[MINH HUỆ 17-11-2009] Tôi viết bài chia sẻ để các bạn học viên biết về một vài sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực đến tu luyện của những học viên trong vùng chúng tôi. Xin hãy đề phòng những vấn đề này.

1. Dựa vào bạn đồng tu để đạt được lợi cá nhân

Đương nhiên, khi các bạn đồng tu cần giúp đỡ, thì việc ra tay giúp đỡ là chuyện bình thường. Xét cho cùng thì chúng ta đang tu từ bi. Tuy nhiên, một vài bạn đồng tu chưa bỏ đi “tính tham lam”. Họ liên tục cầu xin sự giúp đỡ để làm lợi cá nhân và gây khó khăn cho các bạn đồng tu làm ba điều. Giúp đỡ một người như vậy là ủng hộ tính tham lam của họ.

2. Sợ những lời phê bình từ các bạn đồng tu

Một số học viên nói với người khác không được nhắc nhở họ về những chấp trước của họ, nói rằng: “Tôi biết những chấp trước của tôi là gì và nếu tôi không biết Sư Phụ sẽ nhắc nhở tôi. Hơn nữa, dù sao tôi cũng đang học Pháp.” Đây rõ ràng là một chấp trước thể hiện sự sợ những lời phê bình. Trên thực tế, lắng nghe ý kiến của những học viên khác sẽ giúp thăng tiến nhanh hơn.

3. Sợ chỉ ra chấp trước của các bạn đồng tu

Có nhiều quan điểm về việc chỉ ra chấp trước của các bạn đồng tu có ích hay không. Một vài người nói bạn có thể làm điều đó khi nó được làm một cách từ bi. Người khác nói bạn đang áp đặt quan điểm của bạn lên người khác, điều đó sẽ tạo ra sự bất hoà và làm tổn thương mọi người. Do vậy, ở những buổi học Pháp không ai muốn nói về những vấn đề tồn tại. (Tất nhiên, quan trọng là nhìn vào bên trong và tu luyện tư tưởng của mỗi người. Khi chúng ta phê bình người khác, chúng ta cũng phải thận trọng làm điều đó một cách từ bi.)

Trên thực tế, tôi nghĩ việc cố gắng gìn giữ sự hài hoà là dựa trên những quan niệm người thường. Nó cũng phản ánh sự sợ bị phê bình bởi người khác. Đưa ra những lời gợi ý và nói chuyện nước đôi là dựa trên văn hoá Đảng. Một người tu nên thẳng thắn.

Có một bạn đồng tu thích làm nhiều việc hơn và có một trung tâm sản xuất tài liệu làm sáng tỏ sự thật lớn. Anh ta đã hợp nhất mấy trung tâm vào làm một. Một số học viên biết hành động đó sẽ thu hút sự chú ý và tăng rủi ro bị phát hiện nhưng đã không chỉ ra cho anh ấy. Cuối cùng địa điểm đã bị phá huỷ bởi ĐCSTQ. Nếu họ chỉ ra rủi ro tăng lên cho anh ấy trước đó, thì tổn thất có thể sẽ nhỏ hơn.

4. Sợ đối mặt

Nhiều người chúng ta (kể cả tôi) không muốn trực tiếp chỉ ra những chấp trước của người khác vì sợ tạo ra bất hoà vì có những học viên không thể chấp nhận những lời phê bình. Do vậy họ bàn tán vấn đề sau lưng người đó. Tôi nghĩ đây cũng là văn hoá Đảng và nó sẽ tạo ra một môi trường phức tạp hơn.

Một vài học viên chơi trò hai mặt. Trước mặt người này thì họ nói: “Anh đang đảm nhận một khối lượng công việc thật nặng nhọc. Anh có cần giúp đỡ không?”. Họ nói chuyện với người khác: “Anh chàng tham lam này muốn kiểm soát mọi thứ.” Những học viên này đang hành động giống như người thường.

5. Ủng hộ dựa vào quan hệ cá nhân

Khi những quan điểm khác nhau đưa lên bàn thảo luận, thì sự ủng hộ một quan điểm đưa ra được dựa trên mối quan hệ với người nói lên ý kiến thay vì dựa vào Pháp. Nếu bạn của anh ta không ủng hộ anh ta, anh ta sẽ nói: “Tại sao bạn ủng hộ người đó mà không ủng hộ tôi?

Một bạn đồng tu đã làm một quyển sách Đại Pháp, nhưng không muốn làm theo hướng dẫn đưa ra bởi trang web Minh Huệ. Bìa sách có chất lượng kém và ngắn hơn quyển sách. Khi được hỏi về việc bất kính với Sư Phụ, anh ta trả lời: “Quan trọng là nội dung, chứ không phải là bìa đẹp.” Anh ta cũng đã dùng những đĩa DVD chất lượng kém để in đĩa Thần Vận. Một số cái đã hỏng. Một vài học viên khác đã ủng hộ anh ta và nói: “Cũng được nếu có thể làm bằng loại đĩa này. Những người khác nhau ở những tầng thứ trình độ khác nhau nên làm việc cũng khác nhau. Nó không đúng nếu cứ áp đặt quan điểm riêng của bạn lên người khác.” Có vẻ như họ đang làm theo Pháp, nhưng thực tế họ đang bảo vệ những chấp trước của bản thân họ và cố chứng thực bản thân họ.

Tôi nghĩ những loại sự kiện này sinh ra từ những quan niệm của người thường. Nhiều cái là từ văn hoá Đảng. Có nhiều tâm sợ hãi: sợ bị phê bình, sợ làm tổn thương người khác, và sợ có thể bị tổn thương. Tôi muốn vạch trần những thứ này ra và cố gắng thay đổi bắt đầu từ chính bản thân tôi. Tôi tin mỗi người chúng ta phải đề cao để cải thiện môi trường của chúng ta. Khi mỗi người trong chúng ta đề cao, chúng ta sẽ có thể phối hợp tốt hơn và cứu nhiều chúng sinh hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/17/212743.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/2/112777.html
Đăng ngày: 05-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share