[Minh Huệ] Trong nhiều ngày vừa qua, tôi nhận thấy có một số các bạn tu chạy theo những tin tức từ Xứ Băng Đảo với sự mừng vui hoặc buồn lo theo đó. Có người gọi mọi người tập trung tinh thần để chỉ phát chính niệm và đừng để bị xao lãng bởi những việc làm khác; có người lo rằng chúng ta không thể đạt được cái gọi là bề sâu rộng của sự làm sáng tỏ sự thật trong quá trình Chính Pháp không ngừng thay đổi. Vì vậy, tôi không tránh được thiết nghĩ người ngày nay thường chấp trước vào nếp sống bận rộn của họ. Họ rất dễ bị kềm chế bởi những hoạt động của họ và tập trung vào một việc và bỏ lững những việc khác. Họ không hành động như cách chư Thần đã an bày cho họ lúc nguyên thủy hoặc làm những gì họ cần phải làm một cách tự tại. Trong nếp sống đó, con người dần dần trở thành quá quen thuộc với lối nghĩ một chiều. Điều này ngược lại khiến cho tư tưởng, hành động và đời sống hằng ngày của họ thiếu mất sự viên dung hài hoà. Lối suy nghĩ này cũng ảnh hưởng đến những người tu, vì người tu tất cả đều còn có những quan niệm con người mà họ chưa được dứt bỏ được.

Ví dụ, chúng ta tất cả đều biết rằng hiện nay chúng ta cần làm tốt những việc: học Pháp, làm sáng tỏ sự thật và phát chính niệm. Nhưng chúng ta thường cảm thấy chúng ta cần chú trọng tâm vào một trong ba hơn, như vậy hai việc kia bị bỏ rớt lại sau hoặc không được thi hành gì cả. Sự thật, Đại Pháp là viên dung khắp cả. Chỉ khi chúng ta học Pháp tốt thì chúng ta mới có thể làm sáng tỏ sự thật tốt và phát chính niệm một cách thuần tịnh và kiên định. Làm sáng tỏ sự thật có thể giải quyết những va chạm và chống đối mà chúng ta gặp phải trong Chính Pháp. Như vậy, chúng ta phải ý thức sự quan trọng và cấp thiết của sự học Pháp. Phát chính niệm cũng giúp chúng ta làm sáng tỏ sự thật tốt hơn và đòi hỏi sự học Pháp thường nhật và sự tu luyện làm căn bản. Đồng thời, học Pháp, làm sáng tỏ sự thật và phát chính niệm tất cả đều được dùng cho Chính Pháp và giúp chúng sanh đặt vị trí đúng đắn cho họ trong thời điểm này. Như vậy, ba điều quan trọng cần làm đó là bổ túc cho nhau và không nên tách ra riêng. Nếu không, chúng ta sẽ cảm thấy bị đuối sức và chỉ làm có một mà để rớt lại hai việc kia.

Trong chuyến đi Đông Âu, các bạn tu ngoại quốc đã biểu lộ một ý thức cao hơn kỳ trước (holistic consciousness). Chúng tôi phát chính niệm mạnh và làm sáng tỏ sự thật trực diện nơi các thành phố thị trấn mà chúng tôi đi ngang qua; kết quả Chính Pháp rất tốt. Dồng thời, chúng tôi cũng phát hiện được nhiều thiếu sót của mình. Nhất là tình hình sôi động tại xứ Băng Đảo đã làm chúng tôi ý thức được rằng bề sâu rộng của việc làm sáng tỏ sự thật trong quá khứ là còn quá thiếu sót và một số những lời nói hành động của chúng ta là còn quá cách biệt đối với đòi hỏi của Chân Thiện Nhẫn. Nhiều nhà chức trách trong chính phủ Tây phương và nhân dân trong xã hội họ không có được một sự hiểu biết đầy đủ về Pháp luân Công để có thể phân biệt một cách ý thức và chống lại với tà ác. Chúng ta cũng hiểu rằng những quan niệm con người của chúng ta còn bị trộn lẫn trong những kỳ phát chính niệm. Tất cả đều phát xuất từ sự thiếu kém của chúng ta trong việc học Pháp. Theo kinh nghiệm tôi khi tôi học Pháp tốt, tôi rất sáng suốt và làm việc có hiệu quả trong mọi điều. Hành trình tu luyện và Chính Pháp là hết sức chính và tự nhiên. Nó không chèn ép lên những việc cũng cần làm khác. Tôi làm những gì tôi cần phải làm. Tôi cảm thấy tự do thỏa mái, thể nghiệm được niềm vui của sự tu luyện và sự chân chất của một người tu. Tuy nhiên khi tôi không học Pháp tốt, tình trạng trở nên rất khác biệt. Không giống như một người tu, tôi là một con người thường mà bị mệt mỏi bởi sự chèn ép từ bên ngoài và những tin tức, và thiếu mất sự vững mạnh và đức tin, hoặc thích phán xét một cách chủ quan.

Trong tương lai, chúng ta sẽ còn rất bận rộn trong Chính Pháp và vẫn còn phải đối diện với nhiều sinh mệnh đang chờ đợi được cứu độ. Làm sao chúng ta làm được tốt hơn? Sư phụ nói trong Luận ngữ, “Phật Pháp là tinh thâm nhất, nó là điều huyền bí hơn cả trong hết thảy học thuyết trên thế giới, là khoa học siêu thường. Muốn khai mở lỉnh vực này, trước nhất phải thay đổi tận gốc quan niệm người thường; nếu không chân tướng của vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung hiểu biết ngu muội của mình.” Chỉ khi một người tu hoàn toàn ra khỏi nề nếp suy tư của mình mà họ mói có thể tránh cái hiện tượng lo một và bỏ mọi thứ khác, đạt được thế giới của “Nạn trung bất loạn” (Hồng Ngâm), không bị kềm chế bởi một hình thức vật chất nào ở bên ngoài, và làm mọi việc cần làm một cách bất động.

Đó là những điều mà gần đây tôi ý thức được trong chuyến đi Đông Âu. Tôi viết ra những tư tưởng đó với niềm hy vọng chúng có thể giúp được cho những bạn tu khác.

* * * * *

Chú thích:

Bản tiếng Hán: https://minghui.cc/mh/articles/2002/6/16/31895p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/6/20/23302p.html

Đại Pháp viên dung quán thông: Đại Pháp viên dung thông suốt khắp cả.
Nạn trung bất loạn: trong nạn mà không loạn; tên một bài trong tập thơ «Hồng Ngâm».

Dịch từ Anh sang Việt ngày 11-7-2002; có thể được chỉnh sửa trong tương lai.

Share