Viết bởi Chunduo

[Minh Huệ] Lâu nay, có nhiều đệ tử đã nói với tôi về cùng một vấn đề. Đó là, họ cảm thấy rằng những việc mà tôi nói là điều đó chỉ là tốt cho họ thôi, nhưng mà, khi họ nghe tôi nói như thế, họ lại cảm thấy rất khó chịu.

Tôi tìm, cố tìm cho câu trả lời tại sao vậy, và tôi cũng không biết tại sao. Có một lần khi tôi đang đọc bài giảng Pháp đầu tiên của Sư phụ tại Bắc Mỹ, tôi đọc được đoạn này:

Mọi việc xảy ra cho chư vị là thử nghiệm chư vị có xem mình là người tu luyện hay không, tự tìm lấy lỗi lầm, sai trái của mình, và hành xử như là người tu luyện. Xin nhớ kỹ những lời này: Không cần biết chư vị gặp khó khăn đến độ nào, không cần biết là chư vị cảm thấy khó chịu đến độ nào, và không cần biết là trên bề mặt chư vị là đúng hay sai, nếu chư vị là người tu luyện chân chính, chư vị phải luôn luôn tự xét mình để tìm nguyên nhân. Tự hỏi mình xem thử mình có gì sai trái không, tìm những nguyên nhân sâu xa mà có liên quan đến vấn đề đó. Nếu chư vị, là một người tu luyện chân chính, mà chỉ có nhận thức trên bề mặt mà thôi; trong khi đó, thật sự trong lòng sâu kín của chư vị vẫn ôm giữ một cái gì đó hay vẫn cố giữ lấy những điều chư vị tìm cầu mà chư vị không muốn mất nó, thì Sư phụ nói rằng việc tu luyện của chư vị chỉ là chuyện giỡn chơi thôi! Nếu sự suy nghĩ của chư vị không thay đổi, chư vị không thể tu luyện tinh tấn được, cho dầu một bước nhỏ, và chư vị đang tự lừa dối mình. Chỉ có khi nào chư vị tự nâng cao tâm tính của mình thì chư vị mới thật sự tu luyện tinh tấn. Vì thế cần phải nhớ rõ điều này: Bất cứ khi nào chư vị gặp những chuyện rắc rối, phiền nhiễu, xung đột với người khác, chư vị cần phải tự nhìn vào trong để xét mình và tìm thật kỹ. Chư vị sẽ thấy nguyên nhân của điều rắc rối khó vượt qua đó”.

Tôi tự kiểm tra tôi nhiều lần và khám phá ra rằng, nguyên nhân chính mà gây ra chuyện này là lòng ích kỷ và sai trái mà đã ẩn giấu trong tôi và rất khó thấy. Tôi vẫn còn nhiều điều không trung chánh mà tôi không tự thấy được. Thật ra, vì lòng từ bi, tôi đôi khi nói với các đệ tử về sự hiểu biết của tôi về Pháp. Tuy nhiên, khi tôi đào sâu vào vấn đền ày, tôi khám phá có một chuyện. Đó là tôi nghĩ rằng tôi cố gắng nói với một đệ tử nào về điều gì đó, và cố hết sức để giúp họ; tuy nhiên, tôi vẫn còn ôm giữ những lợi ích cá nhân khi tôi nói lên điều đó. Tôi chưa tách rời tôi và những lợi ích mà tôi muốn. Trong khi tôi nói chuyện với họ, tôi còn muốn khoe khoang, và nói dốc về tôi; vì thế, nhiều người cảm thấy rất khó chịu. Tôi không thể giải quyết dùm họ những vấn đề của họ dựa trên hoàn cảnh của họ, mà tôi cũng không trực tiếp tiếp diện cái khó khăn của họ được, hay cùng giải quyết vấn đề với họ. Vì sự hiểu biết Pháp của tôi chỉ tới đó và tôi vẫn còn bám víu vào những thái độ, hành vi không tốt của cá nhân tôi, ý tưởng giúp đỡ đó không được trong sạch nữa.

“Sự giúp đỡ người khác” của tôi chỉ là “sự giúp đỡ người khác” dựa trên quan điểm của tôi chứ không phải dựa trên căn bản của Pháp hay của Sư phụ dạy chúng ta về đặt chúng ta vào trường hợp người khác. Vì thế, ở đó có lòng ích kỷ và chổ hở và có rất nhiều vấn đề mà thật sự ra nó không nên được dùng để giúp người khác giải quyết vấn đề.

Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta thật sự bước ra khỏi những tính chất củ của con người hay danh, lợi cá nhân, thì chúng ta tạm được xem là vô ngã, và đang dung hoà vào tính chất của vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn. Người khác sẽ hiểu, thấy được điều đó. Những việc mà chúng ta làm đưọoc hướng dẫn dưới ý thức như thế, thì kết quả thường rất tốt. Đó chính là chúng ta không nên bám giữ vào tự ngã và có trách nhiệm với chính chúng ta và người khác. Tôi thật sự hiểu rắng chỉ khi nào chúng ta đạt đến vô ngã thì chúng ta thật sự xóa tan hết mọi trở lực và có thể giải quyết được mọi thứ.

16-8-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/8/16/81790.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/26/52824.html.

Dịch ngày 6-10-2004, đăng ngày 8-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share