Viết bởi một đệ tử Ðại Pháp

[Minh Huệ] Thường thường tôi rất buồn khi tôi giảng rõ sự thật cho người khác và họ không chịu hiểu điều tôi nói, và tôi nghĩ là họ sẽ hối hận nếu sau này họ hiểu rõ sự thật.

Sau khi nâng cao tâm tánh của mình qua tu luyện, tôi khám phá ra rằng tôi đã nghĩ sai. Lẽ ra tôi không nên nghĩ là họ sẽ hối hận sau này; tôi phải chúc họ hoàn toàn được như ý. Bất cứ khi nào họ muốn thay đổi, không cần biết những gì họ đã làm trong quá khứ, tôi không nên nghĩ là họ sẽ hối hận. Nếu tôi là một vị thần, tôi cũng phải xoá bỏ tất cả những gì họ đã làm sai trái trong quá khứ. Tôi chỉ nên cho họ sống hạnh phúc khi họ hướng dẫn họ theo pháp của vũ trụ. Tôi chợt hiểu rằng lòng từ bi không có điều kiện.

Thật ra, chúng sanh từ các tầng khác nhau của vũ trụ đều đang ở trong các trạng thái mê mờ khác nhau. Ðiều mà chúng ta có thể làm là giúp cho họ hiểu thật tốt ở tầng của họ. Ðiều quan trọng là họ đừng phá hại Ðại Pháp, chúng ta nên giúp đỡ hết lòng cho họ, mặc dầu có thể họ không biết điều đó.

Ðiều đó cũng giống như những xích mích xảy ra trong số các đệ tử chúng ta bởi vì có những phần mà chúng ta tu luyện được tốt cũng còn đang ở trong trạng thái mê lầm của loài người. Là người tu luyện, nếu chúng ta có thể nhẫn nại một cách vô điều kiện với những chấp trước và lỗi lầm của các đệ tử khác và giúp họ hiểu rõ, đó chính là cái biểu hiện cái tầng cấp của người tu luyện.

Nói thường thì dễ hơn làm, nhưng một khi giác ngộ được điều này, tôi luôn luôn cố gắng theo đúng nó, càng lúc càng thấy mình có thể làm được điều này. Tôi hết sức cố gắng biểu lộ lòng từ bi với các bạn khác, diệt bỏ những nghi ngờ hoặc ý nghĩ xấu về họ. Nếu tôi chỉ nghĩ đến những thiếu sót của họ, tôi liền nghĩ ngay rằng: tại sao những khuyết điểm của anh ấy có thế lay chuyển tâm của tôi được? Tại sao tôi cảm thấy khó chịu? Bằng cách này, từng bước một, những ý nghĩ xấu của tôi càng ít đi dần dần. Thật ra, loài người bị chìm sâu trong vũng bùn, cũng như những phần mà chúng ta chưa được tu luyện tốt. Nếu bạn cảm thấy khó chịu về ai đó đã không tu luyện tốt, và luôn luôn mong muốn chỉ rõ cho họ điều đó, vậy thì bạn hãy nâng cao tầng cấp của bạn ngay lập tức và nâng cao tâm tính của bạn. Nếu không thì bạn cũng sẽ cùng tầng cấp của người đó, và bạn cũng không tinh tấn được chút nào.

Thật khó để vượt qua được thử thách khi nó đến trong số các đệ tử chúng ta. Ðối với tôi, chỉ có cách duy nhất là: phải học Pháp. Tôi củng cố gắng nhắc nhở cho chính mình: điều này không phải là lỗi của người đệ tử đó, điều này không phải là chuyện thường; không cần biết khó khăn đến đâu, không cần biết đau đớn đến đâu, nó chỉ có mục đích là hướng dẫn tôi xem nhẹ nó và xả bỏ những chấp trước thường tình của con người. Không phải nó xảy ra là không có lý do. Thông thường, khi nhìn lại sau khi đã qua được thử thách, tôi khám phá rằng bề mặt của sự việc như là cái vỏ bên ngoài, trong khi đó cái chính là cái chấp trước của con người đứng ở đằng sau. Tất cả những thử thách đều có mục đích là để xả bỏ chấp trước của người thường.

Khi đệ tử Ðại Pháp làm việc, thường thường có nhiều ý kiến xuất hiện: “Ðây là ý đúng” hay “Ðó là điều sai”. Bây giờ tôi chợt hiểu rằng, từ một cấp cao, cái điều “đúng” hay “sai” đều là gây ra bởi cái tâm người thường của các đệ tử. Cái chấp trước vào những việc bình thường về đúng hay sai, hay cái chấp trước về việc giỏi giang hay lanh lẹ chính là những trở ngại cho việc tu luyện, và kết quả là nó gây nên việc “Tôi thì đúng” và “Bạn thì sai”. Ðôi khi, rõ ràng là bạn thì đúng theo suy nghĩ của người thường, nhưng công việc thì chẳng theo đúng chút nào. Lý do, theo tôi nghĩ, là thế lực cũ xem chuyện đúng và sai của nhân loại là không có gì cả. Chúng chỉ quan tâm đến tâm trí của người tu luyện. Không cần biết bạn đúng hay sai, nếu bạn để tâm vào, chúng nó có thể đảo lộn sự việc. Loài người hoàn toàn bị mê mờ. Nếu người tu luyện không cẩn thận, cũng coi chừng, cũng sẽ bị rơi vào cạm bẫy này.

Nhưng những chuyện thế gian không quan trọng như thế lực cũ đã nghĩ. Chúng ta đang làm công tác giảng rõ Pháp. Ðem lại sự cứu độ cho chúng sanh cũng là một điều rất quan trọng cho chúng ta, những đệ tử Ðại Pháp. Trách nhiệm của chúng ta là phải làm tốt việc này. Thật là lý tưởng nếu chúng ta không có thử thách hoặc nghiệp báo. Với một lòng, chúng ta có thể làm được rất nhiều cho công việc giảng rõ Pháp, cứu độ được nhiều chúng sanh. Nhưng trong thực tế, những vấn đề về tâm tánh của mỗi đệ tử chúng ta và sự thiếu sót về điều hành chung trong các đệ tử vẫn thường xảy ra, vì thế đã làm giảm đi sức mạnh của chúng ta rất nhiều. Những chấp trước của các đệ tử cũng như sự quấy nhiễu của thế lực cũ cũng gây nhiều trở ngại cho công việc giảng rõ Pháp của chúng ta. Tôi nghĩ rằng chỉ có sự thông cảm và nhẫn nại chung với nhau mới có thể giải quyết được những vấn đề như thế và làm cho bầu không khí được thoả mái hơn. Thể hiện lòng từ bi và nhẫn nại là phương cách tốt nhất để hàn gắn lại những chỗ hở cho tất cả các đệ tử Ðại Pháp chúng ta.

Tôi cũng muốn chia sẻ một bài học đáng giá trong kinh nghiệm tu luyện của bản thân tôi: Vô tình hay cố ý, hầu hết chúng ta có thể làm tổn hại đến người khác khi chúng ta sống trong xã hội này. Tôi thường thường có một cung cách rất nghiêm khắc và rất bén nhạy trong việc tìm lỗi của người khác. Mặc dầu tôi không để ý đến, tôi đã làm tổn thương rất nhiều người. Có hai lần sau khi tôi bắt đầu tu luyện, những việc tôi làm trong quá khứ đều xuất hiện trở lại trước mắt tôi. Tôi thấy rất rõ những tổn thương mà tôi đã gây cho người khác, và không biết làm sao mà khi đó tôi cảm thấy rất xấu hổ, đau đớn, buồn rầu, thất vọng, giận giữ và chán nản. Những việc tôi đã làm tổn thương cho người khác nay nó trở lại làm tổn thương cho tôi. Bởi vì tôi cũng đang bị mê mờ mà chính mình không hay biết, và đã làm tổn thương cho người khác mà không biết được. Sau khi trải qua điều này, tôi khóc quá chừng mà không biết phải làm sao. Những việc tôi làm tổn thương cho người khác bây giờ không thể lấy lại được. Tôi cảm thấy tôi không đáng sống nữa, mặc dầu khi tôi làm việc đó, tôi còn rất trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Ðó là một kinh nghiệm sâu đậm, nhưng thời gian là liều thuốc mau quên. Những xích mích hay thử thách vẫn xảy ra thường ngày và tôi phải nhắc nhở lấy tôi về kinh nghiệm này và luôn luôn đo lường về cái phần của tôi mà vẫn còn trong thế giới này cho đến cái tầng cấp mà tôi đang giác ngộ. Ðiều này đã giúp tôi hiểu được những xung đột và thử thách.

Thời kỳ Chánh Pháp đang ở giai đoạn cuối cùng. Sẽ có nhiều và rất nhiều việc chúng ta cần phải làm, mà những điều đó yêu cầu chúng ta phải nâng cao tâm tánh của mình cao hơn nữa. Nhưng có vài đệ tử đã không thể xả bỏ được những chấp trước của mình. Chúng ta phải làm sao đây? Chúng ta phải nên nhớ là phải bày tỏ lòng từ bi của mình để hàn gắn lại những kẻ hở đó. Dĩ nhiên, nói thì rất dễ, nhưng nếu chúng ta đặt Pháp lên trên hết, nghĩ ít về chính mình và đặt cái toàn bộ thời kỳ Chánh Pháp của các đệ tử chúng ta lên trên hết, chúng ta có thể làm được.

Sau khi chúng ta vượt qua được sự xung đột và bỏ đi cái tâm người thường, chúng ta thấy rằng việc xả bỏ cái tâm người thường chỉ đạt được không bằng cách “làm” mà bằng cách “tu luyện”. Ðó cũng được biểu hiện việc nâng tầng cấp của chúng ta, trong khi sống trên thế gian này, dường như chúng ta tiếp tục xả bỏ cái tâm người thường và học Pháp. Trong quá khứ khi tôi không qua được thử thách, biết rằng thời kỳ Chánh Pháp không thể đứng lại chờ tôi, tôi trở nên nóng lòng và tức giận, với những nỗi đau trong lòng như dao cắt. Bây giờ, thay vì đứng đó mà than khóc, tiếc nuối, tôi càng gia tăng học Pháp nhiều hơn, và khi tôi nhìn lại, tôi tự hỏi mình tại sao tôi lại giận vào ngày hôm qua? Sự thật thì rất đơn giản.

Tôi không có những cảm giác như vậy trong khi tu luyện trong quá khứ. Có thể là chúng ta càng ngày càng trở nên chín chắn hơn vì hướng đi của thời kỳ Chánh Pháp càng lúc càng nhanh hơn, và khi thử thách đến, chúng ta càng trở nên thanh tĩnh hơn. Mặc dầu chúng ta không thấy được nhiều thay đổi trong không gian này, nhưng sự tiến bộ của chúng ta thật ra rất nhanh và lớn nếu chúng ta nhìn lại mình trong cơn xung đột.

Với những hiểu biết như trên, tôi nghĩ đến hoàn cảnh và những khó khăn của các đệ tử ở hải ngoại của chúng ta. Là một đệ tử, tôi nghĩ là điều trước tiên là làm sao chúng ta có thể giúp được các đệ tử khác. Mặc dầu các đệ tử đó có làm tốt không lại là một chuyện khác. Ðiều suy nghĩ đầu tiên của chúng ta chính là biểu hiện tầng cấp của chúng ta. Lòng đại từ bi là sự biểu hiện tầng cấp của người đã giác ngộ. Là đệ tử Ðại Pháp, chúng ta cần phải quan tâm đến mỗi một phân bộ của một đại toàn bộ. Mặc dầu chúng ta chưa đạt được điều đó, chúng ta phải nhớ rằng thiện tâm và từ bi là vô điều kiện. Ðạt đến viên mãn chính là tùy thuộc vào tầng cấp của chúng ta.

Những điều trên chỉ là sự hiểu biết cá nhân của tôi, vốn có giới hạn. Xin các bạn vui lòng chỉ rõ những thiếu sót.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/3/20/46827.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/4/1/34022.html.

Dịch và đăng từ tiếng Anh ngày 14-5-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share