Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2019] Sau khi minh tỏ mọi điều, rồi nhận ra mình quả chỉ là một lạp tử cực kỳ nhỏ bé trong vũ trụ, tôi đã đặt mình thấp hơn những người khác. Khi đi trên đường, tôi cảm thấy tấm lòng mình rộng mở, lạc quan, luôn luôn tươi cười. Trong tôi chỉ còn lại niềm hân hoan. Có một loại cảm giác siêu việt so với loại cảm xúc mà tôi từng có trước đây.

Bởi tôi đã đặt mình ở vị trí thấp nhất không chút do dự nên tôi có thể vượt khỏi những phân tranh của người thường. Cả tâm lẫn thân tôi cảm giác được một loại ung dung mà trước nay tôi chưa từng được thể nghiệm. Quay lại nhìn con người trong cõi hồng trần, tôi thấy lo lắng cho họ, bởi họ đang xoắn xuýt trong danh-lợi-tình, tranh tranh đấu đấu, vật vả, mệt mỏi, tổn thương trong khi gây tổn hại cho người khác.

Giai tầng xã hội trong nhân thế không phải là tiêu chuẩn để đo lường sinh mệnh. Tranh đấu để có vị trí cao hơn là không cần thiết, bởi nó vốn chỉ điều tạm bợ nơi trần thế. Chẳng hạn, trong một hạng mục kêu gọi sự phối hợp, bạn tranh đấu để đạt được vị trí cao hơn, còn những người khác phải phối hợp với bạn. Điều mà bạn đạt được chẳng qua là vị trí cao thấp trong cõi người thường, nhưng bạn đã hạ thấp tầng thứ tu luyện của bản thân. Điều này thật không đáng.

Là một người tu luyện mà nói, bạn chỉ có thể đề cao sau khi buông bỏ và gây dựng uy đức trong quá trình phó xuất vô tư. Bạn không thể đề cao nếu không thể buông bỏ được tâm vị tư vị ngã. Học viên chứng thực Đại Pháp là việc thần thánh, nhưng khi thực hiện việc này bằng tư tâm để phóng đại và chứng thực bản thân, thì việc bạn làm đã thành việc tư vì lợi ích của mình, dĩ nhiên cũng không có uy đức.

Học viên như thế nào mới là người chứng thực Đại Pháp tốt nhất? Nó không nằm ở vị trí của bạn cao thấp ra sao khi phối hợp cùng mọi người. Mà nó nằm ở chỗ bạn có thể buông bỏ được tự ngã hay không, và có nguyện ý đặt mình thấp hơn mà phối hợp với người khác để viên dung và chứng thực Đại Pháp không. Điều tuyệt diệu nhất chính là bạn có được một tâm thái hoàn toàn vô tư vô ngã.

Thường thì cảnh giới của một người càng cao thì người đó tự đặt bản thân mình càng thấp, còn cảnh giới của một người càng thấp thì lại càng muốn đặt bản thân mình cao hơn. Tâm ngạo mạn chính là ma tính.

Tà linh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cuồng vọng tự đại, vô pháp vô thiên, cổ xúy vô thần luận. Nó huênh hoang chủ nghĩa vô thần, đấu với trời đấu với đất, đấu tranh giai cấp, phá hoại luân thường đạo lý. Nó chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa và những thứ mà nó cổ xúy – luật rừng và mạnh thắng yếu thua. Nhiều người Trung Quốc đã trở nên tự tư, tự cao tự đại, tật đố và thích tranh đấu. Họ tranh đấu với người khác, đưa mình trên trước và chìm đắm trong việc tiêu dùng xa hoa để khoa trương với thiên hạ. Họ muốn nổi trội hơn người khác và không chịu thua kém ai.

Phong thái của Sư phụ: Khiêm cung

Tôi đã nghe các bài viết trong tuyển tập có tựa đề “Hồi ức trân quý về Sư phụ”. Nhiều học viên đã từng tham dự các khóa giảng Pháp của Sư phụ ở Trung Quốc đều có chung ấn tượng thế này về Sư phụ: Sư phụ chính trực, giản dị, và khiêm cung. Ngài vừa từ bi, vĩ đại, lại vừa bình dị, dễ gần. Ngài hành xử khác biệt hoàn toàn với các khí công sư khác. Các khí công sư khác mặc đồ hàng hiệu và luôn có đám tùy tùng đi theo, họ ngồi xe sang, ăn ở đều là những nơi khách sạn xa hoa.

Nhưng Sư phụ của chúng ta chỉ mặc áo bông cũ, đi giày cũ. Có khi, nếu Ngài không mang theo quần áo để thay, Ngài sẽ giặt đồ vào buổi tối và phơi khô qua đêm, rồi lại mặc vào hôm sau. Thông thường, Sư phụ thuê một căn phòng trong một cư xá nhỏ và thường một mình đi bộ đến lớp để giảng Pháp. Ngài thường ăn mỳ ăn liền, đôi lúc Ngài cũng có thể ăn bữa ăn đơn giản ở quầy bán đồ ăn trên đường.

Một học viên đã viết trong bài viết của mình: “Cuối năm 1994, khi Sư phụ giảng Pháp ở tỉnh Quảng Châu, một buổi trưa, mấy học viên đến một quán cafe nhỏ để ăn trưa. Sư phụ cũng vừa bước vào. Ngài thấy trên bàn có mấy bát mỳ ăn còn thừa lại. Ngài nhẹ nhàng hỏi hai học viên đang ăn trưa ở đó, ‘Đây là học viên chúng ta ăn thừa sao?’ Hai học viên trả lời ‘Dạ phải’. Ngài không nói gì thêm, đổ hết chỗ mỳ thừa vào một cái tô, và cầm một đôi đũa đã dùng qua mà ăn hết, rồi rời đi.” Khi đã là một đại khí công sư nổi danh nhất tại thời điểm đó, Ngài lại ăn đồ ăn thừa của học viên để lại! Sư phụ đã đặt mình thấp đến thế nào!

Là một học viên Đại Pháp mà nói, chúng ta cần luôn đối xử với người khác bằng tâm thái khiêm cung. Khi đặt mình thấp, vô tư vô ngã, không có chấp trước, người trước ta sau, thì người đó đã ở cảnh giới của bậc giác ngộ. Những sinh mệnh do Đại Pháp tạo ra có thể buông bỏ mọi thứ, kể cả sinh mệnh của chính họ vì để bảo vệ chân lý của vũ trụ và cứu chúng sinh trong vũ trụ này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/30/396453.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/9/181025.html

Đăng ngày 11-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share