Lý Trí Thanh, bình luận viên của Minh Huệ

Phần 1: https://vn.minghui.org/article/1268.html
Phần 2: https://vn.minghui.org/article/1269.html
Phần 3: https://vn.minghui.org/article/1285.html

[MINH HUỆ 27-3-2005] Vào chiều thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2000, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hoạt động lớn để ca ngợi những nhà ngoại giao đã cứu người Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trong chiến tranh, đã có 84 nhà ngoại giao từ 24 quốc gia bất chấp nguy hiểm tới tính mạng đã cấp visa cho hơn 300.000 người Do Thái, nhờ đó họ đã chạy thoát tới các nước khác. Hà Phượng San, tổng lãnh sự Trung Quốc ở Vienna thời gian đó, là một trong những nhà ngoại giao đó.

Hà Phượng San được gọi là “Shindler của Trung Quốc”. Ông là tổng lãnh sự của Trung Quốc ở Viên từ năm 1938 đến năm 1940. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng đã cấp nhiều ngàn “Thị thực cứu mạng” cho dân Do Thái ở Áo, cho phép họ thoát khỏi chính sách diệt chủng của phát xít Đức. Khi đại sứ Trung Quốc tới Đức và biết điều này, ông ta, vì lo lắng tới quan hệ ngoại giao giữa Đức và Trung Quốc, đã gọi Hà từ Berlin tới và yêu cầu ông ngay lập tức ngừng cấp những visa đó. Tuy nhiên, Hà không bị ảnh hưởng chút nào. Chính phủ phát xít Đức thậm chí còn sử dụng lý do rằng ngôi nhà mà tòa lãnh sự Trung Quốc đã thuê là của người Do Thái để tịch thu ngôi nhà. Tuy nhiên, sau đó Hà đã chuyển tòa lãnh sự Trung Quốc tới một ngôi nhà khác, nhỏ hơn ngôi nhà ban đầu nhiều, và tiếp tục cấp những visa này. Việc này đã kéo dài đến khi ông rời nước này. Bố mẹ của Rabbi Israel Singer, tổng thư ký của Quốc Hội Do Thái Hoàn Cầu, nằm trong số những người ông đã cứu.

Đáp lại những hành động chính nghĩa của ông Hà Phượng San, Israel đã trao tặng ông Hà danh hiệu “nhân sĩ chính nghĩa quốc tế”, một vinh dự được trao cho những người không phải dân Do Thái đã bất chấp nguy hiểm tới mạng sống để cứu dân Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Mặc dầu ông chịu sức ép từ các cấp trên, từ chính phủ của chính ông, và từ chính phủ phát xít Đức, và trong một hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, Hà Phượng San vẫn giương cao nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo và biểu lộ đạo đức, lương tâm, và tính cách độc lập của một nhà ngoại giao. Hành động chính nghĩa của ông đã mở ra một trang sử sáng ngời trong lịch sử ngoại giao và đã dành được một danh tiếng tuyệt vời cho nhân dân Trung Quốc trên vũ đài quốc tế.

Bóng tối chưa từng thấy trong ngành ngoại giao Trung Quốc

Không giống như những hành động chính nghĩa của Hà Phượng San, sau khi Giang Trạch Dân và ‘Phòng 610’ bắt đầu khủng bố Pháp Luân Công trên toàn quốc, các chi nhánh ngoại giao của Trung Quốc ở nước ngoài đã bắt đầu truyền dẫn một cách hệ thống những lời dối trá và thù địch của chính phủ Trung Quốc ra nước ngoài và đã cố gắng lan truyền cuộc khủng bố trên tất cả các nước trên thế giới. Mục tiêu của chúng là cùng nhau hành động để khủng bố Pháp Luân Công ở Trung Quốc và nhanh chóng tiêu diệt Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Vì thế, một cuộc trận chiến giữa chính và tà đã xảy ra trên toàn cầu trên một phạm vi lớn chưa từng thấy. Trung Cộng đã viết một trang đen tối trong thời kỳ ngoại giao đương thời của Trung Quốc, từ lúc mục đích ngoại giao hàng đầu của nó là khủng bố những người dân của chính nó. Tuy nhiên, những học viên Pháp Luân Công hải ngoại, qua sự chống lại cuộc khủng bố của họ bằng các nỗ lực bền bỉ và cần cù, đã là những ngọn đèn soi sáng dẫn đường trong thời kỳ lịch sử đen tối này.

Có thể mọi người vẫn nhớ những màn kịch sau, những cái mà tôi muốn sử dụng để chỉ ra ngành ngoại giao của Trung Cộng xấu xa và lố bịch thế nào:

Vào tháng 9 năm 1999, trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương ở New Zealand, với tư cách cá nhân Giang Trạch Dân đã phát tán cuốn sách nhỏ có chứa thông tin vu khống Pháp Luân Công tới các nhà lãnh đạo thế giới tham gia hội nghị, bao gồm cả tổng thống Mỹ Clinton. Các nhà ngoại giao của các nước phương Tây có mặt tại đó đều điếng người vì hành động bất chấp nghi thức ngoại giao của Giang đang cố gắng gieo rắc sự truyền bá với mục đích khủng bố những người dân vô tội của chính đất nước của hắn.

Vào tháng 10 năm 1999, một lần nữa Giang lại gọi Pháp Luân Công bằng những từ phỉ báng trong tờ báo Pháp Le Figaro. Sau đó hắn đã mang về Trung Quốc những gì hắn vừa tạo ra và trích dẫn chúng trong cái gọi là tuyên truyền chống tà giáo ở Trung Quốc. Theo cách đó, hắn đã leo thang chiến dịch lưu manh vu khống và chụp mũ Pháp Luân Công xuyên suốt Trung Quốc.

Vào năm 2000, trước hàng triệu người xem, Giang đã tạo ra những lời dối trá vô trách nhiệm. Trên đài truyền hình CBS nổi tiếng ở Mỹ, hắn đã khẳng định rằng người sáng lập Pháp Luân Công đã tự tuyên bố mình là Thích Ca Mâu Ni và Giê Su tái sinh, đó hoàn toàn là bịa đặt.

Những hành động lố bịch của Giang điên cuồng vu khống những học viên Pháp Luân Công đã đem tới sự ô nhục cho Trung Quốc, và đã mở ra một chương đen tối nhất, trơ trẽn nhất, và nhục nhã nhất trong lịch sử ngoại giao Trung Quốc. Từ đó, vu khống, quấy rối, và khủng bố những người dân Trung Quốc vô tội và hợp tác với cuộc khủng bố tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang trở thành ưu tiên hàng đầu của những nhân viên ngoại giao Trung Quốc tại hải ngoại.

Trong năm năm qua, các toà đại sứ và lãnh sự Trung quốc đã vi phạm các hiệp ước ngoại giao quốc tế, giẫm đạp thô thiển lên luật của các nước mà chúng có trụ sở; phát ra nhiều tài liệu vu khống tới nhiều viên chức, phương tiện truyền thông, các tổ chức phi chính phủ của các nước; đã sử dụng áp lực ngoại giao hay kinh tế để cố gắng ngăn cản các chính phủ sở tại của các nước khác không trao các phần thưởng và sự hỗ trợ chính nghĩa của họ cho Pháp Luân Công; đã sử dụng các thư viện công cộng, phương tiện truyền thông, Internet, các trường đại học, và các kênh khác để truyền ngấm sự thù ghét vào những người dân ở bên ngoài Trung Quốc; đã từ chối cấp gia hạn hộ chiếu cho những học viên Pháp Luân Công Trung Quốc ở hải ngoại, quấy rầy các hoạt động địa phương của họ, v.v… Các toà đại sứ và lãnh sự Trung quốc đã thực hiện nhiều việc bất hợp pháp và vô đạo đức. Những trường hợp sau đây chỉ là phần chóp của tảng băng.

Phơi bày những bí mật đen tối về sự tham gia vào khủng bố của các nhân viên ngoại giao Trung Quốc

Sử dụng áp lực lên các quan chức chính phủ nước ngoài

Những gì Giang sợ hãi nhất là chính phủ các nước khác và các quan chức chân chính của họ sẽ đứng lên chống lại cuộc khủng bố Pháp Luân Công. Do đó, Giang đã ra lệnh cho các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc phải dốc hết nỗ lực đẩy mạnh truyền bá vu khống và áp dụng áp lực kinh tế và ngoại giao tới các cấp viên chức khác nhau của chính phủ nước ngoài.

1) Tấn công Pháp Luân Công vào bất kỳ thời gian, cơ hội hoặc địa điểm nào, bất kể ai có mặt

Các nhân ngoại giao Trung Quốc nên tập trung nỗ lực của họ vào việc xử trí các vấn đề có tầm quan trọng lớn tới cả Trung Quốc và đất nước ngoại quốc mà họ ở. Tuy nhiên, để phô trương những thành tựu và để khéo nịnh Giang Trạch Dân, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thường xuyên tấn công Pháp Luân Công vào bất kể cơ hội, thời gian và địa điểm nào.

Vào tháng 7 năm 2000, tại các hội nghị diễn ra ở Chicago và Clevelan, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Lý Triệu Tinh, đã được sắp xếp để phát biểu trước hơn 250 người tham dự, bao gồm cả ban chủ toạ, chủ tịch các đoàn thể, các viên chức chính phủ, các luật sư, và các nhà lãnh đạo cộng đồng khác về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng thay vì đó ông ta đã lợi dụng các hội nghị này để vu khống Pháp Luân Công và truyền bá sự thù ghét.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2001, cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Chu Khải Trinh, đã dẫn một đoàn các nhà ngoại giao Trung Quốc tới gặp cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, Condoleezza Rice. Người dân bên ngoài cuộc họp ban đầu nghĩ rằng mục đích của cuộc họp này là để thảo luận về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Nhưng thay vì thế, Chu đã lấy ra bài diễn văn đã được chuẩn bị trước của hắn và bắt đầu vu khống Pháp Luân Công trước mặt Rice. Rice đã chấm dứt cuộc họp sau khi Chu đã đọc bài diễn văn của mình được 20 phút.

Vào năm 2002, khi bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc, Đường Gia Tuyền, gặp bộ trưởng Bộ ngoại giao của Úc, ông Alexander Downer, trong chuyến viếng thăm của hắn tới Úc, một trong những chủ đề nổi bật là vu khống Pháp Luân Công. Hắn đã yêu cầu chính phủ Úc hạn chế các hoạt động hợp pháp và trong địa phương của các học viên Pháp Luân Công.

2) Áp chế tiếng nói chính nghĩa

Pháp Luân Công đã được truyền bá ở hơn 60 quốc gia khắp thế giới, và những cuốn sách chính của Pháp Luân Công đã được dịch sang 20-30 ngôn ngữ. Vì lợi ích của Pháp Luân Công đối với tinh thần và sức khỏe thể chất của con người, sự hài hòa mà Pháp Luân Công mang lại, và vẻ đẹp của sự luyện tập, các quan chức và cư dân địa phương đã có ấn tượng tốt về Pháp Luân Công, và vì vậy nhiều quan chức chính phủ đã trao những lời ca ngợi hay phần thưởng cho Pháp Luân Công. Sau khi cuộc khủng bố bắt đầu, Pháp Luân Công cũng nhận được hỗ trợ từ nhiều quan chức chính nghĩa. Mỗi lần những quan chức này trao cho Pháp Luân Công phần thưởng và hỗ trợ, các nhân viên ngoại giao từ tòa lãnh sự Trung Quốc sẽ lặp đi lặp lại gửi cho các quan chức này các tài liệu chứa những thứ vu khống Pháp Luân Công. Các nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã bất chấp các nghi thức ngoại giao và thô bạo yêu cầu các quan chức này rút lại các phần thưởng của họ.

Vào tháng 11 năm 2000, Stan Bogosian, cựu thị trưởng của thành phố Saratoga ở California, đã gửi một bức thư công bố khen ngợi các học viên Pháp Luân Công vì sự đóng góp của họ với các cộng đồng địa phương. Ngay lập tức sau đó, ông đã nhận được một cú điện thoại từ tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco và đã được yêu cầu phải có một cuộc gặp mặt đối mặt và rút lại tuyên bố của ông về khen ngợi Pháp Luân Công.

Vào tháng 12 năm 2000, thị trưởng Randy Voepel của thành phố Santee ở California đã chuẩn bị để đưa ra một sự ca ngợi Pháp Luân Công. Kết quả là, tòa lãnh sự ở Trung Quốc tại Los Angeles đã gửi ông một bức thư chứa những lời rất thô thiển lăng mạ Pháp Luân Công và, theo một cách rất đe dọa, yêu cầu ông không đưa ra bất cứ phần thưởng hay hỗ trợ nào cho Pháp Luân Công. Nó cũng yêu cầu ông không cho phép Pháp Luân Công được đăng ký như là một tổ chức. Thị trưởng Voepel đã trả lời trong một bức thư và trên truyền hình rằng ông “ớn lạnh tới tận xương” rằng “một quốc gia cộng sản lại có thể dám gây khó khăn tới mức này nhằm đàn áp những gì được chấp nhận một cách thông thường trong đất nước này (Mỹ)”.

Vào tháng 11 năm 2002, Hội đồng thành phố Chicago nhất trí thông qua một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc vì khủng bố Pháp Luân Công. Một tuần sau, tổng lãnh sự của tòa lãnh sự Trung Quốc tại Chicago đã gửi một bức thư dài 3 trang chứa những thứ vu khống Pháp Luân Công tới mọi thành viên của Hội đồng thành phố Chicago.

Những thứ tương tự cũng xảy ra ở các thành phố khác.Ngoại trừ một vài viên chức nhượng bộ áp lực của Trung Cộng, hầu hết đều cứng rắn từ chối những đòi hỏi phi lý của các nhân viên ngoại giao Trung Cộng. Ông Bogosian và ông Voepel, đã được nêu ở trên, đều kiên quết đưa ra những lá thư ca ngợi các học viên Pháp Luân Công. Họ cũng xác nhận tại phiên điều trần của Quốc hội về những việc này. Vào tháng 10 năm 2004, Quốc hội đã nhất trí thông qua nghị quyết 304, yêu cầu chính phủ Trung Cộng ngừng sử dụng các nhân viên ngoại giao của nó để truyền bá những lời dối trá về Pháp Luân Công trên lãnh thổ Hoa Kỳ, ngừng can nhiễu vào các viên chức chính phủ địa phương, và ngừng quấy rối các hoạt động của Pháp Luân Công. Theo thống kê chưa đầy đủ, tới bây giờ, Pháp Luân Công đã nhận được ít nhất 1.227 ca ngợi chính thức hoặc phần thưởng, 129 nghị quyết hỗ trợ, và 1060 thư hỗ trợ trên khắp thế giới.

Trong khi sử dụng áp lực lên các quan chức chính phủ nước ngoài, các tòa đại sứ và lãnh sự Trung Quốc cũng thường bóp méo lời của các quan chức nước ngoài và dựng chuyện để lừa dối nhân dân Trung Quốc.

Vào tháng 2 năm 2001, khi thấy thành phố Decatur, thuộc Inllinois vừa công bố ca ngợi về Pháp Luân Công, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Chicago đã gửi tới ngài thị trưởng những tài liệu chứa những thông tin vu khống Pháp Luân Công. Sau khi nhận được những tài liệu này, thị trưởng Terry Howley nhanh chóng viết trả lời, nói rõ các đặc điểm của Pháp Luân Công và lịch sự bày tỏ rằng ông đã rất lấy làm tiếc cho bất cứ hiểu nhầm nào có thể xảy ra. Điều này không phải là một lời biện bạch chút nào. Tòa lãnh sự nhanh chóng bóp méo sự thật. Vào ngày 9 tháng 3, tờ Tân Hoa Xã của chính phủ Trung Quốc đã bịa đặt tin tức rằng thị trưởng của thành phố Decatur đã “xin lỗi” vì đã tuyên bố “Tuần lễ Pháp Luân Công”.

3) Sử dụng đe dọa để làm các nước khác phải tham gia cuộc khủng bố.

Một mặt ĐCSTQ đã cố gắng tạo ra một ấn tượng giả trong sự truyền bá tại Trung Quốc rằng tất cả các nước khác đều chống Pháp Luân Công. Mặt khác, chúng cũng dọa nạt các nước khác bắt họ phải tham gia vào cuộc khủng bố Pháp Luân Công và hạn chế quyền kháng cáo của các học viên Pháp Luân Công. Những hành động này đã tạo ra những vấn đề lớn ở nhiều nước khác.

Vào tháng 4 năm 2002, khi Giang Trạch Dân thăm Đức, cảnh sát Đức đã chịu thua áp lực của ĐCSTQ và đã can nhiễu các hoạt động phản kháng hòa bình của các học viên. Trong chuyến thăm của Giang, cảnh sát Đức đã vi phạm các quyền con người cơ bản của các học viên Pháp Luân Công một số lần. Sau đó Bộ Nội Chính ở Berlin đã xin lỗi các học viên.

Vào tháng 6 năm 2002, chính phủ Iceland, vốn đã chịu thua áp lực của ĐCSTQ, đã sử dụng các danh sách đen mà bè lũ Giang gửi cho và đã từ chối cho phép 60 học viên Pháp Luân Công vào Iceland. Điều này đã dẫn đến những phản đối mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông quốc tế và nhân dân Iceland. Vào ngày mà Giang đến, 450 thành viên quốc hội và một số nhân vật nổi tiếng đã hành động cùng nhau và đã xuất bản bốn yết thị chiếm toàn trang trên tờ báo lớn nhất của Iceland để xin lỗi các học viên Pháp Luân Công. Các yết thị đã sử dụng ba chữ Trung Quốc có ý nghĩa “xin lỗi” làm đầu đề, trong khi đầu đề tiếng anh là “CHÚNG TÔI XIN LỖI!” Khoảng ba ngàn người dân đã tự động tổ chức một cuộc họp trên phạm vi lớn và phản đối ở thủ đô. Họ giương cao các biểu ngữ Pháp Luân Công và dán kín miệng của họ bằng băng đen để bày tỏ một cách tượng trưng rằng chính phủ Iceland đã vi phạm mong ước của nhân dân, và rằng họ không hài lòng với sự ngược đãi của chính phủ đối với Pháp Luân Công.

Một cuộc tuần hành trên phạm vi lớn của người Trung Quốc đã được tổ chức ở Pháp từ ngày 24 đến ngày 27 tháng giêng năm 2004, trong dịp Tết cổ truyền Trung Quốc. Trong cuộc tuần hành, nhiều người dân đã bị bắt tạm thời. Cảnh sát Pháp đã bắt những người mang khăn quàng màu vàng, mặc quần áo in chữ “Pháp Luân Công” hoặc “Chân-Thiện-Nhẫn”, cầm những biểu ngữ màu vàng nhỏ, hoặc mặc quần áo màu vàng. Những người mà cảnh sát bắt bao gồm cả những nhà báo không phải là học viên Pháp Luân Công. Những hành động này đã bị chỉ trích và tố cáo bởi nhiều tổ chức nhân quyền, luật sư nhân quyền, viên chức chính phủ, thành viên quốc hội, học giả, và học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước. Khi bộ trưởng Bộ Tự Do Địa Phương nước Pháp, ông Patrick Devedjian, gặp gỡ với chủ tịch Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp của Pháp, ông Đường Hán Long, ông ta đã hứa rằng những hành động vô lý này mà cảnh sát Pháp đã thực hiện để chống lại các học viên Pháp Luân Công sẽ không diễn ra nữa.

Thêm vào đó, các tòa đại sứ của ĐCSTQ cũng đã gây áp lực lên Burma, Campuchia, và các nước khác nhằm cố gắng bắt hoặc thậm chí trục xuất các học viên Pháp Luân Công những người phản đối cuộc khủng bố của ĐCSTQ, như vậy họ có thể bị mang trở lại Trung Quốc để chịu khủng bố và tẩy não. ĐCSTQ đã bị tố cáo mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông quốc tế vì những hành động này.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2001, dựa trên tin tức nhận được rằng Giang Trạch Dân sẽ thăm Burma, ông Trần Vinh Nguyên – 70 tuổi, một công dân Hồng Kông, đã giương một biểu ngữ nhỏ có các chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” cạnh con đường tới sân bay ở Rangoon. Ông đã bị bắt và kết án trong một phiên tòa kín mà không có mặt luật sư bào chữa hay thành viên gia đình để thấy các quyền của ông bị lạm dụng thế nào.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2002, dưới áp lực từ tòa đại sứ Trung Quốc, chính phủ Campuchia đã công khai vi phạm các quy tắc quốc tế và đã gửi các học viên Pháp Luân Công ông Lý Quốc Tuấn, khoảng 50 tuổi, và cô Trương Hân Di, một cặp vợ chồng đã nhận được chứng nhận từ Cao Ủy Người Tị Nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) công nhận họ là “những người đang giải quyết” chính thức, trở lại Trung Quốc. Lý do duy nhất để gửi họ trở lại Trung Quốc là vì họ là những học viên Pháp Luân Công. Từ đó trở đi không bao giờ còn nghe thấy tin tức gì về họ nữa.

Vào tháng 10 năm 2002, khi học viên Pháp Luân Công cô Vương Ngọc Chi, người đã bị khủng bố tàn nhẫn tại Trung Quốc và sau đó đã đến Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất sau nhiều khó khăn, đã giảng rõ sự thật cho nhân dân Trung Quốc tại sân bay địa phương. Các nhân viên của tòa lãnh sự Trung Quốc đã chú ý và theo dõi cô. Họ đã gây áp lực lên cảnh sát địa phương để bắt cô Vương và đã muốn gửi cô trở lại Trung Quốc. Với sự giúp đỡ từ các đồng tu Pháp Luân Công tại hải ngoại và chính phủ Canada, cô Vương Ngọc Chi đã được cứu và đưa tới Canada.

 

Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2005/4/23/59971.html;

Bản tiếng Anh: Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2005/3/27/98165.html.

Dịch ngày 26-4-2005, đăng ngày 2-5-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share