[MINH HUỆ 26-07-2011] Gần đây tôi đã đọc được từ các bài viết trên mạng rằng một vài học viên có cảm giác hối tiếc trước những tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ. Họ nhìn nhận rằng các học viên ít nhất nên có được cơ hội đưa Giang ra tòa trước cái chết của ông ta. Tôi thực sự đã ôm giữ quan niệm giống như thế một vài năm trở lại đây, nhưng rồi sau đó tôi đi đến nhận thức rằng tư tưởng như thế là không đúng. Việc Giang chết sớm thì tốt hơn là để muộn. Tại sao chúng ta muốn ông ta sống lâu hơn nữa? Cái chết sớm hơn của ông ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nỗ lực cứu độ chúng sinh của chúng ta trên quy mô lớn. Do vậy, sẽ tốt hơn nếu ông ta chết từ lâu rồi.

Khi tôi nhìn ra điều này, mong muốn đưa Giang ra tòa trước cái chết của ông ta chính là nhân tâm khởi tác dụng. Chúng ta phải minh bạch rằng tu luyện bản thân và cứu độ chúng sinh là điều quan trọng nhất đối với các đệ tử Đại Pháp. Vì vậy, chúng ta nên làm bất cứ những gì có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của chúng ta. Như là một thực tế, chính xác bởi vì chỉnh thể chúng ta đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Chính Pháp và phủ nhận các an bài của cựu thế lực mà Giang đã có thể được níu giữ lại đó quá lâu.

Sư Phụ giảng trong “Lý tính” (Tinh tấn yếu chỉ II):

Có học viên nói rằng để chứng thực Pháp thì cần bị tù, bị đi cải tạo, bị cực hình thì mới tu luyện được tốt nhất. Các học viên chớ có như vậy; bước ra dùng các loại phương thức [khác nhau] để chứng thực Pháp là hành vi vĩ đại nhất; tuy nhiên tuyệt đối không phải là để tà ác bắt đi; nếu là vậy thì tại sao các học viên đã bước ra đã thỉnh nguyện yêu cầu giải phóng tất cả những học viên vô tội đang bị bắt, bị tù, bị cải tạo, bị cực hình?”

Chúng ta đã phát chính niệm để tiêu trừ tất cả tà ác, bao gồm cả Giang, trong tất cả những năm đó, nhưng bây giờ một vài học viên mong muốn ông ta có thể được lưu lại lâu hơn. Không phải là những học viên đó đang mâu thuẫn với chính họ hay sao?

Không chỉ có Giang là nên đã chết đi từ lâu, mà tất cả những kẻ vô lại vốn không thể cứu được nữa phải chịu quả báo cho những tội lỗi chống lại Đại Pháp của họ. Tại sao những kẻ tà ác đó vẫn còn ở đây? Không phải là họ được cựu thế lực bảo toàn mạng sống để duy trì cuộc bức hại đang diễn ra hay sao? Nếu như chúng ta thực sự muốn phủ nhận những an bài của cựu thế lực, chúng ta phải phát chính niệm để đưa những kẻ thủ ác xuống đến chỗ xứng đáng với chúng do vậy chúng ta có thể cứu nhiều chúng sinh hơn nữa.

Cuộc bức hại này lẽ ra đã nên kết thúc từ lâu. Ngăn chặn tội ác không phải là việc chúng ta có thể dựa vào người thường để hoàn thành; đúng hơn là, đó là trách nhiệm cao cả của các đệ tử Đại Pháp. Không phải là chúng ta phải chịu trách nhiệm cho thực tế là cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn hay sao?

Sư Phụ đã giảng trong kinh văn “Tinh tấn hơn nữa”:

“Tôi thấy rằng hết thảy cũng đều ở vĩ thanh cuối cùng rồi, chỉ là rất nhiều người không dám thừa nhận triển hiện một cách hiện thực từng bước từng bước này, vào lúc trước khi kết thúc cần phải đến thì những chúng sinh cần được cứu độ vẫn chưa có đạt số lượng, các đệ tử Đại Pháp còn có một phần chưa theo kịp, đó chính là lý do then chốt khiến cho không thể để sự kiện tối hậu này được hoàn thành.”

Chúng ta cần phủ nhận triệt để những an bài của cựu thế lực và chúng ta đang tu luyện tùy theo khả năng của bản thân để phản bức hại. Nếu chúng ta thất bại trong việc nhận thức tầm quan trọng của việc phản bức hại trong ý thức của chúng ta, chúng ta sẽ đánh mất đi những cơ hội tu luyện. Cùng với tiến trình thần tốc của Chính Pháp, cơ hội sẽ càng lúc càng ít đi, và chúng ta chỉ có thể tự trách bản thân đã để lỡ những cơ hội quý giá để tu luyện. Điều chúng ta cần làm là sử dụng thời gian thật hiệu quả để cứu người nhiều nhất có thể trước khi cuộc bức hại này kết thúc. Chúng ta không thể ngồi đó hy vọng vào sự kết thúc của cuộc bức hại và miễn cưỡng đóng một vai trò tiêu cực trong Chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/26/交流–不只是江鬼早该死了-244411.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/4/127208.html
Đăng ngày: 24-8-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share