Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-9-2018] Các học viên đã hỏi Sư phụ trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện mới đây nhất tại Washington, D.C về cách đối đãi với nghiệp bệnh. Trong khi đọc câu trả lời của Sư phụ, tôi đã nghĩ về các đồng tu trong vùng của mình, những người vẫn không thể vượt qua khảo nghiệm nghiệp bệnh và đổ lỗi cho môi trường gia đình hay xã hội. Những quan niệm như vậy tạo nên rất nhiều khó khăn cho họ trong khi làm ba việc.

Sư phụ giảng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta.” (Phật tínhChuyển Pháp Luân II)

Bài giảng của Sư phụ đã giúp tôi nhận ra rằng nếu những khó khăn đó là nghiệp bệnh hay bức hại, nếu chúng ta không thể đề cao trên con đường tu luyện của mình thì cựu thế lực sẽ tìm cách bức hại chúng ta.

Sư phụ cũng giảng:

“tướng do tâm sinh” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Đề cao trạng thái tu luyện

Tôi và một học viên khác sống chung trong một khu nhà. Cô đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 20 năm rồi nhưng vẫn không thể vượt qua các khảo nghiệm nghiệp bệnh, và luôn cho rằng cha mẹ của cô được chuẩn đoán bị bệnh này bệnh kia.

Khi bắt đầu tu luyện, vì không có cơ sở vững chắc, nên cô tin rằng những bệnh của mình là do di truyền. Suy nghĩ đó vẫn còn trong tư tưởng của cô. Cô đã đi xét nghiệm, chi phí được bảo hiểm y tế chi trả, và còn làm thêm một số xét nghiệm khác ngoài bảo hiểm y tế.

Cô không thể buông bỏ được suy nghĩ về bệnh và tự hỏi đến khi nào mới có thể khoẻ mạnh. Không cải biến quan niệm, nên thay vì nhận ra chấp trước cần phải loại bỏ thì cô lại trở nên chán nản. Rõ ràng là do không chiểu theo Pháp nên cô ấy đã không thể đề cao trạng thái tu luyện của mình.

Đầu tháng 3 năm 2018, tôi và một đồng tu đã cố gắng đến thăm cô. Chồng cô từ chối để chúng tôi gặp cô trừ khi chúng tôi khuyên cô uống thuốc. Sau đó vài ngày, chồng cô đã đưa cô đến một bệnh viện. Chúng tôi đồng ý rằng nếu một học viên xem các triệu chứng của họ là triệu chứng của người thường thì họ sẽ phải điều trị bằng phương pháp của người thường.

Một trường hợp khác, hai chúng tôi đến gặp một học viên đang phải đối mặt với nghiệp bệnh. Chúng tôi đã mang các tài liệu Đại Pháp đến, gồm “Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018”. Gia đình bà cũng phản ứng tương tự như gia đình của học viên ở trên và muốn chúng tôi ra về.

Cả hai học viên đang bị “nghiệp bệnh” này đều đã tu luyện hơn 20 năm nhưng chưa khiến gia đình họ minh bạch được Đại Pháp. Do đó những người này vẫn tiếp tục can nhiễu họ.

Tôi nghĩ rằng học Pháp là cơ sở của tu luyện và tín Sư tín Pháp là gốc rễ. Điều này nghĩa là người ta không thể bỏ bê việc học Pháp, nếu không họ sẽ không thể loại bỏ được những quan niệm người thường của mình.

Đối xử tốt với gia đình

Một học viên nên xem mình là người tu luyện dù ở bất cứ đâu hay bất cứ lúc nào.

Khi chồng của vị học viên đầu tiên mà tôi đề cập đến đi phẫu thuật tim, cô đã không đến thăm anh, vì cô cho rằng anh đã can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của cô. Điều này khiến gia đình cô cho rằng cô chỉ quan tâm đến Đại Pháp.

Sư phụ giảng,

“tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác;” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu chúng ta không đối xử tốt với gia đình mình thì chúng ta không thể có được sự ủng hộ của họ. Nếu chúng ta không thể cứu được người thân của mình là làm sao chúng ta có thể cứu được người khác?

Mặc dù người thân của chúng ta có thể hiểu lầm chúng ta vì tin theo những tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng chúng ta nên thông qua những hành xử của mình để cho họ biết rằng các học viên Đại Pháp là tốt, chân thành, có đạo đức cao. Chúng ta nên để gia đình mình thấy Pháp Luân Đại Pháp tuyệt vời như thế nào thông qua cách mình hành xử.

Sáng tạo môi trường

Sư phụ giảng:

“Mỗi từng giai tầng của xã hội, mỗi từng hoàn cảnh của xã hội, mỗi từng biểu hiện với hình thức khác nhau trong xã hội, đều đang khảo nghiệm lòng người.” (Giảng Pháp tại Washington D.C năm 2018)

“Mọi người biết đó, trong lò luyện thép kia, đưa vào đó không phải đều là quặng sắt; còn có xỉ than đá, phải vậy không? Không có xỉ than đá thì làm sao luyện ra thép?” (Giảng Pháp tại Washington D.C năm 2018)

Chính chúng ta là người sáng tạo ra môi trường tốt. Những vấn đề tưởng chừng là can nhiễu nhưng lý do thực sự nằm trong chính chúng ta. Một số học viên luôn cảnh giác. Nhưng khi có bất cứ điều gì xảy ra họ liền nghĩ cách che giấu chứ không nghĩ đến việc phải đối mặt với vấn đề ra sao. Họ không dám giảng chân tướng về cuộc bức hại. Nếu chúng ta không sợ cảnh sát, ngược lại còn cố gắng giảng chân tướng và đánh thức mặt Thiện của họ, thì chính là chúng ta đang thực sự cứu họ.

Tương tự với gia đình của chúng ta. Ở nhà chúng ta nên làm tốt hơn, đối tốt với người thân của mình, chăm sóc và giảng chân tướng cho họ. Nếu gia đình tiếp tục can nhiễu chúng ta, đó hẳn là lúc chúng ta cần phải loại bỏ những chấp trước của mình. Nếu chúng ta có chính niệm, tà ác đứng sau người thân sẽ biến mất, và môi trường của chúng ta sẽ tốt.

Sư phụ giảng:

“Dù tà ác kia điên cuồng đến đâu, chư vị nếu không có sơ sót thì chúng không dám động đến chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Nhiều học viên biết rằng họ có nhiều chấp trước nhưng không thể buông bỏ chúng, việc này khiến môi trường của họ không thể cải biến.

Khi đối diện với những khó khăn, chúng ta nên hướng nội vô điều kiện và quy chính bản thân. Đây mới chính là chân tu. Chỉ thông qua học Pháp thật tốt chúng ta mới có thể chính lại bản thân và cứu người.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/1/373164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/4/172708.html

Đăng ngày 23-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share