Bài một bạn tu tại Trung quốc

6 tháng Tám, 2003

[Minh Huệ] Tôi thiết nghĩ gần đây có một số sự việc đã xãy ra nơi vùng chúng tôi ở mà là có liên quan đến vấn đề chúng tôi bị khiếm khuyết trong việc xem mình là cùng một thể, và chúng tôi cần phải học Pháp nhiều hơn để giảm thiểu sự thất thoát.

1. Tôn sùng bạn tu

Có một số bạn tu đã làm rất tốt khi họ còn ở trong trại lao động và họ có thể rời những nơi đó một cách đường đường chính chính. Vì vậy nhiều bạn tu đã tôn sùng những vị này đến độ nghe theo lời của họ mà không đối chiếu chúng với Pháp. Như vậy, rất dễ tự hại mình và hại người. Sư phụ nói, ‘Nếu chư vị muốn làm một người tốt, chư vị có thể lấy những người anh hùng và công dân gương mẫu làm gương. Đó là những gương anh hùng và công dân tốt trong xã hội người thường. Nhưng nếu chư vị muốn làm một người tu luyện, thì sự tu luyện của chư vị hoàn toàn là dựa trên trí óc của chư vị, và sự hiểu biết của chư vị hoàn toàn dựa nơi chính chư vị, không có gương mẫu. May thay, Đại Pháp nay đã được chúng tôi phổ truyền trong công chúng, trong khi trước kia, cho dù chư vị có muốn đi tu luyện, thì cũng không có ai để chỉ dạy cho chư vị. Vậy, thể theo Đại Pháp, từ nay chư vị có thể làm tốt hơn một chút. Chư vị có thể tu luyện được hay không? Chư vị có thể thực hành được hay không? Và đến cấp bưc nào chư vi có thể đạt được ? Tất cả những điều này đều tùy nơi chính chư vị.’ (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ tư, Chuyển hóa nghiệp lực)

2. Nhiều bạn tu có cái tinh thần chờ đợi và nương dựa nơi người khác

Sư phụ nói, ‘Vậy trong lúc chư vị đi minh lý sự thật, thì đừng chờ đợi, đừng dựa nương nơi người khác, và cũng đừng chỉ hy vọng có sự thay đổi từ nơi những yếu tố ngoại lai. Mỗi người trong chúng ta là đang sáng tạo lịch sử cho tương lại, đó là vì sao mọi người không những chỉ tham gia những hoạt động tập thể, mà còn phải tự động tìm kiếm những sự việc để mà làm. Khi một điều gì là tốt cho Đại Pháp, chư vị cần phải tự lập đi làm nó, tự lập làm nó. Mỗi người mà chư vị gặp phải trong xã hội là một người mà chư vị cần minh lý sự thật, và trong sự minh lý sự thật đó là biểu lộ lòng từ bi và sự cứu độ thế nhân của đệ tử Đại Pháp. Tôi hy vọng rằng mỗi đệ tử Đại Pháp sẽ hoan toàn tự lập, và hoàn toàn đóng vai trò của mình là một đệ tử Đại Pháp’. (Tinh tấn yếu chỉ II, bài Gởi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu).

3. Biết nhìn nhận là cùng một thể

Đệ tử Đại Pháp làm thành một thể, không phải là phải ngồi gần bên nhau như trước 20/7/1999. Một thể của đệ tử Đại Pháp là lập thành bằng trái tim chúng ta hòa tan cùng nhau, tư tưởng đồng lúc, và bằng cách làm việc như một thể. Đó không phải là sự gắn liền nhau ở bề mặt. Sự thiếu nhìn nhận như một thể sẽ mang đến như sau:

Suy tưởng từ phương diện cá nhân mà không nghĩ sự ảnh hưởng đến những bạn tu khác. Sư phụ nói, ‘Tôi cũng muốn nói với chư vị bản chất của chư vị trong quá khứ thật sự dựa trên cá nhân và ích kỷ. Kể từ nay, bất cứ điều gì chư vị làm, chư vị phải nghỉ đến người khác trước, ngõ hầu đạt được cái ngộ chân chính của vô kỷ và vị tha. Vậy kể từ nay, bất kể chư vị làm điều gì hoặc nói điều gì, chư vị cũng phải nghỉ đến người khác trước — hoặc cả đến những thế hệ trong tương lai — cùng với sự cố định vĩnh viễn của Đại Pháp’. (Tinh tấn yếu chỉ, bài Vô lậu trong Phật tánh).

  1. Đo lường bạn tu bằng quan điểm cá nhân, và vô hình trung đi tâng bốc họ. Kỳ thật, mỗi chúng ta là một phân tử của một thể. Cho dù bao nhiêu công tác Đại Pháp mỗi chúng ta đã làm, chúng ta đều là thành phần của sự Chính Pháp. Nếu anh A không làm điều này, thì anh B cũng sẽ làm nó. Nếu anh B không thể làm nó, thì anh C sẽ làm nó. Vì tất cả đều là tạo bỡi thiên tượng và Chính Pháp phải thành công.
  2. Có người lại nghỉ, những bạn tu đang bị khủng bố là vì họ có khuyết điểm. Dĩ nhiên, người bạn tu đang bị khủng bố phải tự tìm xem những khuyết điểm của mình trong sự tu luyện và từ bỏ sự khủng bố này trong khi họ đi chứng thực Pháp. Sự khủng bố hướng về họ là đang làm hại cho việc Chính Pháp và chúng ta không được thừa nhận nó, phải hoàn toàn chối bỏ nó. Đồng thời các bạn tu khác cũng phải nghỉ cặn kẻ vì sao những sự việc đó lại xảy ra quanh họ. Vì sao tôi lại phải thấy nó? Vì sao tôi lại phải nghe nó? Sư phụ nói, ‘Tôi thường đã nói, khi hai người có sự va chạm với nhau, mỗi người phải tự xét mình. Không những chỉ hai người đó phải tự xét mình, mà người thứ ba mà thinh lình chứng kiến sự việc cũng phải tự xét mình. Và như vậy chư vị mới có sự thăng tiến chân chính và nhanh chóng.’ (Pháp luân Phật Pháp Pháp giảng tại đại hội Singapore). Sư phụ cũng có nói trong ‘Tinh tấn yếu chỉ, bài Cuộc đàm thoại với Thời gian’, ‘Sư phụ: Cũng có những người như vậy trong những đệ tử tu lâu. Và bằng cớ hiển nhiên nhất của điều nay là họ luôn so sánh mình với những người thường và với chính quá khứ của họ, nhưng họ lại không chịu tự xét theo những đòi hỏi của Pháp ở những tầng khác nhau. Thần: Những vấn đề này đã trở thành rất nghiêm trọng, Nó khả dỉ còn tạm được nếu họ có thể nhìn thấy được bên trong họ những gì mà họ nhìn thấy nơi người khác. Sư phụ: Đã đến lúc họ phải trở nên sáng suốt, như vậy quang cảnh của họ sẽ mới có thể trở thành một quang cảnh để tu luyện, và như vậy họ sẽ mới có thể trở thành những vị thần trời thật sự.
  3. Trong tiềm thức, chúng ta chia công tác Đại Pháp thành cấp bực, công tác nơi trung tâm tài liệu là công tác thần thánh nhất trong Chính Pháp. Sự thật tất cả những việc làm để tạo ra những tài liệu Đại Pháp, như là in xuống từ mạn lưới, in ra, phân phối, giải thích, góp lại, tất cả đều là những việc làm rất quan trọng và không thể thiếu. Chúng ta đều đang làm một bộ phận vô cùng quan trọng của Chính Pháp.

Nếu một thể mà có vấn đề, đó có nghĩa là mỗi cá nhân là có vấn đề. Các bạn tu được an bày mà phải chia sẻ nhiều trách nhiệm hơn là vì họ có nhiều ảnh hưởng hơn. Mỗi bạn tu phải khởi sự từ chính mình. Nếu mỗi chúng ta đều làm tốt, thì toàn thể sẽ được tốt. Chúng ta phải lưu ý nhũng câu hỏi sau đây trong bài viết của một bạn tu, ‘Sự thăng tiến cá nhân của chúng ta là căn bản để làm tốt mọi điều mà chúng ta làm’ (https://en.minghui.org/html/articles/2003/7/14/38106.htmlhttps://en.minghui.org/html/articles/2003/7/18/38240.html).

Vài hiện tượng được nêu ra trong bài viết là những biểu hiện của tư tưởng tiềm thức của người bạn tu, chúng không nhất thiết là đúng. Những lý do căn bản thường là cái tâm lý hiển thị, tật đố, và tâm tìm cầu. Khi cẩn thận xem xét lấy mình, thì sau lưng tất cả những yếu tố bề mặt đó, gần như luôn luôn là tạo bỡi tâm tật đố. Sư phụ nói: ‘Tánh tật đố là rất nghiêm trọng, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công viên mãn hay không. Nếu tánh tật đố không trừ diệt đươc, thì mọi điều khác tu luyện được đều trở thành mỏng manh… Hôm nay tôi xin nói với các người tu: Chư vị không thể làm ngơ trước vấn đề của chư vị. Mục đích của chư vị là tu luyện để đi lên cao tầng, như vậy chư vị cần phải buông bỏ tánh tật đố. Đó là vì sao tôi phải chỉ điểm nó ra.’ (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ 7, Tâm tật đố). Sư phụ nói trong Tinh tấn yếu chỉ, bài Cảnh giới:

‘Người xấu sanh ra từ tâm tật đố
Từ cái tâm ích kỷ và hận thù họ than trách về sự bất công đối với họ,
Người thiện luôn có cái tâm từ bi.
Tâm họ không có sự bất mãn và hận thù, họ xem các điều trắc trở như là niềm vui,
Người giác ngộ không có một chút chấp trước,
Họ thanh tĩnh quan sát người thế gian bị lầm lạc trong vọng tưởng.’

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/8/6/55228.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/8/19/39269.html.

Dịch ngày 31-8-2003; đăng ngày 2-9-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share