Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-09-2011] Sư phụ giảng trong “Luận ngữ”:

Phật Pháp tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên.” (Chuyển Pháp Luân)

Trên con đường tu luyện của mình, tôi nhận thấy mặc dù khi tôi biết các nguyên lý của Đại Pháp là chân chính và tốt, tôi vẫn thấy bản thân mình còn cố chấp bám giữ vào các quan điểm hậu thiên đã được dưỡng thành trong quá trình lâu dài hàng nghìn năm sống trong thế giới con người. Phản ứng đầu tiên của tôi trong một vài tình huống vẫn thường dựa trên những suy nghĩ của con người.

Ví dụ, khi các đồng tu chia sẻ về hiện tượng đau đầu, ho và lạnh, tôi thấy bản thân mình lập tức nghĩ rằng họ đã bị cảm cúm. Tôi biết ở một tầng thứ nào đó, nó không còn là bệnh của người thường nữa. Nhưng nhất thời, tôi vẫn suy nghĩ rằng những triệu chứng đó là do mắc cảm, vì đó là cách thông thường mà mọi người vẫn nghĩ tới. Thông qua học Pháp, chúng ta đều hiểu rằng, nghiệp lực là nguyên nhân thật sự của bất kỳ sự khó chịu nào. Nhưng làm cách nào mà bị cảm cúm lại gây ra thêm nghiệp lực? Rất nhiều suy nghĩ đã trở thành thói quen của chúng ta trong khi sống trong xã hội này, và những suy nghĩ đó là trái ngược với các nguyên lý của Pháp. Chúng ta nên làm theo những điều Pháp dạy.

Khi hướng nội trong tu luyện, chúng ta có thể tìm ra thêm nhiều ví dụ về việc chúng ta nhìn nhận sự việc với tư tưởng của con người. Khi các đồng tu buồn ngủ và rủ tay xuống trong khi phát chính niệm, chúng ta có thể nghĩ rằng họ mệt là do ngủ nghỉ thiếu. Họ thậm chí cũng nghĩ rằng họ buồn ngủ trong lúc học Pháp là do thiếu ngủ. Người thường có cách nghĩ như vậy cũng là một điều tự nhiên. Nhưng tu luyện Đại Pháp là siêu thường, và các học viên nên đo lường mọi thứ dựa trên Pháp. Trên thực tế, miễn là chúng ta học Pháp một cách chuyên tâm, chúng ta sẽ không thấy buồn ngủ bất kể là chúng ta đã ngủ đủ hay chưa. Nếu chúng ta nhận ra rằng phát chính niệm không chỉ là cuộc chiến thật sự giữa thiện và ác, mà còn là cơ hội để tiêu diệt tà ác, và là một vinh dự đặc biệt mà chỉ có các đệ tử Đại Pháp trong thời chính Pháp mới có được, khi đó tay chúng ta sẽ không thể rủ xuống ngay cả khi chúng ta có cảm thấy hơi buồn ngủ.

Tôi nhớ mình từng cảm thấy vô cùng yếu đuối sau khi được thả về nhà từ trại giam cưỡng bức. Gia đình tôi cũng là những học viên Pháp Luân Công, họ nói “Con đã bị giam giữ quá lâu. Trong thời gian đó, con không ăn rau và hoa quả nên con không có đủ chất dinh dưỡng. Bây giờ con cần phải bồi bổ nhiều vào.” Ban đầu, tôi không nghĩ sâu về điều đó. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi cần phải ăn nhiều để bù đắp lại cho những gì đã bị tiêu hao trong những ngày ở trại giam. Nhưng sức khỏe của tôi vẫn càng ngày càng giảm sút. Tôi nhận ra rằng tôi không thoải mái chủ yếu là do nghiệp lực hoặc can nhiễu. Làm thế nào mà chất dinh dưỡng của người thường có thể loại trừ được nghiệp lực hay các can nhiễu cưỡng chế lên chúng ta? Sư phụ đã giảng,

“Chỉ một chút đề cao cảnh giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng,

“Điều này có quan hệ trực tiếp đến những tâm của bản thân chúng ta; nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.” (Chuyển Pháp Luân)

Cảnh giới tư tưởng của tôi còn ở cảnh giới của một người thường, nên sức khỏe của tôi cũng phải giống như một người thường. Làm sao các chất dinh dưỡng của người thường có thể giúp chúng ta tăng công? Trong quá khứ xa xưa, khi Mật Lặc Nhật Ba Phật (người sáng lập ra Bạch giáo của Phật giáo Tây Tạng, theo bài “Phật Pháp và Phật Giáo” trong Tinh tấn yếu chỉ) tu luyện, ông chỉ ăn mười cân lương thực trong suốt một năm, nhưng công của ông cũng không bị ngăn trở.

Sư phụ giảng,

“Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể.” (“Cũng một đôi lời”, Tinh tấn yếu chỉ II)

Mặc dù vậy, bởi tôi đã để suy nghĩ của mình bị ảnh hưởng bởi những quan niệm như “thấy mới tin,” tôi đã băn khoăn về sức mạnh của chính niệm. Tôi sử dụng nhân tâm để lý giải hiệu quả của việc phát chính niệm, và kết quả là đôi lúc tôi bị phân tâm bởi những huyễn tưởng trong khi phát chính niệm. Tư tưởng của con người được hình thành từ những kinh nghiệm trong thế giới con người, và là cản trở cho sự tiến bộ trên con đường tu luyện của chúng ta. Chỉ khi chúng ta sử dụng Đại Pháp để đo lường mọi thứ, chúng ta mới có thể theo kịp tiến trình chính Pháp và làm tốt hơn trong việc cứu độ chúng sinh.

Trên đây là những hiểu biết còn hạn chế của tôi. Hy vọng các đồng tu có thể chỉ ra những điểm còn thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/8/交流–改变人的观念-用正理修自己-245075.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/5/127857.html
Đăng ngày 11-9-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share