Bài viết của Tiểu Liên
[MINH HUỆ 02-07-2003] Thái độ của chúng ta đối với người khác có liên quan đến trạng thái tồn tại cảnh giới sinh mệnh của chính chúng ta chứ không liên quan trực tiếp đến người khác. Sư Phụ từng giảng rằng:
“Trân quý người khác cũng là trân quý chính bản thân mình.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999]”, bản dịch chưa chính thức).
Khi tôi làm điều gì sai, Sư Phụ vẫn dùng lòng từ bi vô lượng để hứng chịu cho tôi; Ngài vẫn cười với tôi để khuyến khích tôi và cho tôi cơ hội khác để bước đi trên con đường chính và làm lại lần nữa cho tốt. Sư Phụ vẫn không bỏ rơi chúng ta ngay cả khi chúng ta đã làm điều gì thật xấu; một cảnh giới từ bi mới vĩ đại làm sao! Mỗi khi chúng ta không thể buông bỏ được [tâm chấp trước] khi đối diện với một sự kiện nào đó, thậm chí có những chủng tư tưởng rất bất hảo, thì đó chính là mức độ tâm tính lúc ấy của chúng ta.
Tâm của một đấng Giác Giả có thể thiện hóa hết thảy mọi thứ, bao dung hết thảy mọi thứ. Đây chính là yêu cầu và tiêu chuẩn của Pháp cho mỗi sinh mệnh trong vũ trụ. Khi chúng ta muốn làm điều tốt cho ai đó hoàn toàn xuất phát từ nội tâm, thì không từ ngữ nào có thể mô tả được sự hạnh phúc của chúng ta lúc ấy; nó đã đạt đến cảnh giới thuần tịnh và thấu minh, trạng thái vô tư vĩnh hằng. Đây chính là trí tuệ có thể thấu triệt mọi thứ và có dung lượng tiếp nạp hết thảy mọi chúng sinh.
Một niệm của đấng Giác Giả trong Đại Pháp có thể tái tạo càn khôn và cải biến mọi thứ. Do vậy khi chúng ta lấy thiện niệm mà đối đãi với mọi thứ, chẳng phải chúng ta đã đạt đến cảnh giới vô tư vô ngã của tân vũ trụ? Chỉ bằng cách thiện hóa mọi thứ, chúng ta mới có thể tiến nhập vào tân vũ trụ.
Trong khi tu luyện giữa người thường, mỗi cá nhân đều sẽ biểu hiện ra sự không hoàn thiện của mình; điều này là rất bình thường. Nếu chúng ta có thể nghĩ về người khác khi đối mặt với những ý kiến khác nhau, chẳng phải chúng ta đã thể hiện được tâm tính và cảnh giới của mình?
Kỳ thực, tu luyện không cần sự công nhận hay khẳng định từ người khác. Nếu mỗi cá nhân có thể có trách nhiệm và nghĩ tới người khác nhiều hơn thì sức mạnh chỉnh thể tự nhiên sẽ được phát huy; nói cách khác, khi tâm tính chúng ta đạt tiêu chuẩn, cuộc bức hại này sẽ không thể tiếp tục.
Trong vòng luân hồi chuyển thế gần như vô tận này, chúng ta đã coi những quan niệm hậu thiên là chính mình và tự kỷ chân chính của chúng ta đã bị lạc mất. Trong quá trình tu luyện, chúng ta phải trở về cái tự kỷ tiên thiên của chúng ta, cái tự kỷ chân chính và thuần khiết, và được gọi là “phản bổn quy chân”. Chẳng phải cách chúng ta đối đãi với người khác và thái độ với mọi sự vật phản ánh tâm tính chân chính của chúng ta? Người khác hay vấn đề của người khác sẽ không trở thành tốt hay xấu chỉ vì chúng ta nói nó là tốt hay xấu. Khi chúng ta đối xử với người khác, có bao nhiêu phần trăm là do quan niệm của chúng ta đang khởi tác dụng? Chúng ta coi những “quan niệm” này là tự kỷ của chúng ta, và đây chính là những thứ mà chúng ta cần tống khứ khi tu luyện. Cũng giống như những gì Sư Phụ từng nói:
“Khi đối mặt với tình huống quan trọng, nếu cuộc sống không có kèm theo bất kỳ định kiến, thì người ta có thể thật sự lo được cho mình. Sự tỉnh giác ấy là trí huệ, nó khác hẳn cái mà người bình thường gọi là “thông minh”.” (“Quý vị tồn tại vì ai” – Tinh Tấn Yếu Chỉ).
Sức mạnh của Thiện là vô cùng vĩ đại và từ bi. Thiện có khả năng cải biến mọi thứ; ngay cả những sinh mệnh xấu xa nhất cũng bị giải thể hay đồng hóa trước lòng từ bi của một đấng Giác Giả trong Đại Pháp. Qua bài giảng Pháp của Sư Phụ, “Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver, Canada năm 2003”, nhận thức tâm đắc nhất của tôi là Thiện có thể cải biến mọi thứ và tôi đã kinh nghiệm được sự từ bi trong vũ trụ mới, điều chưa từng tồn tại từ khi khai thiên tịch địa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/7/2/53326.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/7/13/38082.html
Đăng ngày 01-12-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.