[Minh Huệ] Khi tôi mới bắt đầu đi giảng rõ sự thật và gặp nhiều người mà tôi thấy bề ngoài có vẻ khó khăn, tôi thường nghĩ rằng những người như vậy rất khó khăn cho họ hiểu sự thật. Vì tôi bị những ý niệm như vậy lôi kéo, tôi sợ gặp hay nói chuyện với những người như thế vì họ không chấp nhận những lời tôi nói hay không nhận tài liệu giảng rõ sự thật, và vì thế tôi đã mất nhiều cơ hội. Trong thế gian rộng lớn này, rất ít khi gặp những người như thế, và mỗi khi nghĩ đến việc này, tôi cảm thấy hối tiếc lắm.

Dưới sự dìu dắt của Sư phụ, tôi trở nên chín chắn hơn. Tôi trở nên chín chắn hơn. Bằng cách phân phát tài liệu giảng rõ sự thật, trực tiếp giảng rõ sự thật, tôi đã vượt qua được nhiều tính chất củ của con người của tôi. Tuy nhiên, những bước đầu tiên của tôi trong vấn đề này rất là khó khăn. Tôi rất hồi hộp trong mấy lần đầu, khi tôi đưa tài liệu giảng rõ sự thật cho người lạ, thì mặt mày của tôi khô cứng lại, ngượng ngùng, và tôi chỉ lí nhí vài lời “Làm ơn nhận và đọc tài liệu này về Pháp Luân Công” Sau đó tôi đạp xe đi nhanh liền. Tôi rất tự hào về những bước đầu “bạo dạn” của tôi và tôi nghĩ nó cũng không khó lắm , nhưng tôi cũng hối hận về cử chỉ ngượng ngùng của tôi. Dần dần, tôi trở nên rất tự tin, bình tỉnh khi tôi trực tiếp giảng rõ sự thật cho mọi người, hay khi phân phát tài liệu và VCD.

Quá trình giảng rõ sự thật là chính là để trừ diệt chấp trước và những tính chất củ của con người của chúng ta, và nó cũng là trận chiến giữa thiện và ác. Khi tôi thấy có ai đó đến, mà nhìn có vẻ khó khăn, hay khi nói với người có vẻ quý phái, thì tôi bị ý nghĩ không tốt ngay “Tôi phải làm gì nếu họ từ chối tài liệu của tôi?” hay “Tôi phải làm sao nếu họ vất tài liệu tôi xuống đất?”. Ngay lúc đó, tôi liền phát chính niệm để trừ những tạp niệm đó và làm mạnh chính niệm của tôi bằng những ý nghĩ như “Tôi là đệ tử Đại Pháp và tôi có thể làm được những việc và không bị trói buộc bởi những dáng dấp bề ngoài như thế. Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội này, thì tôi không biết tôi có còn cơ hội khác để gặp lại người này không vì thời Chính Pháp đã sắp chấm dứt và người này sẽ hối hận cho tương lai của họ và chính tôi cũng vậy. Nếu tôi đánh mất cơ hội này, tôi sẽ còn gặp nhiều khổ nạn hơn là bây giờ tôi đến gặp họ để giảng sự thật.” Khi tôi có được chính niệm như thế thì tôi có thể trừ dứt được những trói buộc của tạp niệm, ý nghĩ không thuần khiết, và khi tôi thật sự nghĩ đến tương lai của họ, thì những người này lại thường nói “cám ơn” vì đã nhận được tài liệu mà tôi đưa cho họ.

Trong những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ với nhau, một số đệ tử nghĩ rằng giảng rõ sự thật là phải được xuất phát từ lòng trung thực hay là điểm bắt đầu không có chủ ý. Ví dụ như, nếu tôi nói rằng “Tôi là đệ tử Đại Pháp”, thì nó có vẻ như tôi đang chứng thực chính tôi chứ không phải chứng thực Pháp. Tôi không đồng ý với quan niệm này.

Chúng ta nên xác định vị trí chính mình một cách đúng đắn và trong tâm chúng ta luôn luôn nghĩ đến cứu độ chúng sinh. Dĩ nhiên, không phải là tôi cho rằng chúng ta không nên giảng rõ sự thật một cách gián tiếp — đôi khi cách này cũng đạt kết quả cao lắm. Nhưng nếu chúng ta nói rằng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, hơn là chúng ta chứng thực chính chúng ta. Tôi nghĩ nó cũng giống như chứng thực Pháp, vì chính chúng ta là đệ tử Đại Pháp. Theo cách này tôi thấy dễ hơn. Không phải là điều quan trọng về cái cách giảng rõ sự thật. Nhưng tấm lòng, lòng từ bi, bác ái của chúng ta đối với chúng sinh mới là quan trọng. Bởi vì chúng ta là đệ tử Đại Pháp và là lạp tử của Đại Pháp. Chúng ta được sinh ra bởi Đại Pháp, và vì thế chúng ta phải kiên trì, trung thực chứng thực Đại Pháp.

Đó là những hiểu biết của riêng tôi. Làm ơn chỉ giáo những điểm không đúng đắn.

3-1-2005

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/12/23/92038.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/3/56201.html.

Dịch và đăng ngày 17-1-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share