Bài viết của Lý Tuệ Dung

[MINH HUỆ 29-06-2011] Chiều ngày 27 tháng 6 năm 2011, Đài truyền hình Tân Đường Nhân Châu Á Thái Bình Dương (ĐTHTĐN) và Viễn thông Trung Hoa, một hãng viễn thông lớn ở Đài Loan, đã hoàn tất hợp đồng gia hạn phát sóng ĐTHTĐN tại Đài Loan và Trung Quốc. Tín hiệu sẽ được truyền trên vệ tinh ST-2 mới và đã được phóng lên vào tháng 5 năm 2011. Các cuộc đàm phán đều rất khó khăn và kéo dài vì Viễn thông Trung Hoa lúc đầu đã từ chối gia hạn hợp đồng, với lý do họ không đủ băng thông để truyền tải tín hiệu của ĐTHTĐN.

Những người biết về việc này đều tin rằng sự can thiệp của chính quyền cộng sản Trung Quốc chính là lý do đằng sau việc đàm phán hợp đồng khó khăn. ĐTHTĐN là đài truyền tải tin tức và ý kiến một cách độc lập, và là một trong số ít những đài truyền thông quyết tâm ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chính vì vậy nên chính quyền cộng sản Trung Quốc áp dụng mọi phương cách có thể để ngăn chặn ĐTHTĐN phát sóng vào Trung Quốc.

Tổng giám đốc Đài truyền hình Tân Đường Nhân Châu Á Thái Bình Dương, bà Trương Thụy Lan nói theo thông tin của Viễn thông Trung Hoa, vì giờ đây hợp đồng mới đã được ký, khoảng đầu và giữa tháng 8,  ĐTHTĐN và  các đài khác ở ST-1 sẽ được chuyển sang vệ tinh ST-2 theo gói. ĐTHTĐN sẽ thông báo với toàn bộ khách hàng của đài, đặc biệt là một số lượng lớn khán giả ở Trung Quốc đại lục, cách để thu tín hiệu ĐTHTĐN sau khi nhận được thông báo chính thức từ Viễn thông Trung Hoa vào tháng 7.

ĐTHTĐN đã thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới Với trụ sở chính tại thành phố New York, chi nhánh ĐTHTĐN khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã sử dụng vệ tinh của Viễn thông Trung Hoa từ tháng 8 năm 2007. Hãng viễn thông này đã chính thức thông báo với ĐTHTĐN vào ngày 12 tháng 4 năm 2011 rằng hãng sẽ không gia hạn hợp đồng khi nó hết hạn vào ngày 9 tháng 8, lấy lý do  cho việc không truyền tải tín hiệu của ĐTHTĐN lên vệ tinh mới, ST-2 là không đủ băng thông. Người ta nhìn nhận lý do mà Viễn thông Trung Hoa đưa ra chỉ là một cái cớ, mà chính Đảng cộng sản Trung Quốc đứng đằng sau thao túng hậu trường. Vụ việc này đã gây quan tâm và lo ngại cho người dân ở Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, và cộng đồng truyền thông quốc tế.

Nghị sỹ Mỹ ủng hộ việc gia hạn hợp đồng của ĐTHTĐN

2011-6-28-minghui-dana-rohrabacher--ss.jpg
Nghị sỹ Mỹ, ông Dana Rohrabacher

Ông Dana Rohrabacher, chủ tịch Tiểu ban giám sát và điều tra thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã gửi thư đến Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cử vào ngày 3 tháng 5 năm 2011. Ông đã nêu ra những câu hỏi về động cơ đằng sau quyết định chấm dứt dịch vụ vệ tinh được kiểm soát bởi chính phủ với một đài truyền hình thúc đẩy dân chủ. Ông khẳng định vai trò của ĐTHTĐN trong việc truyền tin tức và thông tin đến Trung Quốc đại lục, việc làm rất quan trọng trong việc vượt qua sự phong tỏa  kiểm duyệt thông tin, và cung cấp một kênh thông tin để người Trung Quốc tìm hiểu sự thật.

Tổ chức phóng viên không biên giới quan ngại về trường hợp gia hạn hợp đồng của ĐTHTĐN Tổ chức phóng viên không biên giới đã gửi thư tới Thủ tướng Ngô Đôn Nghĩa vào giữa tháng 5, và ra một thông cáo báo chí rằng “Sự mâu thuẫn trong tuyên bố đưa ra của Viễn thông Trung Hoa để không gia hạn hợp đồng và lời giải thích về việc hạn chế kỹ thuật của băng thông ở vệ tinh mới cho thấy rằng lý do thực sự của sự việc là ở chỗ khác” “Sự tương đồng giữa việc tranh chấp này với việc tranh chấp xảy ra giữa ĐTHTĐN–AP, ĐTHTĐN-TV, và hãng điều hành vệ tinh Eutelsat của Pháp, là khiến chúng tôi lo ngại nhất

Chính phủ Đài Loan đứng về phía ĐTHTĐN và kêu gọi Viễn thông Trung Hoa cung cấp tần số 4 MHz, hay 2,2 % dung lượng băng thông của ST-2 cho ĐTHTĐN. Thủ tướng Ngô Đôn Nghĩa đã chủ trì một cuộc họp liên bộ vào ngày 24 tháng 5, liên quan đến những khó khăn mà ĐTHTĐN gặp phải trong việc đàm phán hợp đồng mới. Bộ Giao thông và truyền thông, Ủy ban Truyền thông Quốc gia, chủ tịch hãng viễn thông Trung Hoa, người đại diện ban điều tiết viễn thông Đài Loan, và người phát ngôn ĐTHTĐN đều tham dự cuộc họp này.

Thủ tướng Ngô khẳng định ĐTHTĐN là một thước đo của tự do ngôn luận, và Viễn thông Trung Hoa nên hành động vượt ra ngoài những cân nhắc chặt chẽ về thương mại. Ông muốn Viễn thông Trung Hoa ưu tiên cho ĐTHTĐN trên vệ tinh mới, hay nếu nó thực sự không đủ băng thông, thì Viễn thông Trung Hoa nên phải đi thuê một vệ tinh khác có cùng vùng phủ sóng giống như vệ tinh hiện tại và tiếp tục phục vụ ĐTHTĐN.

Phiên điều trần của Quốc hội Mỹ bày tỏ quan ngại về việc ĐCSTQ xâm phạm tự do báo chí. Nghị sỹ Gus M. Bilirakis đề cập đến sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với các phương tiện truyền thông của các nước láng giềng châu Á tại phiên điều trần của tất cả các thành viên thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào ngày 2 tháng 6. Trích dẫn báo cáo từ The Economist, BBC, và Thời báo Đài Bắc, ông nói, “Bắc Kinh gây áp lực lên một số nước láng giềng châu Á nhằm can thiệp và thậm chí ngăn chặn một số kênh truyền thông độc lập tại các quốc gia này phát sóng ở trong nước hay vào Trung Quốc đại lục. Những đài truyền thông đó bao gồm Đài phát thanh Era Baru ở Indonesia, mạng lưới Đài phát thanh Hy vọng tại Việt Nam, và Đài truyền hình Tân Đường Nhân ở Đài Loan.

Nghị sỹ Bilirakis cũng cho biết: “Điều này đặc biệt gây phiền hà cho hai trong số ba quốc gia dân chủ.” Ông cũng yêu cầu những người tham dự buổi điều trần nói lên ý kiến của họ về sự can thiệp của Bắc Kinh đối với nền dân chủ ở các nước dân chủ khác.

Sophie Richardson, giám đốc vận động của Tổ chức nhân quyền Châu Á, người tham dự phiên điều trần, nói rằng trường hợp vi phạm tự do báo chí của ĐCSTQ đã được báo cáo. “Điều này cho thấy rõ ràng rằng chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn việc phát sóng của các kênh truyền thông liên kết với Pháp Luân Công, và chúng tôi đang rất quan ngại đối với những nỗ lực nhằm đảm bảo có thể phát sóng về đại lục hoặc trong cộng đồng nói tiếng Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á“.

Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu viết thư cho Tổng thống Đài Loan bày tỏ sự quan tâm đối với trường hợp này

2011-6-28-minghui-mcmillan-scott--ss.jpg
Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Edward McMillan-Scott

Khi một quyết định chủ chốt  được thông qua tại buổi đàm phán ngân sách vào ngày 1 tháng 6, ông Viện, một nhà lập pháp Đài Loan đã yêu cầu Bộ Giao thông và Truyền thông đôn đốc Viễn thông Trung Hoa cung cấp băng thông từ vệ tinh ST-2 cho những chương trình phát sóng của ĐTHTĐN. Tuy nhiên, Viễn thông Trung Hoa đã không thực hiện theo quyết định này. Ông Edward McMillan-Scott, một trong các Phó chủ tịch của Nghị viện châu Âu chịu trách nhiệm về dân chủ và nhân quyền, đã viết một lá thư ngỏ vào ngày 16 tháng 6 cho Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, bày tỏ hy vọng rằng sự cố này sẽ được “giải quyết nhanh chóng và công bằng” Ông cũng thúc giục tổng thống Mã “xem xét vấn đề và cố gắng đạt được một giải pháp cho phép ĐTHTĐN  tiếp tục phát sóng những chương trình có giá trị của đài tới khu vực châu Á bằng cách sử dụng vệ tinh của Viễn thông Trung Hoa.

Kêu gọi hỗ trợ liên tục cho ĐTHTĐN

ĐTHTĐN đã hoàn tất hợp đồng vệ tinh của nó với Viễn thông Trung Hoa vào ngày 27 tháng 6. Bà tổng giám đốc Trương Thụy Lan, của chi nhánh ĐTHTĐN Châu Á Thái Bình Dương bày tỏ lòng biết ơn đến những người ở khắp mọi nơi đã liên tục quan tâm và chú ý đến sự việc này. Bà nói, “Trước tiên, tôi muốn cảm ơn chính phủ và công chúng tại Đài Loan, cho dù thuộc đảng phái hay tầng lớp xã hội nào, đã hỗ trợ và giúp ĐTHTĐN nỗ lực để được tiếp tục sử dụng dịch vụ từ vệ tinh ST-2, vốn được chính phủ bảo hộ. Đặc biệt, [tôi muốn gửi lời cảm ơn] tới những người ủng hộ từ hơn 20 tỉnh ở Trung Quốc, và các chính trị gia ở châu Âu, Mỹ và các nước châu Á, đã gửi thư kêu gọi chính phủ Đài Loan ủng hộ đài truyền thông độc lập ĐTHTĐN, tiếp tục phát sóng không bị kiểm duyệt thông tin đến khu vực châu Á [kể cả Trung Quốc].

Xét rằng ĐCSTQ đã cố gắng dùng mọi cách có thể để ngăn chặn ĐTHTĐN, một kênh truyền thông chuyên truyền phát những thông tin không bị kiểm duyệt và quảng bá văn hóa Trung Hoa đích thực, bà Trương đặc biệt hy vọng những người ủng hộ tại Đài Loan và ở nước ngoài sẽ tiếp tục hỗ trợ ĐTHTĐN, và quan tâm đến việc phát sóng thường xuyên của ĐTHTĐN. Bà nói, “Bằng cách hỗ trợ ĐTHTĐN, bạn đang ủng hộ quyền được biết sự thật, và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí”.

Thông tin liên quan:
https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/8/125011.html
https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/17/125311.html
https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/10/125927.html
https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/11/125951.html
https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/21/126180.html


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/29/243183.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/29/126341.html
Đăng ngày: 10-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share