Bài viết của Âu Dương Phi
[MINH HUỆ 08-01-2019] Trước khi Lý Đông Sinh (cựu lãnh đạo Phòng 610 Trung ương) bị điều tra vào tháng 12 năm 2013, ông ta đã đến tỉnh Hà Bắc để tăng cường cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông nói: “Phải là kế hoạch toàn diện để quản lý mạng lưới để không bỏ sót học viên nào.”
Lý đã bị truy tố vào tháng 8 năm 2015 vì tội nhận hối lộ. Nhưng cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn; quản lý mạng lưới, cũng như các công nghệ hiện đại khác, cũng bị lợi dụng rộng rãi từ thời điểm đó.
Quản lý mạng lưới
Trong hầu hết 20 năm qua, cuộc bức hại là do Phòng 610 thực hiện thông qua hệ thống tư pháp địa phương (gồm cảnh sát, viện kiểm sát và tòa án), các cơ quan chính phủ, chủ lao động của các học viên và các ủy ban dân phố. Tuy nhiên, với sự việc thay đổi nơi cư cú ngày càng nhiều và sự tiến bộ của công nghệ, quản lý mạng lưới đã trở thành một hệ thống giám sát người dân tiên tiến nhất.
Một báo cáo từ trang web Minh Huệ vào tháng 8 năm 2012 đã thuật lại hình thức triển khai hệ thống này tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, để đàn áp các học viên Pháp Luân Công như sau: “Cư dân ở huyện Nam Quan được chia thành từng cụm theo mạng lưới, mỗi cụm lại có người quản trị mạng lưới giám sát. Mỗi người quản trị được trang bị một điện thoại di động có chức năng theo dõi định vị GPS. Điện thoại này hoạt động 24 giờ/ngày và được kết nối với các máy tính trong khu vực cũng như trung tâm kiểm soát. Các nhóm QQ cũng được thành lập để liên lạc. Cách đây vài ngày, các khu dân cư đã được hướng dẫn sử dụng điện thoại di động để tố giác những học viên Pháp Luân Công “không chuyển hóa” (nghĩa là những học viên từ chối từ bỏ đức tin của họ) với trung tâm kiểm soát. Quận Nam Quan là một nơi thí điểm quản lý mạng lưới, sau đó sẽ được triển khai trên khắp thành phố Trường Xuân.“
Tin cập nhật từ Trường Xuân vào tháng 12 năm 2014 có nêu, người quản trị mạng lưới có trách nhiệm giám sát cụm dân cư của mình. Mỗi người quản trị mạng lưới lại có một trợ lý. Cảnh sát địa phương cũng là người liên lạc giữa cảnh sát và người quản trị mạng lưới. Ngoài ra, còn có tầm 5 đến 10 chuyên viên thu thập thông tin trong mạng lưới và cung cấp cho người đứng đầu mạng lưới đó.
Hệ thống này đã nhanh chóng được triển khai ở các khu vực khác trong “chiến dịch gõ cửa”. Tháng 5 năm 2017, khoảng 340 học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát ở tỉnh Tứ Xuyên sách nhiễu, dưới sự giám sát của Ủy ban Chính trị Pháp luật cấp tỉnh. Chỉ lệnh này nhằm mục đích triển khai “quản lý mạng lưới trên toàn khu vực”, trong đó “phải thăm hỏi 80% hộ gia đình. Đối với các học viên Pháp Luân Công, phải tới gõ cửa 100% hộ gia đình.”
Mạng lưới giám sát, gõ cửa, và dữ liệu lớn
“Chiến dịch gõ cửa” bắt đầu vào đầu năm 2017. Tại thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, các viên chức đã đến thăm hỏi các học viên, mang theo mẫu đơn để bắt họ điền thông tin và điểm chỉ bằng dấu vân tay. “Họ còn bị chụp ảnh và quay video. Khi không tìm ra các học viên, các viên chức sách nhiễu và dọa dẫm người thân của họ”, một báo cáo cho biết.
Theo một mệnh lệnh ban hành vào tháng 2 năm 2017 cho các quan chức ở thành phố An Sơn của tỉnh Liêu Ninh về sáng kiến “gõ cữa”, cảnh sát được yêu cầu mang theo thiết bị ghi âm và chụp ít nhất năm bức ảnh để tải lên cơ sở dữ liệu trung tâm. Cảnh sát còn phải lên lịch gõ cửa vào những ngày khá “nhạy cảm” như ngày 25 tháng 4, ngày 13 tháng 5 và ngày 20 tháng 7.
Một chỉ lệnh từ Văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam vào ngày 5 tháng 4 năm 2017, đã yêu cầu tất cả các cấp của Phòng 610 chia sẻ cơ sở dữ liệu của họ với các sở cảnh sát vào cuối tháng 6 năm 2017. Cùng với quản lý mạng lưới, dự án Tuyết lượng (một hệ thống giám sát qua video) sẽ tạo ra các video tích hợp vào nền tảng dữ liệu lớn. Tài liệu từ Văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam cũng kêu gọi tăng cường “quân đội mạng”, gồm những người bình luận mạng để kiểm soát dư luận trong môi trường mạng.
Giám sát bằng video và nhận diện khuôn mặt
Dự án Tuyết lượng được nói đến theo lệnh của tỉnh Hà Nam là một hệ thống giám sát bằng video ở các khu vực nông thôn. Hệ thống này ở đô thị được gọi là Skynet (Lưới trời).
Ngày 4 tháng 6 năm 2019, khi cô Vương Tân Vinh, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang, đang chăm sóc chị dâu ở bệnh viện thì bị một hệ thống nhận diện khuôn mặt phát hiện và báo cho cảnh sát. Cô bị bắt, còn chị dâu cô đã qua đời vào ngày hôm sau. Cô Vương đã bị giam giữ hơn 100 ngày cho dù bị huyết áp cao.
Ngày 3 tháng 4 năm 2016, một bài báo đăng trên Financial Times (Thời báo Tài chính) đã mô tả hệ thống quản lý mạng lưới và giám sát video với tiêu đề “Trung Quốc chuyển sang ‘quản lý mạng lưới’ trở lại để giám sát cuộc sống người dân.” Bài báo có nêu: “Từ những thị trấn phủ đầy sương mù trên vùng đồng bằng phía Bắc Trung Quốc cho đến thủ phủ Lhasa của Tây Tạng nhạy cảm chính trị, các bốt cảnh sát nhỏ và mạng lưới công dân đã được thiết lập trên từng dãy phố để… theo dõi bất cứ ai bị coi là kẻ gây rối.” Chẳng hạn như thành phố Quảng Châu dự định thuê 12.000 người quản trị mạng lưới, mỗi người sẽ đảm trách 200 hộ gia đình.
Tháng 9 năm 2015, Dự án Tuyết lượng được giới thiệu ra dưới chính sách toàn quốc. Mục tiêu của nó trong năm 2020 là đạt được “phạm vi bao phủ toàn cầu, chia sẻ mạng lưới hoàn thiện, tính năng hoạt động suốt ngày và giám sát toàn bộ quá trình.” Dự án Tuyết lượng và Skynet được vận hành kết hợp với Kim Thuẫn (Lá chắn vàng), một dự án giám sát trực tuyến lưu trữ cơ sở dữ liệu của tất cả người dùng internet. Kim Thuẫn đã tiêu tốn ít nhất 6 tỷ nhân dân tệ, sử dụng hàng trăm nghìn người để giám sát internet.
Nhận diện khuôn mặt là một bộ phận thiết yếu trong giám sát bằng video, nhiều công ty Trung Quốc đã tham gia vào. Trong đợt thử nghiệm nhà cung cấp nhận diện khuôn mặt (FRVT) năm 2018 do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) thực hiện, năm thuật toán nhận diện khuôn mặt hàng đầu là đến từ Trung Quốc.
Một nhà nước phá hoại phúc lợi xã hội
Trong vòng một tháng sau khi Lý Đông Sinh đến thăm tỉnh Hà Bắc về việc quản lý mạng lưới, sáng kiến này đã được đưa vào chính sách của ĐCSTQ. Chính sách hàng năm do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2013 đã liệt quản lý mạng lưới vào một trong những mục hành động. Kế hoạch năm năm lần thứ 13 (2016-2020) nhấn mạnh việc giám sát bằng video và các mục tiêu tương tự như Tuyết lượng nói trên.
Một số người ước tính số máy quay video ở Trung Quốc có thể lên đến hơn 600 triệu vào năm 2020 – trung bình cứ hai người dân là có khoảng một máy quay. Hơn nữa, Tuyết lượng vượt xa khả năng thu thập dữ liệu của các viên chức, bởi nó huy động cư dân địa phương theo dõi video giám sát qua tivi ở nhà. Theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA), các công ty công nghệ thông tin ở Trung Quốc đã tuyên bố phát triển các sản phẩm cho phép giám sát và xử lý dữ liệu tức thời thông qua điện thoại di động, tivi thông minh, cũng như các thiết bị điện tử khác. Mặc dù trên danh nghĩa là dành cho an ninh gia đình, nhưng nó cũng còn gửi đi tất cả các hoạt động sang nền tảng dữ liệu lớn được chia sẻ với quản lý mạng lưới và các hệ thống giám sát bằng video khác, hình thành nên một quốc gia độc tài kiểu Orwell tiên tiến nhất.
Khi tiểu thuyết gia George Orwell xuất bản cuốn Nineteen Eighty-Four (1984) vào năm 1949, ông kể về một đất nước độc tài có sức tàn phá như thế nào. Tuy nhiên, ông đã không nghĩ tới kiểm duyệt internet, Kim Thuẫn, Skynet, Tuyết lượng và quản lý mạng lưới. Ngoài ra, ĐCSTQ cũng đã giám sát công dân thông qua các trang mạng xã hội khác nhau như QQ và WeChat, cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Đã có nhiều báo cáo đưa tin các học viên Pháp Luân Công bị bắt sau khi cảnh sát theo dõi họ thông qua Skynet và WeChat .
Skynet, một hệ thống giám sát do cảnh sát Trung Quốc thực hiện
Các bài báo trên tờ Financial Times gọi việc quản lý mạng lưới là “Bảo giáp”, một hệ thống quản lý cư dân ở Trung Quốc cổ đại. Nó bắt đầu từ Thượng Ưởng thời Chiến Quốc, những người thúc đẩy gián điệp lẫn nhau và trừng phạt tập thể. Sau khi trở thành nạn nhân của gián điệp, ông đã bỏ trốn. Tuy nhiên, những luật lệ hà khắc mà ông thực thi vẫn được giữ nguyên và dẫn đến sự sụp đổ của chính ông ta.
Chúng tôi không biết những công nghệ hiện đại này sẽ tiếp tục bị lợi dụng trong bao lâu để bức hại các học viên Pháp Luân Công, hay ĐCSTQ chuyên chế này sẽ tồn tại bao lâu. Nhưng những hệ thống có chủ ý này nhằm trấn áp những công dân bình thường một ngày nào đó có thể khiến “gậy ông đập lưng ông” và tự mình tiêu diệt thủ phạm, giống như điều đã xảy ra với Thượng Ưởng.
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan bằng tiếng Hán:
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/24/301917.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/18/349833.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/12/明慧二十周年报告(2)-389909.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/18/393473.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/6/二十一世纪的古拉格真相(2)-392263.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/7/219398p.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/8/数字时代的“网格化迫害”-380155.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/4/180178.html
Đăng ngày 07-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.