Bài viết của một số học viên Tây phương từ Bắc Mỹ

[MINH HUỆ 28-04-2011] Khi các học viên đôi lúc không dùng trí huệ trong việc hoạch định phương pháp giảng chân tướng và truyền Pháp, họ thường nhận lại những điểm hóa từ hoàn cảnh môi trường xung quanh. Tại Geneva, luật pháp địa phương hạn chế các hoạt động ở nơi công cộng liên quan đến việc tổ chức tập hợp đông người cũng như tuyên truyền quảng bá một thông điệp nào đó. Trong khi ở Thụy Sĩ, các học viên đến từ những nơi khác trên thế giới đã phải thích ứng với điều kiện địa phương và thay đổi hoặc từ bỏ không thực hiện các phương pháp mà họ sử dụng thành công ở nơi khác. Những phương pháp mà họ phải từ bỏ bao gồm: tập công nhóm đông và phân phát tờ rơi nơi công cộng. Trong công tác giúp mọi người biết đến sự tốt lành của Đại Pháp, những gì có tác dụng tốt ở một nơi vào một thời điểm, có thể không nhất định tốt tại một nơi khác hay vào một thời điểm khác và thậm chí có thể phản tác dụng. Có nhiều học viên thực sự nhập tâm câu thành ngữ xưa của người Anh, “Khi đến thành Rome, hãy hành xử như người thành Rome” [tương tự câu thành ngữ tiếng Việt “Nhập gia tùy tục.“] Trong bài “Thanh tỉnh” (Tinh tấn yếu chỉ,) Sư phụ giảng, “Bất kể hoạt động nào cũng cần căn cứ theo tình huống của địa phương.” Một ý tưởng khá hay tại Geneva đã phải hủy bỏ vì một điểm hóa nhận được từ môi trường xung quanh. Các học viên đã nghĩ ra việc đi xe đạp xung quanh thị trấn, mặc áo màu vàng và cầm bóng bay nhỏ trên có các thông điệp. Người dân Geneva sẽ có thể nhìn thấy dòng chữ Pháp Luân Đại Pháp và cảm nhận năng lượng tích cực của các học viên Đại Pháp như những lạp tử rải rác đây đó trong thành phố. Đó sẽ là một cách tốt và phù hợp với điều kiện địa phương, vì tại Geneva một số người đi dạo phố bằng xe đạp và đó cũng là một hoạt động giải trí mà mọi người yêu thích – nhưng chỉ là với những nhóm nhỏ. Khi số lượng các học viên hưởng ứng phương pháp có tính sáng tạo này gia tăng, ý tưởng trở nên lớn hơn: họ muốn đi xe đạp vòng quanh với từng nhóm chín học viên để tạo một ấn tượng mạnh mẽ. Nhưng họ đã không nhận thức được một thực tế là một nhóm lớn như vậy thực sự sẽ phá vỡ môi trường địa phương – thêm nữa nó có vẻ kỳ quặc, chín chiếc xe đạp đi cùng nhau sẽ gây ra nhiều vấn đề về giao thông trên đường phố chật hẹp và khiến mọi người gặp nguy hiểm. Nó sẽ tạo ra những nhìn nhận tiêu cực hướng vào học viên, ngoài ra có thể gây tổn hại đến danh tiếng của Đại Pháp. Một hoặc hai xe đạp đi cùng nhau có thể ổn, nhưng nếu nhiều hơn sẽ lại là việc xấu. Nhiều hơn không phải luôn luôn tốt hơn! Vì vậy, vào sáng thứ Hai – ngày các học viên trong nhóm đã lên kế hoạch gặp nhau và cùng tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trên đường phố Geneva – thời tiết thật tệ hại, mưa to và rộng khắp cả khu vực. Kế hoạch đi đạp xe nhóm đông đã phải hủy bỏ. Như chúng ta đã biết Đại Pháp là “Đại đạo vô hình.” Nhưng có phải chính chúng ta đã vô ý lôi vào một vài hình thức nhất định gần đây? Mặc áo màu vàng ở khắp mọi nơi, đi diễu hành, phân phát tờ rơi… – có lẽ các học viên cần phải suy nghĩ về việc nên hay không để cho những cách thức hành động này khác trở thành hình thức giới hạn chúng ta và đôi khi thực sự hạn chế sự lan truyền của Đại Pháp. Tại Geneva, một số học viên đã học được cách khôn ngoan để thích nghi với điều kiện địa phương, và hành động như những người Geneva thực thụ. Đi bộ một hoặc hai người; một hay hai người tập các bài công pháp; ngồi trong quán uống cà phê hoặc uống trà và đọc sách (tất nhiên là sách Chuyển Pháp Luân!) hay trò chuyện. Hoặc có thể làm những điều mà khách du lịch thường làm chẳng hạn như chèo thuyền trên hồ nước xinh đẹp. Những học viên này nhận thấy rất nhiều lần có nhiều điều xảy ra thật tự nhiên, và họ đã có thể trò chuyện tâm giao với những người dân địa phương đồng thời chia sẻ Đại Pháp đến những người này mà không hề truy cầu hoặc lôi kéo. Một học viên Thụy sỹ nói rằng bạn bè và hàng xóm của cô bây giờ nhận ra rằng học viên Đại Pháp là những người tốt, sau khi hàng trăm học viên đã dành thời gian rảo bước xung quanh Geneva vào tháng Ba và tháng Tư. Nhưng điều này không phải là do các hoạt động lớn mà cùng lúc hàng trăm học viên tụ tập với nhau ở một nơi vào cùng một thời điểm. Những sự kiện lớn này tuy tốt đẹp và ấn tượng song chúng không tạo ra được hiệu ứng mạnh mẽ đối với người dân Geneva. Không, ấn tượng chính là do sự hiện diện ôn hòa từ các nhóm nhỏ hoặc từng cá nhân, thật sự hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn. Một số học viên cảm thấy rằng thành phố dường như có quá nhiều giới hạn và họ cảm thấy bị gò bó. Tuy nhiên, những người khác có thể thích ứng một cách hài hòa với tầng người thường này nhờ Pháp và thể hiện rằng một học viên Đại Pháp luôn là người tốt trong mọi tình huống. Bằng cách này, những học viên đến thăm Geneva đã làm rung động người dân địa phương cũng như các nhà ngoại giao và những nhà hoạt động nhân quyền ghé qua đây.
________________________________________
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2001/4/28/9137.html
Đăng ngày 03-09-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share