Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 24-10-2019] Sư phụ đã giảng:

“Ai đã hoàn toàn ở trong Pháp thì không ai động đến được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Từ đoạn kinh văn này, tôi ngộ được rằng khi một học viên không hoàn toàn chiểu theo lời giảng của Sư phụ, mà thay vào đó lại bị tác động bởi những quan niệm của người thường thì nhiều vấn đề sẽ nảy sinh. Trong số những học viên bị bức hại, bất kể là họ bị bắt giữ, tống giam hay những học viên phải chịu nghiệp bệnh, nhiều người đã giải đãi trong tu luyện và truy cầu sự an nhàn thoải mái. Theo đó, họ không chủ động làm 3 việc, hoặc không nỗ lực tối đa. Thay vì tu luyện tinh tấn, họ lại tập trung năng lượng của mình vào cuộc sống của một người thường.

Khi một đệ tử Đại Pháp làm ba việc không tốt, anh ấy hoặc cô ấy đã đi lệch khỏi con đường Sư phụ an bài. Nói cách khác, người học viên này đã đi trên con đường do cựu thế lực an bài, điều này dẫn đến việc chúng có thể dùi vào những sơ hở của người học viên và tạo ra vô số khổ nạn trong tu luyện của họ.

Truy cầu an dật là [một hành vi] vô trách nhiệm

Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chúng ta gánh vác sứ mệnh quan trọng trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh. Nếu chúng ta không thể toàn tâm toàn ý chứng thực Pháp, chúng ta sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh này. Cũng có nghĩa là, tiêu trầm và truy cầu an nhàn thoải mái chính là vô trách nhiệm, và hậu quả có thể rất thảm khốc. Chúng ta có thể xem xét điều này từ nhiều khía cạnh.

Đầu tiên, buông lơi nghĩa là không thực sự trợ Sư chính Pháp. Sư phụ đối xử với từng đệ tử Đại Pháp chúng ta bằng từ bi. Ngài đã vớt chúng ta lên từ địa ngục, tẩy tịnh thân thể chúng ta, và khiến cho chúng ta vô bệnh một cách vô điều kiện. Bên cạnh việc gánh chịu vô lượng nghiệp lực mà chúng ta đã tích từ những đời trước, Sư phụ còn cài một Pháp Luân và các cơ chế tu luyện vào trong chúng ta, giúp chúng ta diễn hóa công và công năng, đồng thời bảo hộ chúng ta trên con đường tu luyện. Ngoài những điều chúng ta biết, còn nhiều phương diện mà chúng ta không nhận thức được. Sư phụ đã làm rất nhiều điều cho chúng ta, bởi vậy chúng ta nên đối với Ngài như thế nào? Nếu chúng ta buông lơi và truy cầu sự an nhàn thoải mái, điều đó tương đương với việc không thành tâm trợ Sư chính Pháp. Điều này chẳng phải đang làm thất vọng sự từ bi khổ độ của Sư tôn hay sao?

Thứ hai, buông lơi nghĩa là không sẵn lòng cứu chúng sinh. Là học viên, chúng sinh đối ứng với những phần thân thể chúng ta đã tu luyện tốt sẽ được đắc cứu. Nhưng những chúng sinh đối ứng với phần thân thể chưa tu [tốt] là chưa được cứu. Họ đang mong mỏi chờ đợi chúng ta tu luyện tốt và cứu họ. Khi chúng ta buông lơi và truy cầu an dật, chẳng phải chúng ta đang lừa gạt những sinh mệnh đó sao? Nếu vậy, chúng ta có xứng đáng là những vị vương chủ của họ trong những vũ trụ của chúng ta không?

Thứ ba, buông lơi cũng tương đương với [hành vi] vô trách nhiệm. Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chúng ta có sứ mệnh cứu độ chúng sinh. Số lượng đệ tử Đại Pháp là hữu hạn, và mỗi chúng ta phải gánh vác phần của mình trong việc cứu chúng sinh. Nếu chúng ta không cứu chúng sinh mà ta cần phải cứu, họ có thể mất đi tương lai của họ chỉ vì chúng ta.

Sợ chịu khổ

Có ít nhất hai lý do khiến các học viên buông lơi và truy cầu an nhàn. Trước tiên đó là sợ chịu khổ. Tôi từng thấy một số học viên, những người đã từng làm nhiều việc chứng thực Pháp, [trở nên] buông lơi. Cho rằng mình đã phó xuất rất nhiều trong quá khứ, họ có thể cảm thấy họ không còn muốn chịu khổ nữa. Do vậy, họ truy cầu an dật. Theo tôi nhìn nhận, họ đã bị can nhiễu bởi nhân tâm.

Đệ tử Đại Pháp đã theo Sư phụ đặt định nền móng cơ sở cho Chính Pháp trong suốt 5.000 năm văn minh. Chúng ta đã đóng rất nhiều vai trong lịch sử và đã chịu đựng [khổ nạn] trong vạn kiếp luân hồi.

Tôi từng đọc một bài viết của một học viên, người đã miêu tả bản thân từng là Ngụy Trung Hiền, một gian thần khét tiếng trong Triều đại nhà Minh. Đóng vai [phản diện] đó và gây ra những điều không tốt là việc khá dễ dàng, nhưng phải gánh chịu nghiệp lực và khổ nạn sau đó lại rất khó khăn. Vậy nên, không ai muốn đóng vai đó cả. Thế nhưng, để đặt ra cơ sở cho Chính Pháp, người học viên đã quyết định nhận vai diễn này. Sau khi Ngụy chết, ông ta đã bị đóng băng 100 năm ở một không gian khác, tương đương 25 năm trong thế giới chúng ta. Chúng ta biết rằng khi ra khỏi nhà vào mùa đông, chúng ta có thể cảm thấy giá lạnh và tê cóng. Nhưng đó chỉ là một khoảng thời gian ngắn. Nếu một người bị đóng băng trong 25 năm – chịu đựng trong suốt thời gian đó nhưng lại không chết, thì sự thống khổ [to lớn] như thế nào? Sau đó, người học viên đó lại tiếp tục luân hồi và chịu đựng, cho đến đời này. Đây là một ví dụ. Nhiều học viên khác cũng từng [phải] chịu đựng thống khổ không thể tưởng tượng nổi trong quá khứ.

Điều đó có nghĩa là, sau khi chịu đựng thống khổ như thế trong suốt lịch sử hàng trăm hàng nghìn năm, cuối cùng, chúng ta cũng đến được thời kỳ Chính Pháp vô cùng trọng đại này. Nếu chúng ta không thể làm mọi thứ thật tốt và không thể cứu những người chúng ta cần cứu chỉ vì những quan niệm người thường và truy cầu an dật, đó có phải là mục đích chân chính của chúng ta không? Chẳng phải chúng ta nên tận dụng thời gian một cách tốt nhất và làm các việc với khả năng cao nhất của chúng ta hay sao?

Chấp trước vào cuộc sống tốt đẹp của người thường

Một ví dụ khác của việc tiêu trầm là hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp giống như người thường. Thế giới con người này được tạo ra cho Chính Pháp và cho các học viên tu luyện tại nơi đây. Hoàn cảnh tu luyện này có hai đặc điểm: giả tướng và khổ nạn. Một người tu luyện cần phải nhìn thấu giả tướng của thế giới con người, chịu đựng khổ nạn, và giữ vững chính niệm để có thể đạt đến tiêu chuẩn. Nếu như một cá nhân chỉ mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc trong thế giới con người, làm sao họ có thể đạt đến những tiêu chuẩn của người tu luyện?

Người thường có thể nghĩ rằng không phải chịu khổ là một cuộc sống tốt, nhưng điều đó khác xa cuộc sống tốt đích thực trên thiên thượng. Một người trông có vẻ đang ngồi thoải mái ở một nơi nào đó, nhưng anh ta cần dùng sức mạnh để di chuyển cơ thể mình. Tuy nhiên, các vị Thần có cơ thể không trọng lượng và hưởng thụ sự thoải mái đích thực mà nhân loại sẽ không bao giờ có. Trong con mắt của các vị Thần, thế gian con người giống như một vũng bùn và hố phân. Truy cầu cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong hố phân là điều lố bịch và nực cười đối với họ.

Tất nhiên, nhân loại sinh sống ở đây bởi vì họ không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ. Nhưng đối với các đệ tử Đại Pháp chúng ta, chúng ta đã biết được chân tướng nhờ Sư phụ, do đó chúng ta không nên truy cầu an dật như những người thường.

Chính Pháp đã tiến tới giai đoạn này, và chúng ta không thể đảo ngược quyết định hạ xuống thế gian con người để trở thành đệ tử Đại Pháp. Nếu bất cứ ai trong chúng ta muốn thoái lui bởi không thể gánh vác trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp, thì sẽ không thể tìm ra một [ai khác] để thay thế. Trước khi giáng hạ xuống thế giới này, chúng ta đã thệ nguyện trở thành đệ tử Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Nếu có người mất đi tương lai của họ chỉ vì chúng ta buông lơi, đó là lỗi của chúng ta. Ngay cả nếu Sư phụ không làm gì đối với chúng ta, các vị Thần sẽ không thừa nhận chúng ta là đệ tử Đại Pháp. Cựu thế lực cũng sẽ tìm được cớ để bức hại chúng ta. Chúng có thể hành hạ chúng ta bằng nghiệp bệnh hoặc bắt bớ, trên danh nghĩa giúp đỡ chúng ta tống khứ chấp trước truy cầu an dật.

Tống khứ tâm vị tư

Con người khác với Thần ở chỗ, con người ích kỷ, vị tư còn Thần thì vô tư vô ngã. Để trở thành Thần, người tu luyện phải tu bỏ tâm vị tư. Nếu một người tu luyện thật sự từ bi và vô ngã, anh ấy hoặc cô ấy sẽ không truy cầu an nhàn thoải mái cho bản thân mình. Bằng cách buông bỏ tự ngã và trở nên vô vi, một người có thể bao dung người khác và biết đặt mình vào hoàn cảnh của họ. Cuối cùng, người tu luyện ấy sẽ đồng hóa với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Tâm vị kỷ là gốc rễ phát sinh của tất cả các tâm khác, chẳng hạn như tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm sợ chịu khổ, và tâm truy cầu an nhàn. Tống khứ những chấp trước bề mặt là không đủ – chúng ta cần phải giải thể chấp trước căn bản vào tự ngã. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể thoát thai hoán cốt từ người thường trở thành những vị Thần.

Nếu chúng ta chứng thực Pháp với tâm vị tư, thì chúng ta đang làm các việc giống như người thường. Trong khi trợ Sư chính Pháp, nếu chúng ta có thể tống khứ cái tôi và hòa tan trong Pháp, mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ, bởi cựu thế lực không dám can nhiễu và Sư phụ cũng sẽ trợ giúp chúng ta.

Hãy tỉnh ngộ trước giả tướng và luôn thanh tỉnh. Nếu chúng ta cứ lần lữa trong thế giới con người chỉ vì một chút an dật cỏn con và trì hoãn hành trình trở về ngôi nhà đích thực của mình, chúng ta sẽ bị mắc kẹt nơi đây khi các học viên khác viên mãn và đến thế giới thiên quốc. Lúc đó có hối hận thì đã quá muộn. Chúng ta hãy nhắc nhở nhau trân quý sự từ bi khổ độ của Sư phụ, hy vọng mong chờ được cứu của chúng sinh, chặng hành trình chúng ta đã đi qua, và tương lai của chúng ta và của chúng sinh. Là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất, đó là tu luyện tinh tấn.

Trên đây là những thể ngộ của bản thân tôi. Xin hãy chỉ ra điều chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/24/394962.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/26/180485.html

Đăng ngày 30-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share