Bài của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 04-08-2011] Tại phần mở đầu của “Luận Ngữ”, Sư Phụ nói về một điểm tu luyện chủ yếu, rằng “Cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường“. Vấn đề này là rất quan trọng và rất nghiêm túc trong tu luyện của chúng ta. Tuy nhiên, những gì chúng ta thường thấy trong khi chứng thực Pháp hàng ngày hay tu luyện là chúng ta phản ứng với mọi việc một cách “tự nhiên”, có nghĩa là, theo một thói quen hoặc một số quan niệm người thường. Thông thường những người tu luyện trở nên quen với những phản ứng “tự nhiên” và phản ứng của riêng họ như vậy. Hơn nữa, họ theo những thói quen và quan niệm đó như một số tiêu chuẩn, và sau đó chúng có thể trở thành một trở ngại cho một học viên thăng tiến trong tu luyện và cứu độ chúng sinh.

Dường như có hai thói quen đã kiểm soát khi chúng ta không tinh tấn trong tu luyện và/hoặc khi chúng ta đang quyết định về những việc làm và không làm. Một thói quen là khi chúng ta thấy một số câu trong Pháp của Sư Phụ, hoặc khi điều phối viên nói thế này thế khác, chúng ta đơn giản đối xử với chúng giống như chúng ta nghĩ chúng nên là như vậy, và sau đó chúng ta bắt đầu làm những việc một cách hời hợt mà không có bất kỳ suy nghĩ nào sâu hơn. Điều này là khác hẳn với thực tu. Ví dụ, Sư Phụ giảng, “Chư vị nhất định cần phải học Pháp …” (“Giảng Pháp tại Hội nghị Florida, Mỹ”), sau đó tôi sẽ bắt đầu đọc các kinh sách và nghĩ rằng “học Pháp” tương đương với “đọc các kinh sách”. Hơn nữa, khi chúng ta đọc các kinh sách, chúng ta đọc chúng với những khái niệm và cách thức của người thường. Kết quả là, mặc dù chúng ta đã đọc các kinh sách, chúng ta vẫn không biết làm thế nào để tu luyện và không nắm bắt mọi cơ hội để tu luyện.

Một ví dụ khác của thói quen này là khi điều phối viên yêu cầu chúng ta làm việc gì đó, chúng ta sau đó chỉ cần làm việc đó bởi vì việc đó là “những việc Đại Pháp” và “Sư Phụ yêu cầu chúng ta lắng nghe điều phối viên”. Tuy nhiên, ẩn ý dường như là, về kết quả và hiệu quả của những việc chúng ta được yêu cầu làm, thì đây là trách nhiệm của điều phối viên, và không liên quan gì đến việc tu luyện và trách nhiệm của tôi. Thật vậy, tất cả những tư tưởng này chỉ dựa trên cách chúng ta thực hiện sự việc trên bề mặt. Nếu chúng ta từ bỏ bản chất của việc học Pháp, và chỉ nhìn nhận mọi việc trên bề mặt, thì làm sao chúng ta hy vọng thật sự thấu hiểu được Pháp? Vậy thì chúng ta sẽ đề cao trong tu luyện theo cách này sao?

Một thói quen nổi trội khác là việc phản đối mọi thứ, nghĩ rằng chỉ riêng sự hiểu biết độc lập [độc lập kiến giải] và những trải nghiệm của chúng ta là quan trọng nhất. Nhưng trên thực tế, những “hiểu biết độc lập”, “kinh nghiệm”, hoặc “thực tế” bắt nguồn từ đâu? Tiêu chuẩn để định nghĩa chúng là gì? Liệu chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng là những quyết định, nhận thức của chân ngã hay là sự lựa chọn của phần đã tu luyện của chúng ta? Ví dụ, khi chúng tôi phân phát Cửu Bình, hoặc quảng cáo Thần Vận trong xã hội dòng chính ở nước ngoài, việc bắn pháo hoa ăn mừng cái chết của Giang Trạch Dân, hoặc mỗi khi Pháp có một yêu cầu mới đối với chúng ta, có một bộ phận học viên đã phản đối việc thay đổi trong một thời gian dài. Khi họ bỏ lỡ những cơ hội này, họ không nghĩ về những gì họ nên tu luyện khi tâm của họ bị khuấy động hoặc khi họ cảm thấy tê liệt về những thay đổi. Họ đã không hướng nội để xem những quan niệm và nhân tâm nào đã ngăn họ nhận thức toàn diện mọi việc từ Pháp, ngăn họ mở ra một hình thức tu luyện khác, hoặc thậm chí suy nghĩ về những yêu cầu để cứu độ chúng sinh. Họ cũng không suy nghĩ về việc tại sao sự phản đối của họ có thể đã gây ra tổn thất to lớn cho cứu độ chúng sinh và hoàn thành những thệ nguyện tiền sử, chứ đừng nói đến việc xem xét Sư Phụ yêu cầu những gì.

Ở đây tôi chỉ liệt kê một số ví dụ đơn giản, và tôi muốn thảo luận làm thế nào mà hai thói quen này tiếp tục đóng một vai trò trong việc ngăn cản các học viên đề cao. Việc miêu tả của tôi có thể không được chính xác hay thích hợp.

Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong “Phật tính” (Chuyển Pháp Luân II),

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.

Quan niệm được hình thành ấy, sẽ trở ngại và khống chế một đời chư vị. Quan niệm của người ta thường là [những thứ] vị tư thậm chí là bất hảo hơn nữa; do đó lại sẽ sinh ra nghiệp lực tư tưởng; con người lại bị nghiệp lực khống chế. Con người là dựa vào chủ nguyên thần làm chủ tể; khi chủ nguyên thần tê liệt bị những quan niệm thay thế, thì đó chính là chư vị đầu hàng vô điều kiện rồi, sinh mệnh đã bị những thứ đó lèo lái rồi.

Tự kỷ của chư vị là cái tự kỷ tiên thiên, Nó bất biến. Nhưng người ta khi nhận thức sự vật thì thông thường dễ hình thành một chủng quan niệm, mà chủng quan niệm ấy lại không phải tự kỷ. Không hình thành quan niệm nào cả, mà nhìn nhận vấn đề thì đều có kiến giải của bản tính lương thiện của chính mình, kiến giải của tự kỷ chân chính, [tự] chủ [phán] đoán vấn đề đó một cách từ thiện. Khi bản thân chư vị càng hiển lộ ra tự kỷ ấy, thì tư tưởng của chư vị càng cao, càng ‘quy chân’, chính là càng có mang theo cảnh giới bản tính thiện lương tiên thiên của chư vị. Vật chất thân thể người tổ thành ở [mức] cực vi quan, nơi các lạp tử cực vi quan, thì đã cấu thành nên bản tính của người đó rồi; những thứ đó là bất biến. Bài trừ cái khung tư tưởng đi, thì tính nết, tính cách, đặc tính, đặc điểm của sự lương thiện của người ta dễ dàng nhận rõ ra; đó là tự kỷ chân chính.”

Từ quan điểm của tôi, chúng ta thường nghe các học viên sử dụng các thuật ngữ, chẳng hạn như “chính niệm mạnh”, “xem xét mọi việc bằng chính niệm”, “học Pháp”, “học Pháp thật tốt”, “phát chính niệm”, “Đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp”“trợ Sư chính Pháp “, v.v.. Khi chúng ta nói về những thuật ngữ như vậy, liệu chúng ta có thật sự nhận ra sự uy nghiêm và vĩ đại của Pháp? Liệu chúng ta đã liên tục đề cao nhận thức bản thân dựa trên các Pháp lý mà Sư Phụ đã dạy chúng ta chưa? Liệu chúng ta đã học Pháp và liên tục thoát khỏi những tư tưởng và quan niệm người thường? Có lẽ khi chúng ta học Pháp nhiều hơn nữa, chúng ta thực sự cần phải suy nghĩ về một số câu hỏi căn bản. Ở tầng thứ nhất định, cách chúng ta xem xét sự việc, cách chúng ta hiểu tu luyện là nền tảng của sự tu luyện. Nếu chúng ta có thể xem xét tu luyện với một thái độ đúng đắn, chính niệm và hòa hợp mối quan hệ giữa bản thân và Pháp và mối quan hệ giữa Sư Phụ và chúng ta, thì khi đó ít nhất chúng ta sẽ không đi chệch hướng hoặc thất bại trong tu luyện. Cuối cùng, liệu chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh của chúng ta và thực hiện lời thệ nguyện của chúng ta phụ thuộc vào cách tất cả mọi người và mỗi người trong chúng ta tu luyện bản thân dựa trên Pháp trong mọi vấn đề, và cũng phụ thuộc liệu chúng ta đã tu luyện chính bản thân mình chưa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/4/交流–从两种习惯想到的-244890.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/17/127524.html
Đăng ngày 28-8-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share