Viết bởi một đệ tử Ðại Pháp

[Minh Huệ]

Ý niệm Mong tìm Lợi Ích

Một người, sau một thời gian dài học Pháp, những ý niệm về mong tìm lợi ích trong tu luyện không thể xảy ra. Không cần biết ý niệm đó là tìm lợi ích trong cuộc sống hằng ngày hay trong tu luyện, những ý niệm đó xuất hiện là vì nhựng tham muốn cá nhân.

Nếu bạn biết được như vậy khi bạn học Pháp, là những lợi ích mà bạn đang mong tìm sẽ không bao giờ có được, chỉ có một điều duy nhất mà bạn có là bạn sẽ trở thành một người tốt hơn, nhưng trước hết bạn phải nỗ lực nhiều hơn, bạn sẽ tiếp tục tu luyện không? Tu luyện Ðại Pháp không phải là để mong tìm ích lợi; mà để chúng ta luôn luôn giữ vững chính niệm và phản bổn quy chân trở về nguồn cội của mình. Tu luyện mà hy vọng rằng trong tương lai mình sẽ được nhiều ích lợi thì đó không phải là một ý niệm trong sạch, cũng như không bao giờ có vấn đề là trao đổi cái này để được cái khác trong tu luyện. Tu luyện chính là làm thức tỉnh những căn cơ tốt lành trong mỗi chúng ta, và chúng ta tu luyện để thật sự trở thành một người tốt hơn ý thức được trung chánh hơn.

Có đúng là tu luyện không?

Có một số người nghĩ rằng họ đang tu luyện Phật-gia, nhưng tu luyện theo Phật-gia là cái gì? Sư phụ Lý đã dạy chúng ta trong “Luận Ngữ” của Chuyển Pháp Luân, “Ðể thật sự khám phá và hiểu biết lãnh vực này, loài người chúng ta cần phải thay đổi một cách căn bản cách suy nghĩ của mình”. Chúng ta đã thay đổi những quan niệm cũ của mình chưa? Chúng ta đã thật sự hiểu về Phật-gia chưa? Nếu chúng ta không thực sự thay đổi những quan niệm cũ của chúng ta, chúng ta chỉ ôm giữ lấy những hiểu biết nông cạn của mình, vì Phật-gia thì vô hạn. Nhưng dù bất cứ trường hợp nào, chúng ta cần phải tiếp tục tu luyện chuyên cần hơn.

Cũng có một số người nghĩ rằng tu luyện như là điều làm cho mình được an tâm. Phật đà cứu độ chúng sinh thay vì ban bố điều tốt lành và bảo hộ họ. Nếu chúng ta không thể làm đúng theo những yêu cầu trên, như vậy có được không? Sư phụ đã nói trong bài “Tu Thật sự” trong tập thơ Hồng Ngâm:

Học Pháp được Pháp,
So sánh việc học việc tu với nhau;
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu,
Làm đến thế tức là tu.

Chúng ta phải đạt được điều đó để thành công trên bước đường tu luyện. Nếu chúng ta biết mọi việc nằm trong Pháp, tuy nhiên ở trong giây phút gay cấn, ngặt ngèo, chúng ta không là đúng như những yêu cầu của Pháp, thay vào đó, chúng ta dựa vào những lý do khác, thói tật cũ, những cảm nhận và quy ước thế gian…v.v… thì đây không phải là tu luyện. Ðó không phải là sự tu luyện thật sự. Ðó chính là chỉ nghiên cứu, học hỏi những chân lý và miệng nói một điều, nhưng làm một nẻo!

Những điều ở trên chỉ là sự hiểu biết của tôi. Làm ơn giúp cho tôi những chỗ còn sai sót.

* * * * *

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/12/6/29364.html;
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/11/30/40196.html.

Dịch và đăng ngày 23-1-2003 từ bản tiếng Anh; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share