính này như thế nào.

Đến hôm một bạn đồng tu đọc trong «Giảng Pháp tại Pháp hội Florida, Mỹ quốc», có đoạn: “Nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp; như vậy Pháp có thể hiển lộ xuất lai hay không?” Điều đó đã làm tôi thức tỉnh. Tôi cũng nhớ, trong «Giảng Pháp tại Pháp hội vào tiết Nguyên tiêu, 2003» có giảng về “có người đã một chân bước hụt ra ngoài không trung rồi đó”, những học viên bất kính với Sư phụ là phạm sai lầm vô cùng to lớn; lời giảng ấy làm tôi giật mình lo ngại! Làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh này đây. Sư phụ từng dạy: “Thông thường, Sư phụ không giảng Pháp cho cá biệt [một số] chư vị nào đó, bởi vì một khi tôi giảng cá biệt cho một vị nào đó vấn đề của vị ấy, tư tưởng của vị ấy sẽ chịu xung kích rất mạnh, có ảnh hưởng ngược lại đối với vị này; do đó tôi rất ít khi giảng cho cá nhân nào đó. Tuy nhiên khi tôi giảng vấn đề này tại hội trường đây, chư vị không được không nhận ra rằng nó được giảng ra nhắm thẳng vào cá nhân và tập thể chư vị.” («Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002»)

Ở nơi người thường khi nói chuyện với nhau, người ta cũng nhìn vào mặt nhau ít ra cũng là thể hiện sự tôn trọng và giữ lễ. Vậy khi tôi đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân», khi đối diện với Đại Pháp của vũ trụ và với Sư phụ từ bi đã cứu độ mình, thì thử hỏi cần phải ở tâm thái như thế nào đây? Sư phụ đã giảng rất nhiều lần rằng cần phải học Pháp một cách có lý trí, thật thanh tỉnh; Sư phụ cũng từng giảng rằng: “Nếu như chư vị không nghe [điều] tôi nói, thì chư vị còn gọi tôi là Sư phụ làm gì?” («Giảng Pháp tại Pháp hội Úc Châu») Tôi nhận thấy rằng tâm thái khi đọc «Chuyển Pháp Luân» của mình đúng là thể hiện ra sự bất kính đối với Sư phụ! Điều ấy thật sự rất nghiêm trọng! Rất nguy hiểm! Đây là vấn đề rất nghiêm túc! Hiểu như vậy đột nhiên tỉnh ngộ, thân thể nhẹ nhàng thanh thoát, và khi đọc Pháp không hề bị mê mụ như trước nữa, cũng như khi phát chính niệm liền có thể tĩnh lại được.

Trước đây tôi mang theo tâm hữu sở cầu mà bắt chước cách học Pháp của các bạn đồng tu, nhưng lại bỏ qua thực tế là đằng sau phương pháp ấy chính là tu tâm, là hướng vào nội tâm mà tìm. Từ nơi thâm sâu nhất của sinh mệnh phải thật sự kính Sư kính Pháp, nghiêm túc hành xử.

Trên đây chỉ là những điều bản thân tôi giác ngộ vậy thôi, viết ra ngõ hầu chia sẻ cùng các bạn đồng tu. Hiểu biết cá nhân có hạn, hy vọng bạn đồng tu từ bi chỉ ra những chỗ còn thiếu sót.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/4/17/48556.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/4/27/34949.html.

Dịch sang tiếng Việt và đăng ngày 28-4-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share