Bài của một phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 24-03-2011] Cô Sally Zhang của Tổ chức Y tế Công Ottawa đã từ chối đơn đăng ký một gian hàng để giới thiệu Pháp Luân Công tại hội chợ “Sức khỏe là Vàng” nhân dịp kỷ niệm tháng Di sản Châu Á ở Otawa, Canada vào tháng 4 năm 2008. Cô Lee đã gửi thư kháng nghị tới Tòa án Nhân quyền Ontario trình bày về việc cô bị phân biệt đối xử bởi tín ngưỡng vào Pháp Luân Công. Sau khi có sự hòa giải của tòa án, gần đây Tổ chức Y tế Công Ottawa đã gửi thư xin lỗi tới cô Lee về quyết định của nhân viên của họ, tiến hành bồi thường và hứa sẽ giáo dục nhân viên của mình để đảm bảo việc phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công sẽ không tái diễn.
Tháng 4 năm 2008, cô Lee, một học viên Pháp Luân Công đã gửi đơn đăng ký một gian hàng để quảng bá tin tức về Pháp Luân Công tại Hội chợ “Sức khỏe là Vàng”. Ngày 15 tháng Năm, cô được thông báo là đã có một gian hàng dành cho cô. Khoảng 11 giờ sáng, ngày 21 tháng Năm, ba ngày trước sự kiện, cô Sally Zhang đã gửi một email cho tất cả những đơn vị tham gia hội chợ, trong đó gồm cả Pháp Luân Công, liệt kê các thông tin liên quan đến vị trí của gian hàng và các đơn vị triển lãm. Nhưng ba tiếng sau, cô Sally gửi một thư khác cho riêng cô Lee, nói rằng gian hàng Pháp Luân Công đã bị hủy bỏ vì không còn đủ chỗ.
Cô Lee đã gọi điện cho cô Zhang hỏi lý do. Cô Zhang giải thích qua điện thoại lý do hủy bỏ gian hàng của Pháp Luân Công là vì một nhóm của Trung Quốc, một trong những đơn vị tài trợ triển lãm đe dọa sẽ rút lui nếu có các học viên Pháp Luân Công tham gia. Và họ nói, các nhóm khác cũng sẽ rút lui. Cô Zhang nhắc đi nhắc lại rằng việc hủy bỏ gian hàng Pháp Luân Công không phải là quyết định của cá nhân cô mà là do sự can thiệp của một nhóm người.
Học viên Pháp Luân Công – Ming Tao đã đến hội chợ và thấy nhiều gian hàng trống. Anh Ming đã hỏi cô Zhang tại sao cô nói là thiếu gian hàng. Cô này từ chối trả lời anh Ming và cũng không giải thích gì.
Cô Lee đã nói với phóng viên rằng nhóm người Trung Quốc mà cô Sally Zhang nhắc tới có quan hệ mật thiết với Đại sứ quán Trung Quốc. Cô nghĩ rằng lời giải thích của cô Zhang là không chấp nhận được và rằng Pháp Luân Công đã bị phân biệt đối xử. Cô đã gửi email cho cô Zhang với hy vọng được trao đổi trực tiếp. Cô Zhang không bao giờ hồi âm lại.
Năm 2009, sự việc tương tự lại xảy ra. Cô Sally Zhang lại từ chối đơn đăng ký gian hàng của anh Ming tại Hội chợ “Sức khỏe là Vàng” vào năm đó.
Cô Lee (giữa) được hưởng lợi nhờ tập Pháp Luân Công và nói với những người trong cộng đồng để có thêm nhiều người được hưởng lợi.
Sau khi nhiều lần cố gắng liên hệ với cô Sally Zhang nhưng đều thất bại, cô Lee đã quyết định gửi một bản kiến nghị cho Tòa án Nhân quyền tỉnh Ontario. Cô nghĩ rằng một công chức của chính quyền Ottawa không nên công khai kỳ thị một công dân vì tín ngưỡng của người đó, cũng không nên cư xử thô lỗ và thất hứa.
Cô đã viết trong bản kiến nghị: “Là một công chức chính quyền thành phố, cô Sally Zhang đã đối xử bất công với chúng tôi chỉ vì tín ngưỡng của chúng tôi và từ chối không để chúng tôi tham gia vào một sự kiện quần chúng do chính quyền thành phố tổ chức. Trong những năm qua, chúng tôi đã tham gia vào nhiều hoạt động quần chúng về sức khỏe và chưa bao giờ bị đối xử như vậy.”
Sau khi có sự hòa giải của Tòa án Nhân quyền, cô Esther Moghadam của Tổ chức Y tế Công gần đây đã viết thư cho cô Lee xin lỗi về vụ việc đối xử bất công. Lá thư nói rằng, trong con mắt của chính quyền thành phố, mỗi công dân đều có quyền được tham gia vào các sự kiện quần chúng cấp thành phố như nhau, không kể họ theo tín ngưỡng nào. Lá thư đề cập cụ thể đến giấy chứng nhận và nghị quyết vinh danh Pháp Luân Công do Thành phố Ottawa trao tặng. Vào tháng Năm hàng năm, Thành phố Ottawa đã trao giấy chứng nhận cho Pháp Luân Công.
Người phát ngôn viên của Pháp Luân Công ở Ottawa, bà Lucy Zhou đã hoan nghênh lời xin lỗi của Tổ chức Y tế Công. Trong cuộc phỏng vấn, bà nói: “Một số người Trung Quốc đã bị lừa dối bởi chế độ cộng sản Trung Quốc. Thư xin lỗi của chính quyền thành phố cho thấy xã hội chủ lưu đánh giá cao chúng tôi.”
Bà Zhou nói rằng sự việc này không phải là một ngoại lệ, vì nó do chính sách mở rộng đàn áp sang các nước khác của ĐCSTQ. Năm 2008, Thiên Quốc Nhạc Đoàn đã không được phép biểu diễn như dự định tại Hội chợ Hoa Tulip Canada do áp lực từ Đại sứ quán Trung Quốc. Ngày 12 tháng Năm năm 2008, Trưởng ban tổ chức Teri Kirk và David Luxton đã chính thức xin lỗi đoàn nhạc cùng tất cả các thành viên và mời đoàn nhạc tới biểu diễn tại lễ bế mạc vào ngày 18 tháng Năm.
Trong vài năm gần đây, ba Thị trưởng của Ottawa, trong đó có Thị trưởng đương nhiệm Larry O’Brien đã trao giấy chứng nhận vinh danh ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ca ngợi những đóng góp của Pháp Luân Đại Pháp và các học viên cho cộng đồng. Nhưng vào tháng Năm 2010, sau chuyến thăm Trung Quốc 11 ngày, Thị trường O’ Brien đã thay đổi thái độ và từ chối tiếp tục trao giấy chứng nhận. Ông cho giới truyền thông biết lý do là vì ông đã “có một lời hứa”. Vào chiều ngày 9 tháng Sáu, tại một cuộc họp Hội đồng Thành phố Ottawa, các thành viên hội đồng có mặt đã thông qua một bản kiến nghị do ủy viên Alex Cullen đề xuất công nhận ngày 9 tháng Sáu là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Ottawa”.
Bản tiến Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/24/渥太华卫生部为职员排斥法轮功事件道歉(图)-238010.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/25/124020.html
Đăng ngày: 04-04-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản