Bài viết của một học viên Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-9-2018] Chúng ta đã đọc nhiều bài viết trên Minh Huệ về đức tin kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp và cách để làm tốt ba việc. Nhiều học viên đã làm tốt về phương diện này và có những bài chia sẻ rất xúc động. Là học viên Đại Pháp, tất cả chúng ta đều có cùng suy nghĩ: Tôi muốn có đức tin kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp. Có suy nghĩ như vậy là một điều rất tuyệt vời, nhưng tôi tự hỏi: Liệu mỗi học viên Đại Pháp có thực sự tín Sư tín Pháp hay không? Chúng ta nên thật nghiêm túc tự hỏi bản thân câu hỏi này.

Thực tế, tín Sư tín Pháp không chỉ là một câu nói sáo rỗng, cũng không phải là có thể tùy tiện nói khoác lác một chút. Tín Sư tín Pháp tuyệt đối đi kèm với một ý chí kiên định và chính niệm bất động.

Bản thân tôi cũng vẫn chưa đạt được trạng thái thực sự tín Sư tín Pháp. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2018, khi Minh Huệ kêu gọi viết bài cho Pháp hội Trung Quốc trên Minh Huệ lần thứ 15, tôi đã trì hoãn hết lần này đến lần khác. Tôi không muốn viết khi thấy các học viên khác cũng không viết. Tôi tự tìm cho mình một lý do rất tuyệt vời: Chỉ cần mình làm ba việc thật tốt là được rồi.

Tuy nhiên, thái độ đó lại là một biểu hiện của việc tôi không tín Sư tín Pháp. Minh Huệ là sân giao lưu trang nghiêm để tất cả các học viên Đại Pháp chia sẻ kinh nghiệm, đề cao và thăng hoa trong tu luyện, vì thế khi có yêu cầu gửi bài chia sẻ thì đó chính là điều Sư phụ muốn.

Điều quan trọng nhất trong việc cứu người: Tín Sư tín Pháp

Nếu muốn cứu người, đầu tiên chúng ta phải tín Sư tín Pháp. Chỉ bằng việc tuyệt đối tín Sư tín Pháp, chúng ta mới có chính niệm. Hơn nữa, chính niệm như vậy sẽ có sức mạnh vô biên.

Đôi khi tôi không đạt được trạng thái đó khi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người. Ví dụ, khi tôi gặp những người lớn tuổi, tôi chia sẻ với họ rất nhiều nếu tôi thấy họ thân thiện nhưng sẽ nói ít hoặc không nói gì nếu thấy họ lạnh lùng. Tại sao? Tôi sợ rằng ai đó sẽ không lắng nghe tôi hoặc có thể trình báo tôi với cảnh sát. Những chấp trước người thường này ngăn cản tôi giảng chân tướng cho mọi người. Thực ra, đó là do tôi không đạt được trạng thái thực sự tín Sư tín Pháp.

Sư phụ giảng:

“Độ nhân thì chính là độ nhân, chọn lựa ra thì không là từ bi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)

Tôi phải học Pháp tinh tấn hơn nữa, phát chính niệm thường xuyên hơn, bắt kịp Chính Pháp và không phụ sự mong đợi của Sư phụ.

Một học viên lớn tuổi ở nhóm học Pháp của chúng tôi qua đời vì ông không thực sự tín Sư tín Pháp. Sơ hở của ông đã bị cựu thế lực lợi dụng. Dù đã hơn 80 tuổi nhưng ông vẫn làm việc ở tiệm thuốc. Ông là một bác sĩ đã nghỉ hưu và hàng tháng ông nhận khoản lương hưu 3.000 nhân dân tệ. Một lần, tôi đã hỏi ông: “Tại sao ở tuổi này ông vẫn còn làm việc?”

Ông trả lời: “Gia đình tôi xây một căn nhà hai tầng và vẫn còn nợ nần. Tôi phải làm việc. Hơn nữa, có nhiều can nhiễu nếu tôi học Pháp ở nhà.”

Không lâu sau cuộc nói chuyện của chúng tôi, học viên này nhận thấy cổ của ông xuất hiện hai cục bướu rất đau. Tất cả chúng tôi đều phát chính niệm giúp ông và khuyên ông hướng nội. Chúng tôi chia sẻ từ trong Pháp. Ông nói với chúng tôi: “Vợ chồng tôi đã lo liệu xong phần mộ của mình từ mấy năm trước.”

Thật là một sơ hở quá lớn! Ông đã xem mình như người thường. Tôi thuyết phục ông phủ nhận điều ông đã an bài và giúp ông phát chính niệm thanh trừ bức hại do cựu thế lực an bài. Sau một thời gian, hai cục bướu biến mất. Nhưng sau đó ông lại cảm thấy đau. Khi tôi chia sẻ với ông một lần nữa, ông đã tuyệt vọng nói: “Có phải Sư phụ không còn chăm sóc cho tôi nữa phải không?”

Chúng tôi nói với ông: “Đó không phải là những gì ông nghĩ. Sư phụ đối đãi bình đẳng với tất cả các sinh mệnh, chứ đừng nói đến một học viên Đại Pháp. Đó chẳng phải là vì ông vẫn chưa vứt bỏ chấp trước của mình sao? Ví dụ, nếu ông nghỉ làm việc và dành nhiều thời gian học Pháp, phát chính niệm và cứu người, điều đó mới thật tốt.”

Tuy nhiên, học viên này vẫn không thể từ bỏ công việc. Ông chịu đựng cơn đau và tiếp tục làm việc. Sau đó con trai ông biết về tình hình của ông và nhờ các học viên thuyết phục ông đến gặp bác sĩ. Ông bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối. Cuối cùng, cựu thế lực đã lấy đi sinh mạng của ông.

Sư phụ đã giảng rõ cho chúng ta rằng:

“Nếu người cao tuổi có căn cơ tốt, chư vị vẫn có thể đủ thời gian luyện công. Nhưng có một tiêu chuẩn: khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, [thì] sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay; bởi vì quá trình sinh mệnh của chư vị đã qua lâu rồi.” (Chuyển Pháp Luân)

Học viên này kiếm tiền cho con cháu và chuẩn bị hậu sự cho mình. Đối với một học viên, đó là những sơ hở lớn. Cuối cùng ông đã qua đời, để lại bao hối tiếc phía sau! Tất cả chúng tôi đều cảm thấy buồn và tiếc cho ông. Cũng vì tôi không đạt được tiêu chuẩn kiên định tín Sư tín Pháp, tôi đã không có chính niệm mạnh mẽ và không thể lay chuyển được ông.

Không buông bỏ tình đồng nghĩa với không tín Sư tín Pháp

Tôi biết một số học viên lớn tuổi vẫn muốn kiếm thêm nhiều tiền cho con cái của họ mặc dù con cái họ đã có tài chính tốt rồi.

Về vấn đề tiền bạc hay giàu sang, Sư phụ đã giảng:

“Phật là không giảng ‘nghèo’, mà là ‘phú’, sinh mệnh chính là ‘tài phú’, như thế mới có thể khiến thế giới chư vị phồn vinh. Đó đều là tài phú, mỗi sinh mệnh đều là tài phú.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Trong thế giới vật chất này, nếu một người bị ám ảnh về việc kiếm tiền, thì càng kiếm được nhiều, họ mất càng nhiều. Nếu một người tập trung vào học Pháp và cứu người, họ sẽ vẫn có được những gì họ nên có. Hơn nữa, người ấy lại còn có thể tu luyện tốt và cứu người. Đó là giàu có thực sự của chúng ta, và chúng ta có thể mang trở về thiên thượng. Bởi vậy, điều chúng ta nên lựa chọn là gì?

Sư phụ đã giảng:

“Bất kể một loại nhân tâm nào cũng không thể mang đến thiên thượng được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000])

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi chân thành hy vọng các học viên trong mỗi nhóm học Pháp có thể nhìn thấy ưu điểm của người khác, cũng như chỉ ra những chỗ hữu lậu của nhau. Chỉnh thể đề cao, theo kịp tiến trình Chính Pháp, tu luyện tinh tấn, cứu nhiều người nhất có thể để chúng ta có thể theo Sư phụ trở về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/22/374405.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/2/172678.html

Đăng ngày 25-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share