Bài viết của Kết Duyên

[MINH HUỆ 16-9-2018] Chúng tôi sống chung với mẹ chồng, vốn là một người rất nóng tính. Hầu hết những người quen thân bà đều biết rõ điểm này.

Hiện giờ đi đến đâu bà cũng hết lời khen ngợi tôi. Trong tâm tôi biết mình không thể trở thành một người như hiện nay nếu không tu luyện Đại Pháp và được Sư phụ chỉ dẫn.

Bà sẽ nói ra những lời rất sắc lạnh khi mất bình tĩnh, không bao giờ nghĩ đến cảm giác của người khác. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã cãi lại bà mỗi khi bị bà ngược đãi hoặc mắng mỏ. Nhưng cách đó chẳng ích gì, tôi lặng lẽ ôm hận và cảm thấy đáng thương cho bản thân mình. Kết quả là, trong gia đình thường xuyên bị bầu không khí ngột ngạt bao phủ.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi biết mình phải nhẫn và không được chấp nhặt với bà. Sư phụ đã dạy:

“Đả bất hoàn thủ mạ bất hoàn khẩu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney)

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là NhẫnTinh Tấn Yếu Chỉ)

Mặc dù tôi nhận thức được những lời giảng này, nhưng mỗi khi bị mẹ chồng mắng, tôi liền lập tức cảm thấy mình đã bị đối xử bất công và chỉ nhớ lại những gì Sư phụ giảng sau khi sự việc đã xong.

Tôi bị dày vò và cứ tự hỏi: “Mình sao có thể thực hiện được cái Nhẫn của người tu luyện?” Thông qua học các bài giảng, tôi ngộ được rằng, là một học viên, tôi nên hướng nội khi đối diện với mâu thuẫn.

Lần kế tiếp, giữa chúng tôi có sự bất đồng, tôi đã im lặng và tự hỏi mình đã làm sai điều gì. Sau nhiều lần mâu thuẫn và học Pháp, tôi dần ngộ được rằng giữa tôi và mẹ chồng hẳn có nguồn gốc ân oán rất sâu xa.

Rất có thể tôi đã từng đối xử với bà theo cách này trong kiếp trước, vì vậy kiếp này tôi phải hoàn trả. Cũng có thể Sư phụ đang dùng nghiệp lực giữa chúng tôi để an bài khổ nạn và khảo nghiệm để giúp tôi đề cao tầng thứ tu luyện. Nếu nó là trường hợp đầu tiên, tôi không nên ôm hận vì có thể trả hết nợ của mình, vì Sư phụ đã dạy:

“Nợ thì phải hoàn [trả]” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu nó là trường hợp thứ hai, tôi nên cảm ơn Sư phụ và mẹ chồng mình. Tại sao tôi lại phải ôm hận? Sau khi minh bạch được điều này, tâm trí tôi đột nhiên rộng mở sáng sủa. Bà nói thế nào cũng không đụng đến tâm tôi được. Không lâu sau bà cảm nhận được rằng tôi đã thay đổi và bắt đầu khen tôi khi nói chuyện với người khác.

Năm ngoái, chúng tôi đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho mẹ chồng. Tôi đã chở một vài người bạn của bà về nhà sau khi tan tiệc. Trên đường đi một người trong số họ đã nói với tôi rằng: “Bà ấy đã nói xấu cháu trước mặt mọi người, nhưng cháu không giận mà ngược lại còn tiếp tục lo tổ chức tiệc cho bà ấy.”

Tôi thậm chí không biết bà ấy đang nói đến việc gì và mơ hồ hỏi: “Mẹ cháu nói cháu sao ạ?” Bà ấy tiếp tục nói: “Ta không có ý muốn nói cho cháu nghe, nhưng nếu ta mà đối xử với con dâu như vậy, thì nó sẽ không nói chuyện với ta ít nhất là một tháng. Không lạ gì khi mẹ chồng cháu cứ khen ngợi cháu suốt.”

Tôi nghe xong, và nhận ra mẹ chồng rất có thể đã xúc phạm bạn bè của bà trong khi nói chuyện. Họ không phải là học viên và hẳn là đã cảm thấy bị xúc phạm khi nghe những lời của bà. Vì thế tôi bắt đầu nói chuyện với họ, nghĩ rằng nó thể hữu ích trong việc giúp họ hiểu nhau. Tôi nói: “Mấy bác có thể không biết chứ mẹ chồng của cháu thực ra là một người có tâm tốt mặc dù bà nóng tính và không nghĩ rằng lời nói của mình có thể làm tổn thương người khác. Bà thường nói thẳng điều mà mình không hài lòng, và sau đó vẫn sẽ lại đối xử với bác như không có chuyện gì xảy ra. Cháu nói điều này là dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của mình. Vì thế cháu sẽ không chú ý mấy đến những gì mà bà đã nói và chỉ làm điều cần làm theo cách mà bà muốn cháu làm. Khi bà ấy nổi giận và đối xử với các bác hay ai đó một cách tồi tệ, mọi người đừng bực mình, hãy giúp bà ấy nguôi giận và giải thích cho người đã bị tổn thương về tính nóng nảy của bà ấy. Ngoài ra, sẽ càng tốt hơn nếu bác có thể giải thích rõ cho bà ấy sau khi bà ấy nguôi giận. Vì bác là bạn của bà ấy, bà ấy sẽ lắng nghe bác.”

Họ đồng ý và nói: “Cháu thật tốt. Giờ chúng tôi đã biết. Khi nào có cơ hội, chúng tôi sẽ giải thích cho bà ấy.”

Chẳng bao lâu sau, tính nóng nảy của mẹ chồng tôi bắt đầu thay đổi, thái độ và giọng điệu của bà cũng mềm mỏng hơn. Một ngày kia, bà bắt đầu mắng tôi: “Sao cô đần thế! Sao cô đần thế!” Khi ấy, bà đã dừng lại và nhìn vào khuôn mặt bình tĩnh của tôi. Tôi hỏi như thể chẳng có gì xảy ra: “Mẹ nghĩ con nên làm việc này thế nào?” Bà bất chợt tỉnh ra và có vẻ ý thức được, rồi thản nhiên nói: “Đừng bận tâm. Để mẹ làm cho.”

Dường như có cái gì đó từng chia rẽ tôi và mẹ chồng tôi đã vỡ tan ra thành từng mảnh tại đúng thời điểm đó. Tôi biết nghiệp lực giữa chúng tôi đã được giải quyết. Hẳn là Sư phụ đã làm việc ấy cho tôi khi Ngài nhìn thấy tôi thật sự không còn ôm giữ bất kỳ oán hận hay giận dữ nào đối với bà. Quả thật như Sư phụ đã dạy:

“ Đa thiểu nhân gian loạn sự

Lịch kinh trùng trùng ân oán

Tâm ác nghiệp đại vô vọng

Đại Pháp tận giải uyên nguyên.

(Giải Đại KiếpHồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

Bao nhiêu việc rối rít trên đời

Nếm trải trùng trùng ân oán

Tâm ác nghiệp lại to lớn không còn hy vọng

Đại Pháp hóa giải hoàn toàn những nguyên do lâu đời ấy

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/16/373913.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/3/172699.html

Đăng ngày 21-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share