Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-07-2022]

Tên: Diêm Kim Hà (闫金霞)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 59
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Ngày mất: Ngày 17 tháng 1 năm 2022
Ngày bắt giữ gần nhất: Ngày 22 tháng 9 năm 2020
Nơi giam giữ gần nhất: Trại tam giam Số 2 thành phố Cáp Nhĩ Tân

Bà Diêm Kim Hà ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang bị ung thư tử cung trong khi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi ra tù, tình trạng sức khỏe của bà vẫn tiếp tục xấu đi. Cuối cùng, bà đã qua đời vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, ở tuổi 59.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 22 tháng 9 năm 2020, bà Diêm bị bắt trong chiến dịch sách nhiễu “Xóa sổ” của chính quyền cộng sản diễn ra trên khắp Trung Quốc vào năm 2020. Tất cả học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen của chính phủ đều bị nhắm đến và bị yêu cầu từ bỏ đức tin của mình.

Trong một chiến dịch do phó bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Hắc Long Giang Hác Vĩ Phu chỉ đạo, công an Cáp Nhĩ Tân đã bắt giữ hơn 20 học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách vào ngày 22 tháng 9, trong đó bà Diêm bị cảnh sát của Đồn Công an Bưu Chính bắt giữ.

Ban đầu, bà Diêm bị giam trong trại tạm giam Số 4 thành phố Cáp Nhĩ Tân. Bởi từ chối học thuộc nội quy trại giam hoặc viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, bà đã chuyển bà tới trại tạm giam Số 2 thành phố Cáp Nhĩ Tân. Lính canh ở đây cưỡng chế bà ngồi trên một ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ đồng hồ và để bà phơi mình trong nhiệt độ thấp, khiến bà chảy máu âm đạo quá mức. Lính canh đã không cho bà điều trị y tế cho đến khi gia đình trả tiền trước cho họ. Mặc dù, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối, nhưng lính canh vẫn từ chối trả tự do cho bà và tiếp tục gây sức ép bắt bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Bất chấp tình trạng sức khỏe yếu, bà Diêm vẫn phải bị xét xử ở trong trại tạm giam và bị kết án 6 tháng tù. Bà được trả tự do sau khi hoàn thành án tù.

Tình trạng của bà Diêm tiếp tục xấu đi sau khi bà về nhà. Mặc dù gia đình đã đưa bà tới bệnh viện, nhưng bác sỹ nói rằng việc cứu chữa bà đã nằm ngoài khả năng của họ. Chưa đầy 1 năm sau, bà đã qua đời vào ngày 17 tháng 1 năm 2022.

Bức hại trong quá khứ của bà Diêm

Bà Diêm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1996 và bà tin rằng pháp môn đã giúp chữa khỏi bệnh viêm mũi, loét dạ dày và huyết áp thấp của bà. Bà có một con trai và một con gái. Bà cùng chồng làm việc chăm chỉ để nuôi lớn các con và để họ có thể đỗ vào đại học.

Cuộc sống bình yên của gia đình đã bị đảo lộn khi chính quyền cộng sản phát động cuộc bức hại vào năm 1999. Bởi kiên định đức tin, bà Diêm luôn không ngừng bị chính quyền sách nhiễu.

Ngày 1 tháng 2 năm 2000, bí thư Đảng địa phương Đỗ Chiêm Thần cùng tài xế của ông ta là Tôn Kim Cửu đã bắt bà Diêm tới đồn công an khi bà đang trở về nhà sau khi mua tạp hóa, và yêu cầu bà ký vào tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Họ đe dọa sẽ đưa bà tới trung tâm tẩy não nếu bà không tuân thủ.

Cuối tháng 6 năm 2001, các nhà chức trách đã giam giữ bà Diêm cùng các học viên khác tại ủy ban thôn để ngăn cản họ tới Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 7 (kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc) để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Chồng bà dù không tu luyện Pháp Luân Công cũng phải đối mặt với sức ép to lớn của cuộc bức hại.

Ngày 14 tháng 11 năm 2012, trong khi đang trên đường tới bệnh viện để thăm một người họ hàng, bà Diêm đã tặng đĩa DVD có thông tin Pháp Luân Công. Bà đã tặng một chiếc đĩa cho Trương Tự Dân, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Nam Cương. Trương đã giữ bà lại và gọi thêm cảnh sát tới để bắt giữ bà.

Cuối cùng, đồn công an đã chuyển vụ án của bà Diêm cho Đội An ninh Nội địa, cơ quan này đã giao vụ án lại cho viên cảnh sát họ Trương, người tham gia bắt giữ bà. Gia đình bà Diêm đã chi ra 7.000 nhân dân tệ và tận dụng các mối quan hệ của họ để bà sớm được thả, nhưng vô ích.

Ở trong trại tạm giam, bà Diêm bị tước quyền thăm thân vì từ chối mặc đồng phục tù nhân. Tám ngày sau, Đội An ninh Nội địa đã ra quyết định phạt bà lao động cưỡng bức mà không thông qua quá trình tố tụng.

2005-6-28-masanjia-kxysh10--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Trong Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến, lính canh đã dùng dùi cui điện để sốc điện vào tay, tai và lưng của bà Diêm vì bà từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Họ còn tát vào mặt bà, đá bà và ép bà ngồi trên ghế đẩu nhỏ mà không được cử động.

Ngày 29 tháng 11 năm 2012, bà bị chuyển tới tới khu giam giữ số 2 mà và bị cưỡng bức lao động không công.

2011-4-4-kuxing-06--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ mà không được cử động

Tương tự như Gulag của Liên Xô, các trại lao động cưỡng bức Trung Quốc cũng được sử dụng để giam giữ những nhân sĩ trí thức và những người bất đồng chính kiến. Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, chính phủ đã cải tạo và mở rộng các trại lao động cưỡng bức để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến trước kia còn được biết đến dưới tên gọi Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia, nơi khét tiếng và bị cộng đồng quốc tế lên án vì bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công. Mặc dù chính quyền đã đổi tên gọi của nó, nhưng trại này vẫn tiếp tục thực hiện “nhiệm vụ” bức hại các học viên của nó.

Ở trong trại lao động, thông thường hai tù nhân sẽ được chỉ định để giám sát một học viên. Học viên bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần trong thời gian dài và bị cưỡng bức lao động không công như sản xuất đũa, bện ghế, bện thảm ô tô, và xâu chuỗi hạt. Lính canh thường yêu cầu họ phải học thuộc nội duy trại lao động và viết báo cáo tư tưởng việc tẩy não đạt hiệu quả cao. Số lượng học viên bị cưỡng chế từ bỏ đức tin có ảnh hưởng quyết định đến việc đánh giá hiệu suất và khen thưởng hàng năm của mỗi phòng ban.

Học viên bị đánh đập, lăng mạ, sốc điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ, buộc phải đứng hay ngồi trong nhiều giờ đồng hồ, bị dội nước lạnh vào mùa đông, không được tắm rửa và từ chối sử dụng nhà vệ sinh.Mặc dù hệ thống trại lao động đã bị bãi bỏ vào tháng 7 năm 2013 dưới sự giám sát của quốc tế và bà Diêm đã được trả tự do, nhưng sự bức hại vẫn tiếp diễn, và cuối cùng nó đã cướp đi sinh mạng của bà.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/12/446112.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/13/202235.html

Đăng ngày 01-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share