Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Việt Nam

[MINH HUỆ 15-9-2018] Tôi là người Việt Nam, hiện đang sống ở Melbourne, nước Úc. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng 11 năm 2015. Tôi muốn chia sẻ với mọi người về những khảo nghiệm và kỳ tích trong quá trình tu luyện.

Từ bi mang đến kỳ tích

Khi tôi mới đắc Pháp, môi trường làm việc của tôi rất khắc nghiệt. Bà chủ là người hà khắc, dễ nổi nóng và không nói lý lẽ, lại hay than phiền về mọi việc. Nhiều lần bà ấy mắng tôi trước mặt các đồng nghiệp khác. Tôi cảm thấy bất công. Bởi vì cái tôi bị động chạm nên cũng thấy mất mặt. Tôi biết mình phải tu Thiện, nên tôi giữ im lặng. Tuy nhiên trong tâm tôi không thể loại bỏ những tư tưởng tiêu cực về bà chủ, cũng như không thể vượt qua cảm giác bị đối xử bất công. Tôi càng cảm thấy khó chịu, rắc rối càng xảy ra thường xuyên hơn.

Một đồng tu đã khuyên tôi rằng nếu tôi có thể giữ tâm bất động, từ bi sẽ hiển lộ, như vậy mới có thể thiện giải mâu thuẫn. Do đó tôi đã bình tĩnh lại và nhìn vấn đề từ cơ điểm của một người tu luyện.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác.”(Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ rằng nếu tôi không phải là một học viên Đại Pháp, có lẽ tôi cũng giống như bà ấy, vì bản ngã quá mạnh mẽ mà coi thường người khác. Bà ấy đã bị ảnh hưởng bởi thùng thuốc nhuộm lớn trong xã hội người thường, và không thể thoát ra khỏi bể khổ, bệnh tật và những mâu thuẫn người thường.

Sư phụ đã giảng:

“Thoải mái không bệnh duy nhất mà chư vị [có thể] tìm thấy, có thể đạt được mục đích giải thoát thật sự, chỉ có ‘tu luyện’!” (Chuyển Pháp Luân)

Trong tích tắc đó, tôi cảm thấy thương xót cho bà ấy, và quyết định nói với bà về Pháp Luân Đại Pháp trước khi rời khỏi công ty. Khi tôi đưa bà tờ rơi giảng chân tướng, bà mỉm cười, và gánh nặng tiêu cực trong tâm tôi hoàn toàn tan biến. Tôi chỉ có một hy vọng duy nhất – rằng bà sẽ được cứu.

Những thay đổi của mẹ tôi

Trước khi tu luyện, tôi cảm thấy khó chịu và thiếu kiên nhẫn mỗi khi nói chuyện với cha mẹ. Tôi nghĩ rằng do chúng tôi bất đồng thế hệ, họ không thể hiểu được cuộc sống của tôi và luôn cố ép tôi làm theo những mong muốn của họ, thay vị lắng nghe xem tôi nghĩ gì. Mỗi khi mẹ tôi bắt đầu phàn nàn hoặc khuyên bảo tôi về những vấn đề cũ, tôi luôn cãi lại, còn nói mẹ đừng can dự vào cuộc sống của tôi. Nhưng cũng có những lúc họ ép tôi phải chấp nhận ý kiến của họ. Quan hệ giữa tôi và cha mẹ rất căng thẳng, họ luôn nói tôi là một đứa con bướng bỉnh.

Sau khi trở thành học viên, tôi bắt đầu đo lường bản thân dựa trên Pháp. Tôi đặt bản thân vào vị trí của cha mẹ và nhận thấy cha mẹ tôi luôn quá lo lắng cho con cái, và họ chỉ mong muốn những điều tốt nhất cho tôi. Nếu tôi nhìn vào ý tốt của họ, tôi sẽ không khó chịu với những gì họ nói. Tôi tự hỏi, nếu mình có thể tu nhẫn được với người khác thì tại sao lại không thể từ bi và nhẫn nại với cha mẹ, vốn là người luôn lo lắng chăm sóc cho tôi.

Sư phụ giảng:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái;” (Chuyển Pháp Luân)

Không có gì là ngẫu nhiên trên con đường tu luyện. Mỗi khi mẹ tôi khuyên tôi cải thiện vấn đề nào đó, tôi tĩnh tâm và nghĩ rằng tôi cần hướng nội tìm xem liệu tôi có thiếu sót gì về khía cạnh đó hay không. Khi tôi trở nên nhẫn nại khi nói chuyện với mẹ, và thể hiện sự đồng cảm thật sự với những lo lắng của bà, bà không còn phàn nàn về tôi như trước đây. Mẹ tôi cũng dành thời gian lắng nghe tôi nói. Quan hệ của chúng tôi cũng trở nên hoà thuận.

Chỉ ra những thiếu sót trong khi học Pháp nhóm

Chúng tôi có một nhóm học Pháp trên mạng dành cho các học viên mới người Việt Nam, những người có trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Lúc đầu làm người điều phối, tôi cảm thấy không tự tin với trách nhiệm này, bởi tôi tu luyện chưa lâu như các học viên khác ở đây. Tôi cũng lo lắng rằng tôi không có đủ kinh nghiệm chia sẻ và thể ngộ sâu sắc để có thể hỗ trợ các học viên mới. Do đó tôi liên tục hỏi các đồng tu, những người tu lâu hơn tôi, về kinh nghiệm khi giải quyết các khó khăn trong nhóm, và cách tôi xử lý những tình huống cụ thể có chính hay không.

Tôi nhận ra rằng khi nói chuyện với một đồng tu, tôi đã có chấp trước lo lắng thái quá và tự ti. Tôi muốn trừ bỏ nó nhưng quá trình này không hề dễ dàng. Sau khi tôi liên tục tìm đến vị đồng tu này để có được lời khuyên, đồng tu này nói tôi khiến anh ấy cảm thấy không thoải mái và bảo tôi chỉ nên hỏi khi thật sự cần thiết. Lúc đó trong tâm tôi thấy khó chịu và cảm thấy bất công, tôi làm điều này không phải vì lợi ích cá nhân, mà đơn giản chỉ là muốn giúp người khác. Tôi cố gắng bình tĩnh lại và tự hỏi mình đã làm gì sai trong chuyện này.

Sư phụ đã giảng:

“Gặp phải mâu thuẫn, bất kể mình đúng hay sai, đều nghĩ về bản thân: Việc này mình có chỗ nào không đúng? Có phải mình thật sự xuất hiện cái gì không đúng? Đều là đang nghĩ như vậy, niệm đầu tiên nghĩ chính mình, nghĩ vấn đề.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Những lời này hiện lên trong đầu tôi, như một gậy “bổng hát” (Chuyển Pháp Luân). Tôi đột nhiên nhận ra rằng nếu tôi cứ mãi hỏi và làm theo cách của đồng tu thay vì tự đo lường bản thân theo Pháp, tôi không phải là người chân tu, bởi tôi luôn dựa vào thể ngộ của người khác. Chỉ cần tôi học Pháp tinh tấn hơn, đo lường mọi việc theo Pháp, Đại Pháp sẽ chỉ lối cho tôi. Khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy biết ơn các bạn đồng tu đã giúp tôi trừ bỏ chấp trước ỷ lại và quá lo lắng.

Con xin cảm tạ Sư phụ. Xin cảm ơn các bạn đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/9/15/越南学员-我的实修路-373809.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/22/172015.html

Đăng ngày 22-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share