[Minh Huệ] “Chúng tôi nói rằng tốt hay xấu chỉ là kết quả của một ý niệm. Sự khác biệt của một ý niệm dẫn đến kết quả khác nhau”. (Bài giảng Thứ Tư trong Chuyển Pháp Luân). Khi tôi nghĩ đến những ý niệm của tôi trong sự tu luyện của mình, tôi biết rằng những yếu tố tà ác đang luôn luôn canh chừng tôi, cố gắng lợi dụng cơ hội, chổ hở của tôi để chui vào và bức hại tôi. Trong khi đó, Sư phụ luôn luôn bên cạnh tôi để nhắc nhở, cho hàm ý để tôi sửa chữa, và bải vệ tôi.

Tôi nhớ rất rỏ lần đầu tiên tôi đi đến Phòng 610 để giảng rõ sự thật cho nhân viên tại đó. Tôi nghĩ “Tôi không sợ gì cả. Tôi chỉ đi theo sự hướng dẫn của Sư phụ đến cuối cùng. Sư phụ, xin đừng bỏ rơi tôi lại”. Dĩ nhiên, điều rõ ràng là mục đích của tôi là để khỏi bị bỏ rơi lại chứ không phải là đi chứng thực Pháp. Đó là một ý niệm ích kỷ và cho thấy chấp trước của tôi với bản ngã. Kết quả là tôi bị bắt trái phép, bị giam tại đồn công an địa phương.

Lần đầu tiên tôi đi Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp, tôi nghĩ “Không biết điều này có đúng không? Có phải tôi liên quan đến chính trị không?” Tôi hơi ngần ngại. Với sự giúp đỡ của một đệ tử, tôi mới biết được rằng một ý niệm như thế chính là sự can nhiễu của tà ác. Cuối cùng tôi đã làm những gì tôi đã dự định phải làm. Tuy nhiên, khi bọn công an tà ác bắt đầu đánh đập và bắt bớ chúng tôi, tôi nghe một đệ tử nói rằng chiếc xe công an chính là “thuyền Pháp” tại một không gian khác. Vì thế tôi đi đến xe công an và nghĩ rằng “Sư phụ, xin đừng bỏ rơi tôi lại”. Lần đầu tiên tôi đi giảng rõ sự thật, tôi nghĩ “Đây là những gì Sư phụ yêu cầu đệ tử Pháp Luân Công làm”. Tôi không hiểu được rằng mục đích của tôi là để phụ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp là yêu cầu quan trọng nhất của một đệ tử Đại Pháp. Tôi bị bức hại nặng nề chính vì tâm niệm của tôi luôn luôn có tìm cầu, ích kỷ và những chấp trước khác.

Sau này, khi tôi tiếp tục học Pháp và chia sẻ sự hiểu biết của tôi với các đệ tử khác, tôi mới hiểu rằng trách nhiệm của chúng ta, là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, là để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Đây không phải là một công việc và chúng ta không làm việc cho ai cả. Sau đó, tôi mới có thể từ chối được sự dàn dựng của Thế lực cũ và sự bức hại khi tôi chứng thực Pháp. Tôi thật sự cảm thấy rằng Sư phụ luôn luôn bên cạnh tôi. Tuy nhiên, khi tôi học Pháp không tốt lắm. Tôi bắt đầu có ý niệm tự mãn và khoe khoang. Tôi thích người khác ca ngợi mình. Thế lực tà ác liền lợi dụng chổ hở đó và bắt đầu bức hại tôi. Trong thời kỳ bị bức hại, tôi cố gắng tránh né chịu đau đớn, khổ nạn và luôn luôn nghĩ rằng “Trong trường hợp tôi không chịu đựng nổi sự đau đớn của tra tấn, có thể tôi sẽ gây thiệt hại cho Pháp; đúng lý ra tôi không nên đi ra ngoài để giảng rõ sự thật”. Ý nghĩ như thế phản ảnh lòng ích kỷ của tôi, và tôi bị bức hại vì lòng ích kỷ và chấp trước của tôi vào tự ngã. Tà ác lợi dụng sơ hở của tôi để bức hại tôi, vì tôi không tu luyện tinh tấn đúng theo yêu cầu của Pháp. Sau này , khi các đệ tử cứu giải được tôi, tôi không thể bước ra để giảng rõ sự thật nữa, vì tôi đặt an toàn cá nhân của tôi lên trên tất cả. May mắn thay, các đệ tử chỉ cho tôi thấy điều này. Tôi biết rằng, trong lòng tôi, tôi luôn luôn khó chịu với những đệ tử khác khi họ không chịu bước ra ngoài để giảng rõ sự thật thay vì giúp đỡ họ để họ hiểu Pháp và dùng Pháp để tự xét bản thân họ. Tôi bây giờ biết được rằng chúng ta nên bước ra khỏi, vượt ra ngoài tính chất củ của người thường mới chính là tinh tấn.

14-9-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/9/14/84108.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/29/52933.html.

Dịch và đăng ngày 2-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share