Khởi tố luật pháp - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Mon, 26 Jun 2023 07:19:10 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng các công ty luật trong cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/249372-dang-cong-san-trung-quoc-thao-tung-cac-cong-ty-luat-trong-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 26 Jun 2023 07:19:10 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=249372[MINH HUỆ 09-06-2023] Gần đây tôi đã gặp cháu gái đang làm luật sư của tôi. Cháu nói với tôi một số vấn đề phổ biến mà các hãng luật đang phải đối mặt ở Trung Quốc. Trên bản tin, các […]

The post Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng các công ty luật trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-06-2023] Gần đây tôi đã gặp cháu gái đang làm luật sư của tôi. Cháu nói với tôi một số vấn đề phổ biến mà các hãng luật đang phải đối mặt ở Trung Quốc.

Trên bản tin, các quan chức của ĐCSTQ thường nói nào là “quản lý nhà nước bằng pháp luật” và “tất cả đều bình đẳng trước pháp luật”,… Nhưng đây chỉ là tuyên truyền, bởi các quan chức hiếm khi tuân theo pháp luật. Thay vào đó, họ thường chấp pháp nhưng phạm pháp, lạm dụng quyền lực và hệ thống luật pháp.

Sự xảo trá như vậy càng rõ ràng quá trình giải quyết các vụ án cá nhân. Ví dụ vào năm ngoái, một luật sư trong hãng luật của cháu tôi đã nhận một vụ án dân sự nhưng không thông báo cho giám đốc của mình. Luật sư phát hiện ra đây là một vụ án phức tạp và có sự tham gia của các băng đảng tội phạm địa phương.

Khi luật sư bắt đầu thu thập bằng chứng, hãng luật nhận được thông báo từ các quan chức cấp trên rằng vụ án đang bị đình chỉ do một số quy định. Luật sư nhận ra rằng bị cáo có những mối quan hệ sâu rộng, ô dù rất lớn. Sau đó, hãng luật ra quy định rằng mọi vụ án mà anh ấy đảm nhận đều phải được xem xét và phê duyệt trước khi tiếp nhận. Luật sư cũng biết được rằng ông không nên nhận những “vụ án nhạy cảm” làm đại diện cho những người kêu oan và càng không dám tiếp nhận vụ án của các học viên Pháp Luân Công.

Trên thực tế, sau khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, việc lên tiếng cho học viên Pháp Luân Công hoặc giúp họ bảo vệ nhân quyền cơ bản nhất là một điều cấm kỵ.

Môt bí mật mà ai cũng biết, đó là các cụ tư pháp trên toàn quốc đã ban hành các mật lệnh hoặc truyền miệng, trong đó cấm tất cả luật sư thuộc sự giám sát của họ bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công. Bằng không, họ sẽ bị thu hồi giấy phép hành nghề và hãng luật của họ sẽ phải sa thải họ.

Nhiều luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công và bào chữa “vô tội” cho họ thực sự đã bị tước giấy phép hành nghề.

Một ví dụ điển hình là ông Cao Trí Thịnh, một trong mười luật sư hàng đầu ở Bắc Kinh. Ngoài việc biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công, ông Cao đã viết thư cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm lúc đó là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, kêu gọi họ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Ông nói rằng không nên đàn áp quần thể người vô tội này, vì nó sẽ dẫn đến sự suy sụp đạo đức của dân tộc Trung Hoa. Tuy nhiên, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (người vẫn có ảnh hưởng đáng kể trong chính phủ sau khi hết nhiệm kỳ) và bè lũ của ông ta đã cầm tù ông Cao vài năm. Sau khi được trả tự do, ông Cao tiếp tục kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và kết thúc ách thống trị của ĐCSTQ. Ông Cao lại một lần nữa bị mất tích vào tháng 8 năm 2017 và đến nay vẫn chưa rõ tung tích của ông.

Không chỉ mình ông Cao, điều tương tự cũng xảy ra với nhiều luật sư khác khi họ lên tiếng biện hộ vô tội cho các học viên Pháp Luân Công. Ngày 9 tháng 7 năm 2015, theo lệnh của cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa, một cuộc đàn áp nhắm vào các luật sư chính nghĩa trên toàn quốc được phát động. Với cái tên “Cuộc đàn áp 709”, cuộc đàn áp này đã dẫn đến những vụ bắt giữ hàng trăm luật sư trên toàn quốc, trong đó có ông Vương Toàn Chương, ông Lý Hòa Bình và ông Vương Vũ. Nhiều người trong số họ hiện vẫn đang bị giam giữ. Cháu tôi nói những điều này chỉ nội bộ luật sư biết với nhau, nhưng không ai dám hé răng nửa lời. Khi quyền khiếu nại của các học viên Pháp Luân Công và quyền biện hộ của các luật sư bị chà đạp một cách tùy tiện như vậy, thì hỏi một người có thể đi đâu tìm công lý bây giờ?

Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của nó, ĐCSTQ còn tăng cường tẩy não các luật sư. Ví dụ như tất cả các luật sư trong hãng luật của cháu gái tôi đã bị cưỡng chế tới trưởng Đảng để học tập Điều lệ Đảng. Một số luật sư có lên tiếng phàn nàn, nhưng vô ích. Giám đốc hãng luật cho biết ông ấy đã nhiều lần bị ép tham gia những đợt học tập như vậy và cho hay trong hai tuần tham dự khóa học, họ buộc phải nghiên cứu các tài liệu về sự vĩ đại của ĐCSTQ. Họ bị yêu cầu phải ca ngợi Đảng trước công chúng và không được nói bất cứ điều gì tiêu cực về nó. Họ được chăm sóc chu đáo trong suốt khóa học và được tặng quà khi kết thúc khóa học.

Cả tôi và cháu gái đều biết ĐCSTQ chỉ đang lừa dối dân chúng bằng cách hứa hẹn với họ về “Giấc mộng Trung Quốc”, trong khi thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Chừng nào ĐCSTQ còn nắm quyền, thì không có hy vọng nào cho người dân Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/9/461769.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/18/209935.html

Đăng ngày 26-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng các công ty luật trong cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hai cư dân Trùng Khánh đang tìm kiếm công lý sau khi bị kết án oan sai vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/232857-hai-cu-dan-trung-khanh-dang-tim-kiem-cong-ly-sau-khi-bi-ket-an-oan-sai-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlWed, 29 Jun 2022 13:55:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=232857[MINH HUỆ 24-05-2022] Hai cư dân Trùng Khánh đã bị kết án oan vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi kháng cáo của họ bị Tòa án Trung cấp Số 1 thành phố Trùng Khánh bác bỏ, họ đã […]

The post Hai cư dân Trùng Khánh đang tìm kiếm công lý sau khi bị kết án oan sai vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-05-2022] Hai cư dân Trùng Khánh đã bị kết án oan vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi kháng cáo của họ bị Tòa án Trung cấp Số 1 thành phố Trùng Khánh bác bỏ, họ đã kháng cáo lên Tòa án cấp cao Trùng Khánh.

Tòa án cấp cao thụ lý kháng cáo của họ và giao lại vụ án cho tòa án trung cấp và hướng dẫn các học viên nộp đơn kiến nghị xem xét lại vụ án của họ với tòa án trung cấp, như một thủ tục pháp lý bắt buộc trước khi tòa án cấp cao có thể xét xử vụ án của họ.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Kết án

Ngày 4 tháng 10 năm 2020, bà Phù Trung Bích (75 tuổi) đã phát tặng hai tờ tài liệu và một tờ lịch có thông tin về Pháp Luân Công cho một chủ cửa hàng tên Tống. Tống đã trình báo bà với cảnh sát và sau đó viên cảnh sát này đã bắt giữ bà.

Cảnh sát đã trình hồ sơ vụ án của bà Phù lên Viện Kiểm sát quận Giang Bắc vào ngày 19 tháng 4 năm 2021. Đến ngày 3 tháng 7, công tố viên đã truy tố bà và chuyển hồ sơ của bà đến Tòa án quận Giang Bắc. Bà bị đưa ra xét xử vào ngày 19 tháng 10, và sau đó bị kết án 3 năm 3 tháng tù và phạt tiền 5.000 nhân dân tệ vào ngày 23 tháng 12 năm 2021.

Ngày 8 tháng 6 năm 2021, ông Trần Minh Hy (52 tuổi) bị bắt tại nhà. Nửa năm sau, ông bị đưa ra xét xử vào ngày 23 tháng 12 năm 2021, và bị kết án 4 năm và phạt tiền 13.000 nhân dân tệ vào ngày 18 tháng 2 năm 2022.

Trước bản án mới nhất, ông đã từng hai lần phải thụ án lao cộng với tổng cộng là 3 năm và bị tra tấn đến tàn tật trong khi thụ án. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2015, vợ của ông là bà Vương Hiểu Hà đã qua đời, sau khi bị xét xử vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

Kháng cáo lên tòa trung cấp và tòa cấp cao

Cả bà Phù và ông Trần đều kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Số 1 thành phố Trùng Khánh, nhưng cơ quan này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu của họ lần lượt vào ngày 28 và 29 tháng 3 năm 2022.

Phán quyết của tòa án cấp trung cấp viết: “Pháp Luân Công là một tà giáo được nhiều người biết đến…” dù không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào hỗ trợ cho tuyên bố này. Tòa án trung cấp cũng phớt lờ quyết định của Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc về việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với các sách Pháp Luân Công vào năm 2011, và tiếp tục liệt kê các sách Pháp Luân Công tịch thu từ các học viên làm bằng chứng chống lại họ.

Đến ngày 2 tháng 4 năm 2022, các học viên đã nộp đơn kháng cáo khác lên Tòa án cấp cao Trùng Khánh và yêu cầu xét xử lại vụ án của mình. Sau khi nhận được kháng cáo, tòa án cấp cao đã hướng dẫn họ quay lại tòa án trung cấp và khuyên họ nộp đơn đề nghị xem xét lại vụ án, đây là bước tiếp theo của thủ tục pháp lý mà họ cần làm sau khi kháng cáo của họ bị tòa án trung cấp bác bỏ. Tòa án cấp cao cũng cung cấp một bản mẫu về việc nộp đơn đề nghị xem xét lại vụ án.

Ban đầu, tòa án trung cấp từ chối thụ lý kiến nghị của các học viên với lý do rằng tòa đã tuyên phán quyết cho kháng cáo của họ. Nhưng sau khi các học viên nói với tòa án rằng vụ án đã được tòa án cấp cao thụ lý, tòa án trung cấp đã đồng ý tiếp nhận đơn kiến ​​nghị của họ vào ngày 8 tháng 4.

Thông tin của các thủ phạm tham gia bức hại:

Âu Minh Diễm (欧明 艳), thẩm phán chủ tọa của Tòa án Trung cấp số 1 Trùng Khánh [Ghi chú của biên tập: Tên của bà ấy đã bị nhầm thành Âu Dương Yến (欧阳 燕) trong bài viết trước.]
Tạ Ý (谢 懿), thẩm phán của Tòa án Trung cấp Số 1 Trùng Khánh
Lý Dĩnh (李颖), thẩm phán của Tòa án Trung cấp Số 1 Trùng Khánh
Hạ Ngọc Kiệt (夏玉杰), trợ lý thẩm phán
Trần Giai Vũ (陈佳宇), thư ký tòa án: + 86-23-67679767

Bài liên quan:

Kháng cáo của hai cư dân Trùng Khánh chống lại bản án oan sai của họ vì tu luyện Pháp Luân Công bị bác bỏ

Trùng Khánh: Vợ đã qua đời 7 năm trước, người đàn ông đơn thân lại bị kết án phi pháp 4 năm tù, đều vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/24/444005.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/30/201596.html

Đăng ngày 29-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hai cư dân Trùng Khánh đang tìm kiếm công lý sau khi bị kết án oan sai vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tòa án của Trung Quốc leo thang bức hại tài chính đối với các học viên Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/231626-toa-an-cua-trung-quoc-leo-thang-buc-hai-tai-chinh-doi-voi-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlTue, 17 May 2022 05:39:16 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=231626[MINH HUỆ 27-01-2022] Hơn 20 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở huyện Nông An của tỉnh Cát Lâm vào ngày 15 tháng 7 năm 2020, trong đó hơn 10 người đã bị kết án tùy tiện với các mức án từ 2-10 […]

The post Tòa án của Trung Quốc leo thang bức hại tài chính đối với các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-01-2022] Hơn 20 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt ở huyện Nông An của tỉnh Cát Lâm vào ngày 15 tháng 7 năm 2020, trong đó hơn 10 người đã bị kết án tùy tiện với các mức án từ 2-10 năm. Những học viên bị kết án cũng bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000-20.000 nhân dân tệ.

Sự việc này càng cho thấy rõ nét sự bức hại tài chính mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, sự bức hại này không ngừng leo thang từ năm này qua năm khác kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999.

Từ sự [tra tấn thể xác] tàn bạo đến các thủ đoạn bức hại tài chính

Lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Ông ta đã thành lập Phòng 610 ở tất cả các cấp chính quyền, từ ủy ban trung ương đảng đến các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thành phố và cấp quận/huyện trên toàn Trung Quốc. Các nhà tù cũng thiết lập các cơ sở riêng nó.

Điều này là để đảm bảo việc thực hiện triệt để chính sách bức hại đẫm máu của Giang Trạch Dân nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công.

Bởi không thể khép các học viên Pháp Luân Công vào bất kỳ tội nào, các quan chức chính quyền đã thêu dệt ra tội danh để gán cho các học viên. Ban đầu, chính quyền dùng tội danh “lật đổ nhà nước” để khởi tố và định tội các học viên. Nhưng khi thấy điều này là một cáo buộc hoang đường, họ liền đổi sang dùng Điều 300 của Luật Hình sự (với cái gọi là: lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật) như một cái cớ tiêu chuẩn để áp dụng vào tất cả các vụ án Pháp Luân Công. Chỉ cần liên quan đến ba chữ “Pháp Luân Công” là lập tức áp dụng Điều 300 này để khép tội.

Sau đó, Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao lại đặc biệt đưa ra cái gọi là giải thích tư pháp liên quan đến Điều 300. Việc giải thích tỉ mỉ này thực chất là để biện minh cho việc ngược đãi các học viên. Năm 2017, Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao đã đưa ra cách giải thích tư pháp mới của họ về Điều 300 của Luật Hình sự. Giải thích mới này không chỉ đưa vào nhiều điều khoản chi tiết hơn, nó còn thêm vào nhiều mức tiền phạt. Bất kỳ hành vi nào được cho là vi phạm điều luật này cũng đều trở thành một hành vi vi phạm có thể xử phạt bằng tiền.

Mạng lưới 610 bao gồm Nhóm lãnh đạo 610 và Phòng 610. Các giám đốc Phòng 610 có xu hướng kiêm nhiệm chức bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (UBCTPL). La Cán (2002 – 2007), Chu Vĩnh Khang (2007 – 2012) và Mạnh Kiến Trụ (2012 – 2017) là ba ví dụ như vậy.

UBCTPL giám sát toàn bộ hệ thống cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm cả lực lượng công an. Bí thư Đảng ủy UBCTPL Trung ương luôn là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (cấp cao nhất của bộ máy ĐCSTQ). Điều này giải thích tại sao cuộc bức hại Pháp Luân Công có thể huy động tất cả các cơ quan thực thi pháp luật từ trên xuống và lạm dụng luật pháp để đạt được chương mục tiêu của nó.

Bên dưới Nhóm lãnh đạo 610 là các Phòng 610 độc lập. Giám đốc của Phòng 610 thường là Phó Bí thư Đảng ủy UBCTPL. Phòng 610 ở các cấp thấp hơn thường nằm trong cùng một bộ phận với Cục An ninh Quốc gia.

Ban đầu được lập ra sau Lực lượng An ninh Liên Xô (tiền thân của Ủy ban An ninh Quốc gia KGB), Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng có nhiều tên gọi khác nhau theo thời gian. Hiện tại, nó được gọi là Cục An ninh Quốc gia trong các cơ quan chính phủ cấp thấp hơn, chức năng chính của cơ quan này là nhắm mục tiêu vào các học viên Pháp Luân Công — những công dân vô tội muốn trở thành người tốt hơn bằng cách chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn.

Từ bản án tương đối nhẹ đến bản án nặng, từ án tù đến thêm các khoản tiền phạt, tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy sự leo thang một cách có hệ thống của ĐCSTQ trong việc việc đàn áp Pháp Luân Công.

Các trường hợp điển hình

Những gì đã xảy ra với các học viên ở Nông An đã được đề cập trong phần đầu của bài viết này chỉ là một trong vô số bi kịch đã xảy ra trong cuộc bức hại. Dưới đây là các ví dụ khác.

Ngày 17 tháng 11 năm 2021, có bảy học viên đã bị kết án bởi Tòa án Nhượng Hồ Lô ở tỉnh Hắc Long Giang. Ông Lý Lực Tráng bị kết án 10 năm 8 tháng với khoản tiền phạt 80.000 nhân dân tệ. Bà Đường Trúc Nhân (khoảng 70 tuổi) bị kết án 9 năm 4 tháng với số tiền phạt 50.000 nhân dân tệ.

Ông Mục Á Đông (một học viên ở thành phố Bình Sơn, tỉnh Hà Nam) đã bị kết án vì lưu trữ thông tin liên quan đến Pháp Luân Công ở trong máy tính của mình. Ông bị tuyên án 8 năm tù giam và phạt tiền 100.000 nhân dân tệ. Ông Trương Đình Tường (ở tỉnh Quý Châu) bị kết án 10 năm tù và phạt tiền 50.000 nhân dân tệ. Ngoài ra, cảnh sát còn tịch thu 80.000 nhân dân tệ khi lục soát nhà của ông. Bà Trương Vi (cũng ở tỉnh Quý Châu) bị kết án 8 năm tù với số tiền phạt 30.000 nhân dân tệ.

Các học viên có thể phạt nặng như vậy vì bất kỳ lý do gì. Sau khi cung cấp thông tin Pháp Luân Công cho hàng xóm, bà Mã Tuấn Đình (82 tuổi, từng công tác tại Đại học Khoa học và Công nghệ Sơn Đông đã bị kết án 4 năm tù. Thẩm phán phạt bà 30.000 nhân dân tệ và cảnh sát phạt bà 40.000 nhân dân tệ. Tương tự, sau khi phân phát những cuốn lịch có thông tin về Pháp Luân Công, bà Viên Lệ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giam 15 ngày và bị phạt 50.000 nhân dân tệ.

Thống kê từ Minh Huệ Net cho thấy các quan chức Trung Quốc đã tống tiền 711.400 nhân dân tệ từ 63 học viên bị kết án trong tháng 11 năm 2021 trên khắp 17 tỉnh. Trong đó tòa án phạt 343.000 nhân dân tệ, và cảnh sát tống tiền 368.400 nhân dân tệ.

Trong 23 năm kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, các học viên Pháp Luân Công đã phải gánh chịu những tổn thất không thể nào kể xiết.

Những dạng thức bức hại khác nhau

Bên cạnh phạt tiền, sự bức hại tài chính lên các học viên Pháp Luân Công còn bao gồm các hình thức khác, như buộc thôi việc và không cho nhận lương hưu. Khi các học viên bị sa thải và phải tìm kiếm cơ hội việc làm mới, các quan chức thường đe dọa các nhà tuyển dụng tiềm năng đang muốn thuê họ.

Kết quả là, nhiều học viên đã gặp khó khăn về tài chính. Nhiều người phải rời đi với gia đình tan vỡ; họ không đủ khả năng để chăm sóc người già hoặc hỗ trợ con cái của họ, và đôi khi cho trẻ sẽ bị bỏ lại ở nhà khi cha mẹ chúng tìm kế sinh nhai.

Ngoài phạt tiền, chính quyền còn đóng băng tài khoản ngân hàng của các học viên và tịch thu tiền trong tài khoản của họ. Khi lục soát nhà, cảnh sát lấy đi tất cả số tiền mà họ tìm thấy, từ hàng chục đến hơn 100.000 nhân dân tệ. Họ thậm chí còn lấy bất kỳ đồ trang sức nào mà họ thấy. Tất cả những vụ tịch thu này đã được thực hiện mà không có biên lai hay biên bản tịch thu.

Khi các học viên ở nông thôn bị giam giữ, chính quyền đã để ruộng vườn của họ bị bỏ hoang, điều này đã làm mất đi nguồn thu nhập chính của họ. Không có thu nhập lại thêm tiền phạt nặng, những học viên này phải đối mặt với tình trạng khốn khó. Nhiều người buộc phải ly dị vợ/chồng và họ không có khả năng chăm sóc con cái hoặc ông bà cha mẹ.

Một gia đình rơi vào tình cảnh khốn khổ

Trong một lá thư gửi cho Cục An sinh Xã hội (ASXH) địa phương vào năm 2021, bà Vương Quế Hà (cư dân Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh) đã kể lại tình cảnh khốn khổ của gia đình bà sau khi lương hưu của bà bị cắt vào tháng 8 năm 2020.

Sau khi bà Vương bị bắt và bị kết án 4 năm tù, gia đình bà vô cùng suy sụp. Mẹ chồng của bà đã suy sụp và mất sau năm ngày. Chồng bà lên cơn đau tim phải nhập viện. Hai người con của bà đã lo lắng đến nỗi tóc của họ đã ngả bạc chỉ sau một đêm.

Bà Vương và chồng bà đã sống với gia đình con trai họ. Kể từ khi chồng bà qua đời cách đây 2 năm, lương hưu của bà Vương trở thành thu nhập duy nhất của cả gia đình. Cháu trai của bà bị chứng động kinh, ngoài bị ảo giác thính giác, anh ấy còn rất yếu và không thể làm việc.

Con dâu của bà Vương mắc nhiều bệnh tật và không thể làm việc. Con trai của bà Vương bị đột quỵ và cũng phải phẫu thuật do vôi hóa phổi.

“Vì vậy, gia đình tôi đã phải vay mượn hơn 60.000 nhân dân tệ để trang trải chi phí chữa bệnh cho con trai,” bà Vương viết.

Bà nói tiếp: “Sau khi con trai tôi xuất viện, nơi làm việc của cháu đã lên kế hoạch sa thải một số nhân viên. Con trai tôi đã phải trở lại làm việc dù sức khỏe rất kém”. “Trong năm qua, thu nhập duy nhất của cả gia đình chúng tôi đến từ con trai tôi, thằng bé buộc phải làm việc dù nó đang bị bệnh nặng”.

Trên đây chỉ là một vài trong số những câu chuyện thương tâm ở Trung Quốc, nơi các học viên Pháp Luân Công đã và đang bị giam giữ, tra tấn, sỉ nhục và tổn thương và đồng thời còn đang bị bức hại về tài chính. Chúng tôi chân thành hy vọng rằng người dân trên toàn thế giới có thể giúp chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này để các học viên ở Trung Quốc có thể tự do thực hành đức tin của họ mà không sợ bị chính quyền trừng phạt.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/27/437333.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/27/199681.html

Đăng ngày 17-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tòa án của Trung Quốc leo thang bức hại tài chính đối với các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một vị thẩm phán Trung Quốc bày tỏ bản thân phải miễn cưỡng giải quyết các vụ án Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/225685-mot-vi-tham-phan-trung-quoc-bay-to-ban-than-phai-mien-cuong-giai-quyet-cac-vu-an-phap-luan-cong.htmlMon, 31 Jan 2022 10:43:09 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=225685[MINH HUỆ 18-11-2021] Gần đây một thẩm phán ở Trung Quốc bày tỏ rằng ông không muốn tiếp nhận những vụ án Pháp Luân Công. Sau khi cho hoãn phiên tòa xét xử một học viên Pháp Luân Công, ông nói với thân nhân […]

The post Một vị thẩm phán Trung Quốc bày tỏ bản thân phải miễn cưỡng giải quyết các vụ án Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-11-2021] Gần đây một thẩm phán ở Trung Quốc bày tỏ rằng ông không muốn tiếp nhận những vụ án Pháp Luân Công. Sau khi cho hoãn phiên tòa xét xử một học viên Pháp Luân Công, ông nói với thân nhân của người học viên đó rằng mặc dù bản thân không có quyền đưa ra quyết định, nhưng ông sẽ cố gắng tìm mọi cách có thể để giúp đỡ học viên đó.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại kể từ năm 1999.

Theo kế hoạch phiên tòa sẽ bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng, nhưng đã phải lùi lại một tiếng vì tòa phải đến trại tạm giam để đón người học viên này. Trong thời gian một tiếng này, luật sư của bà đã trò chuyện với thẩm phán và công tố viên. Công tố viên nói rằng bà ấy đã nhận được một số tài liệu (chân tướng) và đơn tố cáo từ người thân của học viên này, và thắc mắc liệu thẩm phán có nhận được những thứ tương tự hay không. Thẩm phán nói rằng ông ấy có nhận được một tập tài liệu (chân tướng) rất dày và ông liên tục nhận được cuộc gọi từ các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại.

Trong phiên tòa, luật sư bào chữa vô tội cho nữ học viên, và bà cũng tự biện hộ cho mình. Bà nhấn mạnh rằng tập Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp tại Trung Quốc, đồng thời cũng đề cập rằng Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công. Bà cũng nói thêm rằng việc sản xuất và phân phát tài liệu Pháp Luân Công là hợp pháp. Bà yêu cầu công tố viên giải thích bà đã “sử dụng ‘tà giáo’ để phá hoại việc thực thi pháp luật như thế nào, theo như tuyên bố trong cáo buộc chống lại bà.

Công tố viên hỏi vị học viên: “Bà làm những cuốn lịch có thông tin về Pháp Luân Công đó nhằm mục đích gì?”

Người học viên đáp: “Để cứu người.”

Sau đó, thẩm phán đã nhắc nhở công tố viên cần chú ý khi đặt câu hỏi.

Công tố viên tiếp tục: “Những cuốn lịch mà bà đã làm và phân phát…”

Đến đây, thẩm phán ngắt lời công tố viên và một lần nữa nhắc nhở bà chú ý khi nêu câu hỏi bởi vị học viên này chỉ làm ra những cuốn lịch chứ không phân phát chúng.

Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư bày tỏ trong hầu hết các phiên tòa mà ông tham gia bào chữa cho học viên Pháp Luân Công, các thẩm phán thường sẽ không cho luật sư tự do lên tiếng. Tuy nhiên, vị thẩm phán này thật tốt bụng. Ông ấy đã không cho phép công tố viên đặt học viên vào thế khó.

Khi vị thẩm phán bước ra khỏi tòa án, người nhà của học viên và một số học viên Pháp Luân Công khác đang đợi bên ngoài để chào tạm biệt vị học viên, đã đến nói chuyện với ông ấy.

Vị thẩm phán giải thích với người nhà học viên rằng họ không được phép tham dự phiên tòa là vì đại dịch [virus corona] chứ không phải là ông ấy muốn gây khó dễ cho họ. Ông hy vọng gia đình họ sẽ không ác cảm với ông. Khi các học viên khác bảo ông đừng tiếp nhận các vụ án Pháp Luân Công nữa, ông bày tỏ rằng thật sự bản thân ông cũng không muốn.

Thẩm phán tiết lộ rằng ông không có quyền định đoạt bản án của các học viên, mà là do các cấp cao hơn quyết định. Nhưng ông hứa rằng ông sẽ tận sức giúp người học viên này.

Thẩm phán cũng nói với một học viên Pháp Luân Công khi người này đi cùng ông về nhà, rằng ông đã nhận nhiều cuộc điện thoại [giảng chân tướng Pháp Luân Công] từ các học viên ở Hoa Kỳ gọi đến, khuyên ông không nên tham gia vào cuộc bức hại.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/18/433685.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/3/197961.html

Đăng ngày 31-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một vị thẩm phán Trung Quốc bày tỏ bản thân phải miễn cưỡng giải quyết các vụ án Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Yêu cầu học viên Pháp Luân Công trả lại tiền lương hưu trong thời gian thụ án là trái với quy định của pháp luậthttps://vn.minghui.org/news/223304-yeu-cau-hoc-vien-phap-luan-cong-tra-lai-tien-luong-huu-trong-thoi-gian-thu-an-la-trai-voi-quy-dinh-cua-phap-luat.htmlThu, 30 Dec 2021 15:54:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=223304[MINH HUỆ 24-11-2021] Một y tá đã nghỉ hưu ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã bị cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương yêu cầu trả lại tiền lương hưu mà bà đã nhận trong thời gian […]

The post Yêu cầu học viên Pháp Luân Công trả lại tiền lương hưu trong thời gian thụ án là trái với quy định của pháp luật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-11-2021] Một y tá đã nghỉ hưu ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã bị cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương yêu cầu trả lại tiền lương hưu mà bà đã nhận trong thời gian thụ án vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công. Bà đã đệ đơn lên chính quyền địa phương để tìm kiếm công lý. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2021, chính quyền đã ban hành quyết định để vô hiệu hóa yêu cầu đó của bảo hiểm xã hội địa phương.

Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Án tù và tiền lương hưu bị đình chỉ

Bà Hùng Mỹ Anh, 73 tuổi, bị bắt vào ngày 24 tháng 9 năm 2016 vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án 3,5 năm tù trong Nhà tù Nữ Giang Tây vào ngày 27 tháng 6 năm 2017.

Tháng 10 năm 2019, trong khi đang thụ án, Trung tâm Y tế Thị trấn Sinh Mễ, nơi bà về hưu đã ngừng chi trả phúc lợi cho bà.

Khi bà Hùng được thả vào tháng 3 năm 2020, với thị lực kém do bị tra tấn trong lúc bị giam, nhà bà đã bị sập và các đồ vật có giá trị bị đánh cắp. Bà thậm chí còn tuyệt vọng hơn khi phát hiện lương hưu đã bị cắt.

Cục An sinh Xã hội Quận Hồng Cốc Than đã nói với bà Hùng rằng sau một cuộc cải cách lương hưu gần đây, nơi làm việc của bà đã không còn trả tiền vào tài khoản lương hưu của bà nữa, khiến bà không còn đủ tiêu chuẩn để nhận bất kỳ khoản lương hưu nào trong tương lai.

Ngày 20 tháng 8 năm 2021, hai nhân viên của bảo hiểm xã hội đã đề nghị bà Hùng trả lại 131.946,12 Nhân dân tệ mà bà đã nhận từ giữa tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2019, với dẫn một chính sách quy định rằng những người nghỉ hưu sẽ không được nhận lương hưu trong thời gian thụ án. Họ đe doạ sẽ kiện bà nếu bà không trả tiền kịp thời.

Để tìm kiếm công lý, bà Hùng đã đệ đơn yêu cầu hành chính để xem xét lại trường hợp của bà lên chính quyền quận Hồng Cốc Than vào tháng 8 năm 2021. Bà nói rằng bà bắt đầu làm việc vào năm 1965 và nghỉ hưu vào tháng 12 năm 1998. Trước án tù gần đây nhất, bà đã nhận lương hưu hơn 20 năm. Bà cho biết trợ cấp hưu trí là tài sản hợp pháp của những người về hưu, và cắt lương hưu của những người từng bị ở tù là vi phạm hiến pháp và là một hành vi bất hợp pháp. Bà đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội rút lại thông báo yêu cầu bà trả lại tiền.

Giữa tháng 9, chính quyền quận Hồng Cốc Than đã phản hồi với bà rằng họ sẽ ra quyết định về trường hợp của bà trước thời hạn luật định.

Phiên điều trần về đơn khiếu nại

Vào giữa tháng 10 năm 2021, bà Hùng đã thuê luật sư để đại diện cho mình, vài ngày trước khi chính quyền quận tổ chức phiên điều trần đối với khiếu nại của bà vào ngày 22 tháng 10.

Bà Hùng, luật sư của bà, đại diện của Bảo hiểm Xã hội Quận Hồng Cốc Than và luật sư của họ, cùng một kế toán từ nơi làm việc của bà Hùng, Trung tâm Y tế Thị trấn Sinh Mễ, đã tham dự phiên xét xử được tổ chức tại Cục Tư pháp Quận Hồng Cốc Than.

Luật sư của bà Hùng lập luận rằng lương hưu là tài sản cá nhân của người về hưu và họ kiếm được nhờ chăm chỉ làm việc của mình. Ông nói rằng việc chính quyền cấp tỉnh tự ý đình chỉ lương hưu của người về hưu là vi phạm hiến pháp và chính sách này cũng vi phạm luật lao động ở Trung Quốc, luật bảo vệ các quyền cơ bản của người nghỉ hưu được nhận toàn bộ số tiền lương hưu của họ.

Luật sư cũng nói rằng bà Hùng phải ngồi tù kể từ ngày bị bắt vào ngày 24 tháng 9 năm 2016. Khi bảo hiểm xã hội ra quyết định hồi tháng 8 năm 2021, yêu cầu bà phải trả lại số tiền lương hưu 131.946,14 Nhân dân tệ mà bà đã nhận trong thời gian ngồi tù, thì đó đã là khoảng thơi gian quá dài, đã vượt qua thời hạn hai năm để truy thu các quỹ hưu trí đã được chi trả.

Luật sư chỉ ra rằng nếu chính sách của chính quyền tỉnh liên quan đến trợ cấp lương hưu của những người về hưu bị bỏ tù là đúng, thì cơ quan bảo hiểm xã hội chắc chắn đã mắc sai lầm trong việc chi trả lương hưu trong thời gian bà Hùng ngồi tù. Nói cách khác, cơ quan này đã lơ là thiếu trách nhiệm.

Luật sư kết luận rằng bảo hiểm xã hội không có căn cứ để xâm phạm quyền hợp pháp của bà Hùng trong việc được hưởng lương hưu.

Quyết định

Vào ngày 15 tháng 11 năm 2021, bà Hùng đã nhận được một lá thư từ chính quyền quận Hồng Cốc Than. Bức thư viết rằng yêu cầu của bảo hiểm xã hội về việc đề nghị bà trả lại tiền trợ cấp là không hợp lệ và cơ quan này đã được lệnh phải rút lại thông báo.

Bức thư giải thích rằng chính sách của chính quyền tỉnh mà bảo hiểm xã hội đề cập là quy định tạm thời, và nó đã hết hạn vào ngày 26 tháng 6 năm 2018. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2021, khi bảo hiểm xã hội địa phương yêu cầu bà Hùng trả lại lương hưu, không có quy định cập nhật nào, do đó yêu cầu của họ là không hợp lệ.

Bài liên quan:

Giang Tây: Một phụ nữ tìm kiếm công lý để chống lại việc bức hại tài chính vì đức tin của bà

Bà Hùng Mỹ Anh bị bức hại trong Nhà tù Nữ Tỉnh Giang Tây

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/24/433958.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/11/196953.html

Đăng ngày 30-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Yêu cầu học viên Pháp Luân Công trả lại tiền lương hưu trong thời gian thụ án là trái với quy định của pháp luật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hồng Kông: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thắng vụ kiện mà Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông đưa rahttps://vn.minghui.org/news/218460-hong-kong-cac-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-thang-vu-kien-ma-cuc-thuc-pham-va-ve-sinh-moi-truong-hong-kong-dua-ra.htmlFri, 10 Sep 2021 11:07:20 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=218460[MINH HUỆ 22-08-2021] Năm 2013, Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông (FEHD) đã tịch thu các băng rôn và những tấm bảng trưng bày ở một điểm giảng chân tướng do học viên Pháp Luân Đại Pháp là […]

The post Hồng Kông: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thắng vụ kiện mà Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông đưa ra first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hồng Kông

[MINH HUỆ 22-08-2021] Năm 2013, Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông (FEHD) đã tịch thu các băng rôn và những tấm bảng trưng bày ở một điểm giảng chân tướng do học viên Pháp Luân Đại Pháp là ông Hồng Thuỵ Phong thiết lập và cáo buộc ông tội “trưng bày các bảng hiệu hay áp phích trên đất của chính phủ mà không được sự đồng ý của các ban ngành liên quan” và “cản trở cán bộ công chức”. Ngày 19 tháng 8 năm 2021, Toà án sơ thẩm Phấn Lĩnh đã tổ chức phiên xử. Thẩm phán chính Tô Văn Long đã ra phán quyết rằng nguyên đơn vô tội ở cả hai tội danh.

873a2ff8e0a5eb0d3a896984277ca304.jpg

Ông Hồng Thuỵ Phong đã giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho người dân trong 21 năm qua với những quầy trưng bày tại nhiều nơi ở Hồng Kông.

Ông Hồng nói rằng ông rất hạnh phúc với kết quả này. Ông đã đến những con đường để nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp trong 21 năm. Ông nói: “Miễn là cuộc bức hại chưa dừng thì tôi sẽ tiếp tục giảng chân tướng”.

Ông nhớ lại sự việc xảy ra vào năm 2013. Ông đã thiết lập một quầy thông tin gần ga xe lửa Thâm Thuỷ Bộ và một viên chức của FEHD đã đến và tịch thu những tấm bảng trưng bày mà ông đang đóng quầy. Người viên chức đã cố gắng giật tấm bảng ở trên tay ông Hồng. Khi ông Hồng từ chối đưa tấm bảng, ông đã bị cáo buộc hai tội danh – “trưng bày các bảng hiệu hay áp phích trên đất của chính phủ mà không được sự đồng ý của các ban ngành liên quan” và “cản trở cán bộ công chức”. Ông Hồng nói: “Từ video ghi hình, người ta có thể thấy rằng viên chức FEHD đã ngăn tôi đóng quầy”.

Ông Hồng cảm thấy chiến thắng là công lý đã trao lại cho Pháp Luân Đại Pháp.

Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998 và đã hồi phục khỏi nhiều căn bệnh như dị ứng. Quan trọng hơn, ông đã tìm thấy mục đích thực sự của cuộc sống và phấn đấu trở thành một người tốt. Vào năm 2000 sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu phát động cuộc đàn áp đối với môn tu luyện tinh thần này ở Trung Quốc, ông đã xuống đường để phân phát thông tin phơi bày sự tàn bạo. Đến hôm nay ông đã làm việc này trong 21 năm. Ông nói đây là nhiệm vụ của ông. Chừng nào các học viên ở Trung Quốc còn bị giam thì ông sẽ ra ngoài phơi bày sự thật.

Theo ông Hồng, thái độ của người dân Hồng Kông đã có một sự thay đổi rõ rệt đối với Pháp Luân Đại Pháp sau khi các học viên phơi bày sự thật hơn hai thập kỷ. Nhiều người hiện đã biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt và giúp các học viên. Ví dụ, khi một người đàn ông thân cộng sản phá hoại một tấm bảng trưng bày về Pháp Luân Đại Pháp, những người qua đường đã ngăn anh ta lại và đưa anh ta đến đồn công an.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/22/429871.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/25/194784.html

Đăng ngày 10-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hồng Kông: Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thắng vụ kiện mà Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông đưa ra first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Missouri trở thành bang đầu tiên kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc vì “sự lừa dối và không hành động” khiến đại dịch bùng pháthttps://vn.minghui.org/news/171376-missouri-tro-thanh-bang-dau-tien-kien-dang-cong-san-trung-quoc-vi-su-lua-doi-va-khong-hanh-dong-khien-dai-dich-bung-phat.htmlWed, 29 Apr 2020 06:31:28 +0000http://update.myfast.online/news/?p=171376[MINH HUỆ 22-04-2020] Ngày 21 tháng 4 năm 2020, Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt đã đệ đơn kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì “chiến dịch lừa đảo kinh hoàng, che giấu, lạm quyền và không hành động” “khiến đại dịch này […]

The post Missouri trở thành bang đầu tiên kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc vì “sự lừa dối và không hành động” khiến đại dịch bùng phát first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Anh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-04-2020] Ngày 21 tháng 4 năm 2020, Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt đã đệ đơn kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì “chiến dịch lừa đảo kinh hoàng, che giấu, lạm quyền và không hành động” “khiến đại dịch này bùng phát”. Đây là bang đầu tiên ở Hoa Kỳ có hành động pháp lý để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch.

fd3e359bbf4192712f555444d67368dc.jpg

Ảnh chụp màn hình của đơn kiện

Đơn khởi kiện nêu rõ: “Trong những tuần then chốt khi dịch mới bùng phát, chính quyền Trung Quốc đã lừa dối dân chúng, dập tắt thông tin cốt yếu, bắt giữ những người thổi còi, phủ nhận việc lây nhiễm từ người sang người trong khi bằng chứng xuất hiện ngày càng nhiều, phá hủy nghiên cứu y học quan trọng, để cho hàng triệu người bị phơi nhiễm với virus, thậm chí còn tích trữ trang thiết bị bảo hộ cá nhân, vì thế mà gây ra đại dịch toàn cầu không đáng xảy ra và có thể phòng ngừa được.”

Tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2020, bang Missouri đã có gần 6.000 ca nhiễm COVID-19 và 220 ca tử vong, và những con số này vẫn tăng lên hàng ngày. Bên cạnh khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng, bang này còn phải đối mặt với “số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lớn chưa từng có” có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nhiều năm tới.

Tổng chưởng lý viết trong một tuyên bố: “Ở Missouri, ảnh hưởng của virus là rất thật—hàng nghìn người đã bị nhiễm bệnh và nhiều người đã chết, các gia đình bị tách khỏi người thân yêu đang tiến dần đến cái chết, các doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa, và người ta phải thắt lưng buộc bụng, tính từng đồng để mua đồ ăn sống hàng ngày.”

Nhưng không chỉ Missouri chịu cảnh này, vì virus “không bỏ qua cộng đồng nào trên thế giới”.

Fox News trích lời các quan chức của Missouri: “Ngoài việc đòi Trung Quốc một khoản tiền phạt tối đa, Missouri còn muốn buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành động được cho là làm đại dịch virus corona nghiêm trọng hơn, và có khả năng đưa ra bằng chứng về cách xử lý virus của chính quyền Trung Quốc, và có thể là cả nguồn gốc của virus.”

Đặc biệt, đơn kiện có nêu cả “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (chính phủ chính thức của Trung Quốc)” và đảng cầm quyền “Đảng Cộng sản Trung Quốc” là các bị cáo, nhằm vượt qua các rào cản của Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (Foreign Sovereign Immunities Act, FSIA) nhằm hạn chế người Mỹ kiện chính phủ nước ngoài, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.

Chỉ một ngày trước đơn kiện của Missouri, 22 Nghị sỹ đã gửi thư đến Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng Chưởng lý William Barr để hối thúc họ đưa vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế vì những hành động của nước này trong đại dịch virus corona.

Còn có bảy vụ kiện tập thể khác do các nhóm tư nhân đệ trình lên các tòa án liên bang ở Hoa Kỳ để buộc ĐCSTQ chịu trách nhiệm về đại dịch. Một trong những đơn kiện này là của Larry Klayman, một luật sư nổi tiếng thuộc phái bảo thủ, cũng là nhà sáng lập Freedom Watch, yêu cầu Trung Quốc bồi thường 20.000 tỷ đô la vì “sự thờ ơ đến nhẫn tâm, bất chấp hậu quả và hành động thâm độc của họ”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/22/404191.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/24/184170.html

Đăng ngày 29-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Missouri trở thành bang đầu tiên kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc vì “sự lừa dối và không hành động” khiến đại dịch bùng phát first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Các luật sư cũ bị trả thù, ba học viên Pháp Luân Công phải thuê luật sư mới để biện hộ cho họhttps://vn.minghui.org/news/137917-cac-luat-su-cu-bi-tra-thu-ba-hoc-vien-phap-luan-cong-phai-thue-luat-su-moi-de-bien-ho-cho-ho.htmlWed, 28 Aug 2019 07:31:29 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=137917[MINH HUỆ 12-07-2019] Hai chị em gái và một trong số các con trai của họ ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, đã bị đưa ra xét xử vào ngày 5 tháng 7 năm 2019, chỉ bởi không từ […]

The post Các luật sư cũ bị trả thù, ba học viên Pháp Luân Công phải thuê luật sư mới để biện hộ cho họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-07-2019] Hai chị em gái và một trong số các con trai của họ ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, đã bị đưa ra xét xử vào ngày 5 tháng 7 năm 2019, chỉ bởi không từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Trong phòng xử án tạm thời tại Trại tạm giam Số 1 thành phố Mậu Danh, năm luật sư đã biện hộ vô tội cho bà Lâm Lệ Trân, em gái bà là bà Lâm Yến Mai và con trai bà là anh Ngô Triêu Kỳ.

1cb3cc50dfc41149653b5702146b294b.jpg

Bà Lâm Yến Mai

5a742c2b789f35910eabdd805e65d392.jpg

Bà Lâm Lệ Trân

f4cea79be5c6cba5c90b2a4c436ab665.jpg

Anh Ngô Triêu Kỳ

Người cha già đã 86 tuổi của hai chị em bà Lâm bị công an hành hung trong mỗi lần hai con gái của ông bị bắt giữ, và ông bị ngăn cấm tới phiên tòa xét xử.

Bên ngoài trại tạm giam có rất nhiều xe cảnh sát với nhiều công an ngồi trực bên trong để đợi xem có học viên Pháp Luân Công nào tại địa phương đến hỗ trợ ba thành viên của gia đình bà Lâm hay không.

Các luật sư đã bác bỏ lời buộc tội “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật” đối với các thân chủ của họ. Họ lập luận rằng không có luật nào ở Trung Quốc quy định việc tu luyện Pháp Luân Công là phạm pháp. Pháp Luân Công là một môn tu luyện cả tâm và thân mang lại lợi ích to lớn cho người tu luyện trên khắp thế giới, và chỉ bị bức hại ở tại quê nhà của nó—Trung Quốc.

Luật sư cũng chỉ ra rằng công tố viên không chỉ ra được điều luật cụ thể nào bị phá hoại và ai là nạn nhân.

Công tố viên có ba nhân chứng, gồm Hoàng Bỉnh Thiêm, Lâm Tiểu Anh (cả hai đều là viên chức ủy ban dân cư địa phương) và Dương Phương (hàng xóm của bà Lâm Lệ Trân). Họ cáo buộc các học viên này phát tài liệu liên quan tới Pháp Luân Công, nhưng không ai trong số họ xuất hiện tại tòa án để đối chất.

Các học viên cũng tố cáo cảnh sát đã bắt họ ký vào một danh sách các tài sản tịch thu ngụy tạo, nhưng họ đã từ chối. Do đó, không có tài sản tịch thu nào được đưa trước tòa để làm bằng chứng.

Cuối cùng, luật sư nói rằng việc giam giữ thân chủ của họ gần một năm qua đã gây ra thống khổ lớn cho họ và người thân trong gia đình, đặc biệt là người cha đã lớn tuổi của họ, phải vật lộn để tìm một người chăm sóc.

Các luật sư cũng yêu cầu chính quyền tha bổng và bồi thường cho thân chủ của họ, nhưng thẩm phán chủ tọa Kha Học Quân trả lời: “Tôi không thể đưa ra quyết định đó”.

Các luật sư bị trả thù bởi đại diện cho học viên Pháp Luân Công

Bà Lâm Yến Mai, bà Lâm Lệ Trân và anh Ngô Triêu Kỳ bị bắt chỉ cách nhau vài ngày vào cuối tháng 8 năm 2018.

Viện kiểm sát quận Điện Bạch đã phê chuẩn bắt giữ họ vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, sau đó truy tố họ và chuyển hồ sơ tới Toà án quận Mậu Nam vào ngày 10 tháng 1 năm 2019.

Gia đình bà Lâm Yến Mai đã thuê hai luật sư đại diện cho bà là ông Lưu Chính Thanh và ông Trần Gia Hồng. Hai luật sư này đã không được phép xem lại hồ sơ của bà và sau đó chứng chỉ hành nghề luật của họ còn bị chính quyền đình chỉ vì họ đại diện cho các học viên Pháp Luân Công.

Gia đình bà Lâm Yến Mai cho hay họ để ý thấy có công an mặc thường phục đi theo và chụp ảnh họ mỗi khi họ đi ra ngoài với luật sư.

Cụ thể, luật sư Trần bị bắt vào tháng 4 năm 2019, khoảng hai tuần sau khi ông nhận vụ án của bà Lâm Yến Mai. Bà Lâm bị huyết áp cao trong thời gian luật sư của bà bị bắt, bà bị đãng trí và bị mất trí nhớ.

Gia đình bà Lâm Lệ Trân đã thuê ông Tạ Yến Ích, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, người từng bị bắt vào ngày 9 tháng 7 năm 2015, còn được gọi là “Sự kiện 709”, trong đó có hơn một trăm luật sư và nhà hoạt động nhân quyền là mục tiêu của chính quyền trong ngày hôm đó.

Thẩm phán chủ tọa Kha từ chối nhận hồ sơ yêu cầu được bào chữa cho bà Lâm tại phiên xử của ông Tạ.

Gia đình bà Lâm và luật sư Tạ đã đệ đơn khiếu nại chủ toạ Kha lên viện kiểm sát địa phương và Tòa án trung cấp thành phố Mậu Danh nhưng không có kết quả.

Sau đó, bà Lâm Yến Mai, bà Lâm Lệ Trân và anh Ngô Triêu Kỳ đã thuê năm luật sư, những người được phép đại diện cho họ ở toà án vào ngày 5 tháng 7 năm 2019.

Bài liên quan:

Quảng Đông: Người cha 85 tuổi bị cảnh sát hành hung trong khi nhà của họ bị lục soát

Ông lão 85 tuổi cô độc và vô cùng đau khổ khi hai con gái và cháu trai đều bị giam giữ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/12/389893.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/13/178860.html

Đăng ngày 28-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Các luật sư cũ bị trả thù, ba học viên Pháp Luân Công phải thuê luật sư mới để biện hộ cho họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ấn tượng của một luật sư về Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/94822-an-tuong-cua-mot-luat-su-ve-phap-luan-cong.htmlSat, 21 Apr 2018 08:51:05 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=94822[MINH HUỆ 25-3-2018] Nhiều học viên ở khu vực của tôi bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Vì vậy tôi đã liên lạc với một số luật sư để giải cứu họ. Một trong số đó […]

The post Ấn tượng của một luật sư về Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết củahọc viên Pháp Luân Công tạiHoa Đông, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 25-3-2018] Nhiều học viên ở khu vực của tôi bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Vì vậy tôi đã liên lạc với một số luật sư để giải cứu họ. Một trong số đó là luật sư “Michael” – và chúng tôi đã thảo luận nhiều đề tài liên quan đến luật, bào chữa và việc đàn áp Pháp Luân Công. Những chia sẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và ghi dấu rằng các học viên đã thực sự trở thành những đại diện tiêu biểu của Pháp Luân Công như thế nào.

Xúc động khi tiếp xúc với các học viên

Michael là một trí thức hiểu biết sâu rộng có thể diễn đạt rành mạch quan điểm của mình một cách hài hước. Những lập luận bảo vệ các học viên của ông tại phiên tòa rất vững chắc giúp nhiều người nhận ra bản chất phi pháp của cuộc bức hại.

Khi tôi hỏi liệu ông ấy có gặp sức ép từ Đảng Cộng sản Trung Quốc khi bào chữa cho các học viên không, ông đáp, “Nếu tôi làm điều gì mà không có bất cứ nguy hiểm nào, thì có lẽ đó là điều không đáng làm.”

Đối với ông, luật pháp là trên hết và trách nhiệm của luật sư là đảm bảo rằng luật pháp là nền tảng trong phần bào chữa của mình.

“Khi anh đã quyết định thuê tôi,” ông nói, “Tôi đã nghĩ về những điều thật sự có ý nghĩa với mình.”

Sau đó ông hỏi, “Khi học viên phân phát các tài liệu giảng chân tướng, họ có nghĩ điều gì có thể xảy ra với họ không?”

Tôi giải thích rằng các học viên đã thụ hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công và biết rằng đó là Chính Pháp. Trách nhiêm của họ là nói cho thế giới biết, và đặc biệt là người Trung Quốc đã bị Đảng Cộng Sản làm cho mê muội, sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

Michael, một người không tu luyện Pháp Luân Công, đã nói, “ Những học viên như các anh thật sự làm tôi xúc động, tâm tôi thấy chấn động. Anh có biết quy định cao nhất trong luật pháp là gì không?”

Ông dừng lại một chút rồi tiếp, “Đó là đạo đức, lương tâm và thiện niệm. Đó không phải là những pháp lý hay quy định trong ngành luật, nhưng chúng chi phối hết thảy. Chúng thúc đẩy lời nói và hành động của tôi nhằm khôi phục lại mối liên hệ bị đảo lộn giữa đúng và sai.”

Rồi, ông bảo rằng mặc dù một lần anh chỉ có thể bào chữa cho một học viên, nhưng việc bảo vệ lần này cũng chính là lời bào chữa cho hàng ngàn hàng triệu học viên vì tất cả họ đều tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và bị bắt vì những lí do tương tự.

“Mặc dù đây chỉ là vụ án dân sự nhưng việc tôi tiếp nhận nó chính là thách thức đối với cuộc bức hại do Giang Trạch Dân (cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc) khởi xướng chống lại tất cả những người tu luyện Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp nhắm đến tín ngưỡng và nó liên quan đến toàn cơ cấu bộ máy nhà nước.”

“Như một trong số những đồng nghiệp của tôi đã nói – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nếu xem xét dựa trên luật pháp hiện hành là bất hợp pháp. Hàng chục triệu người dân bị đối xử bất công trên danh nghĩa pháp luật. Đây là lúc chúng ta phải đứng lên bảo vệ công lý và luật pháp. Những nỗ lực của chúng ta sẽ giúp bảo vệ nguyên lý chung Chân – Thiện – Nhẫn cũng như sự công bình trên toàn thế giới,” ông nói thêm.

Trở thành một công dân tốt.

Michael kể là mình đã không còn là con người cũ trước đây. Trước kia khi nhận một vụ án, ông xem nó đơn giản chỉ như một công việc. Nhưng, ông bảo rằng một vụ án mà ông thụ lý đầu năm ngoái đã khiến ông thay đổi cách làm việc hoàn toàn. Nó khiến ông cống hiến hết tâm sức vào vụ án và giải quyết bằng hết khả năng.

Một học viên Pháp Luân Công tên là “Nathan” đã đến nhờ ông bảo vệ một đồng tu khác.

“Để đảm bảo an toàn cho Nathan,” Michal kể, “Tôi đã mời anh ta đến chỗ tôi ở một hôm trước khi phiên tòa diễn ra. Sau khi anh ta tắm, tôi tình cờ nhìn thấy một vết sẹo kéo dài từ ngực đến hết bụng. Theo như hiểu biết của tôi về y học thì không ca phẫu thuật nào cần phải mổ dài đến thế.

Không kiềm chế được tò mò, Michael hỏi Nathan về vết sẹo và được kể rằng đó là do một vết thương trong một cuộc chiến băng đảng cách đây nhiều năm. Ruột của Nathan đã lòi ra và gãy bốn xương sườn.

“Thật sự mà nói,” Nathan nói với Michael, “Tôi thấy xấu hổ khi phải nói với anh rằng trước đây tôi là một tay giang hồ. Chính Pháp Luân Công đã dạy tôi phân biệt đúng sai và dẫn đường tôi quay lại cuộc sống bình thường.”

Nathan tình cờ biết đến Pháp Luân Công ở trong tù. Anh lấy cắp đồ, đánh nhau và nghiện ngập. Trong tù, anh nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công bị lính canh ngược đãi, đánh đập và tra tấn nhằm buộc họ phải tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.

Thậm chí đến tôi cũng thấy bối rối, “Họ bị đối xử quá tệ đến nỗi một giang hồ như tôi còn thấy đó là quá mức. Nhưng họ không hề chửi thề hay đánh trả. Và không chỉ có một hay hai học viên như vậy, hầu như tất cả đều cư xử thế. Tôi thật sự bị ấn tượng bởi lòng quả cảm mà tôi chứng kiến.

Các học viên nói với Nathan về đức tin của họ và cuộc bức hại. Hơn nữa, họ còn tỏ ra tôn trọng và quan tâm đến anh mà không có bất cứ kì thị nào.

“Trước đó,” anh ấy nói, “Tôi lạnh lùng vô cảm và không ai ưa tôi. Từ cách cư xử của những học viên, tôi hiểu rằng Pháp Luân Công là một điều gì đó khác thường bởi vì những học viên này quá tốt. Đó là lý do tai sao tôi muốn học Pháp Luân Công.”

Tập Pháp Luân Công bị cấm trong trại giam và các quan chức cố gắng hết sức để chuyển hóa các học viên. Tuy nhiên, khi Nathan bảo với những người quản lý rằng anh ta muốn tập Pháp Luân Công, thì ngạc nhiên thay, ông ấy không hề ngăn cản anh.

“Người như anh mà cũng muốn tập Pháp Luân Công ư? Tốt thôi! Anh thậm chí có thể còn được ra tù sớm nhờ chuyện này,” người quản lí đáp.

Kể từ đó, Nathan đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình; anh trở thành một người tốt và thực sư được thả sớm.

Sau khi về nhà, mẹ anh cảm thấy sợ, bà lo con trai mình, từng là một mầm mống rắc rối, sẽ lại đem phiền toái cho gia đình. Nhưng, bà sớm vui mừng khi nhìn thấy con trai mình đã thay đổi và từ bỏ những thói hư tật xấu ngày trước. Vợ con anh ấy trước kia đã bỏ anh đi, giờ cũng quay lại và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Cách đây bốn năm, Nathan bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Những người phụ trách trại giam và bạn tù rất ngạc nhiên khi gặp lại anh. Nathan nói với họ việc trở thành một học viên đã giúp anh thay đổi tâm tính và thể chất như thế nào. Anh cũng tìm gặp người phụ trách đã cho anh tập Pháp Luân Công trong tù ngày trước. “Ông nhớ tôi không?” Anh hỏi, “Dĩ nhiên!” Ông ấy mỉm cười và nói, “Tôi sẽ thử xem có giúp anh ra ngoài sớm hơn được không,”

Cuộc bức hại là phi pháp

Sau khi trò chuyện với Nathan, Michael nói rằng cả đêm anh không ngủ được. Đầu anh cứ lẩn quẩn những suy nghĩ. Anh bảo, “Giang Trạch Dân thật sự là độc ác còn Đảng Cộng Sản thì chẳng còn hi vọng gì nữa. Chỉ cần nghĩ về một điều như: Không ai biết làm thế nào để cải biến một tay xã hội đen như Nathan. Nhưng, nhờ Pháp Luân Công anh đã thay đổi thành người tốt chỉ trong một thời gian ngắn. Một kẻ băng đảng như thế thực sự là nỗi nhức nhối của xã hội và là phiền toái lớn của gia đình. Nhưng Pháp Luân Công đã thay đổi tất cả những điều này.

Gặp gỡ và trò chuyện với Nathan đã cho Micheal một cái nhìn mới về Pháp Luân Công và đưa sự nghiệp của ông rẽ sang hướng khác.

“Khi bảo vệ các học viên,” Michael bảo, “Tôi cảm thấy như đang thanh lọc chính tâm hồn mình, cho đất nước tôi và cho cả loài ngươi.” Là luật sư, ông phải bảo vệ thân chủ dựa trên sự thật. Sau khi kiểm tra các giấy tờ pháp lý và chính sách bức hại trong hơn 18 năm qua, ông phát hiện rằng cuộc bức hại là phi pháp.

Ông lưu ý, “Chính Giang Tranh Dân đã lạm dụng quyền lực và bức hại Pháp Luân Công. Tôi phải nói rằng, cả Giang và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều không có tương lai đâu.”

Michael bảo rằng Pháp Luân Công và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn khiến anh cảm động sâu sắc và anh cũng sẽ tập Pháp Luân Công khi cuộc bức hại kết thúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/22/359899.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/5/167826.html

Đăng ngày 21-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ấn tượng của một luật sư về Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ba luật sư không chịu nổi áp lực buộc phải rút khỏi vụ việc, một phụ nữ Canada phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử tại Bắc Kinhhttps://vn.minghui.org/news/94291-ba-luat-su-khong-chiu-noi-ap-luc-buoc-phai-rut-khoi-vu-viec-mot-phu-nu-canada-phai-doi-mat-voi-viec-bi-dua-ra-xet-xu-tai-bac-kinh.htmlTue, 10 Apr 2018 15:44:28 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=94291[MINH HUỆ 3-4-2018] Một phụ nữ Canada bị giam giữ tại Bắc Kinh đang phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung […]

The post Ba luật sư không chịu nổi áp lực buộc phải rút khỏi vụ việc, một phụ nữ Canada phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử tại Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 3-4-2018] Một phụ nữ Canada bị giam giữ tại Bắc Kinh đang phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại.

Bà Tôn Thiến, 51 tuổi, người sáng lập Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Leadman tại Bắc Kinh và đã trở thành công dân Canada vào năm 2007. Bà Tôn có một sự nghiệp rất thành công và đã được Tạp chí Hồ Nhuận (Hurun Report) của Trung Quốc vinh danh là doanh nhân giàu có tiêu biểu trong các năm 2012 và 2016. Do áp lực công việc, bà đã mắc các bệnh như loạn nhịp tim, các vấn đề về gan và chứng trầm cảm. Bà Tôn đã thử áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng đều vô ích. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh của bà đã biến mất sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2014.

93067c6fab880599d5b8f953b56c75f7.jpg

Bà Tôn

Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bà đã bị giam giữ trong đồn cảnh sát. Bà Tôn bị bắt giữ tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 2 năm 2017. Vì có quốc tịch Canada nên vụ việc của bà đã thu hút sự quan tâm rộng rãi ở cả Trung Quốc và Canada. Khi chính phủ Canada tìm cách giải cứu bà Tôn thì chính phủ Trung Quốc đã từng bước gây áp lực lên các luật sư đã nhận lời bào chữa giành lại quyền tự do tín ngưỡng đã được thừa nhận trong Hiến pháp cho bà Tôn.

Cho đến nay, ba luật sư đã buộc phải từ bỏ quyền đại diện cho bà Tôn. Ngay sau khi vị luật sư thứ 3 rút khỏi vụ việc, chính quyền đã tuyên bố thời gian đưa bà Tôn ra tòa (hiện thời gian cụ thể vẫn đang được điều tra).

Gai đình bà Tôn đã nỗ lực tìm một luật sư mới. Ngày 28 tháng 3 năm 2018, vị luật sư thứ 4 này đã tới gặp bà Tôn tại Trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh. Bà Tôn cho biết những tuần trước đó, cứ có bốn, năm người xuất hiện vào những lần khác nhau và nói rằng không cần phải tác động gì đến chính phủ. Họ hứa sẽ thả bà ngay lập tức, đồng thời trả lại những tài sản của công ty đã bị tịch thu nếu bà đồng ý từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ còn đe dọa rằng bà sẽ bị kết án với thời hạn tù lâu hơn nếu bà từ chối tuân theo yêu cầu của họ.

Bà Tôn thông tin cho vị luật sư mới rằng bà cho rằng những người đó hoặc là cảnh sát hoặc là cán bộ của viện kiểm sát địa phương. Một nhân viên lãnh sự từ Đại sứ quán Canada đã tới gặp bà vào ngày 28 tháng 3 và bà cũng đã trình bày với vị lãnh sự này về việc đã bị đe dọa ra sao.

Luật sư đầu tiên bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào tháng 6 năm 2017

Gia đình bà Tôn đã thuê ông Cao Thừa Tài, một luật sư thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vào tháng 4 năm 2017. Trong cuộc gặp với bà Tôn, ông đã nghe bà kể về việc bà đã bị tra tấn ra sao trong trại tạm giam. Sau đó, ông đã giúp gia đình bà Tôn nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát.

31405b2ab48dd70310b4978250103528.jpg

Ông Cao và mẹ bà Tôn phía trước trại tạm giam

Không lâu sau đó, giám đốc công ty luật của ông Cao đã có buổi nói chuyện rất nghiêm trọng với ông Cao và yêu cầu ông phải từ bỏ việc đại diện cho bà Tôn. Vị giám đốc đã dẫn lời một yêu cầu bằng miệng mà Trưởng phòng Tư pháp thành phố Trịnh Châu đã đưa ra. Ông Cao rất kinh ngạc bởi ông chỉ vừa mới gặp vị trưởng phòng đó để đề cập đến vụ việc của bà Tôn và vị trưởng phòng này còn khích lệ ông tuân thủ luật pháp khi đại diện cho bà Tôn.

Vị giám đốc nói rằng Trưởng phòng Tư pháp đã không muốn trực tiếp yêu cầu ông Cao ngừng việc đại diện cho bà Tôn trong vụ việc này và rằng ông ta đã gây áp lực lên công ty luật phải thực hiện nhiệm vụ này thay ông.

Để tránh gây phiền toái cho công ty luật của mình, ông Cao đã rút khỏi vụ việc của bà Tôn vào tháng 6 năm 2017.

Luật sư thứ 2 bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào giữa tháng 3 năm 2018

Ông Hoàng Hán Trung, một luật sư ở Bắc Kinh đã được thuê làm đại diện cho bà Tôn vào tháng 5 năm 2017. Phòng Tư pháp Bắc Kinh đã triệu tập ông Hoàng đến nói chuyện vào tháng 10, thời điểm diễn ra Đại hội Đảng. Họ đã yêu cầu ông Hoàng đệ trình các báo cáo bằng văn bản về vụ việc của bà Tôn nhưng ông đã từ chối.

e558fe7b63e2fb50e1ecf900134758a0.jpg

Ông Hoàng

Tháng 2 năm 2018, luật sư Hoàng bị triệu tập đến nói chuyện một lần nữa nhưng ông vẫn từ chối hợp tác. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, vào khoảng đầu tháng 3, vị luật sư này đã đổi ý khi các cán bộ của Bộ Công an dẫn theo trưởng phòng tư pháp địa phương cùng tới nói chuyện với ông. Ông nói rằng vị trưởng phòng tỏ ra rất bực bội và các cán bộ cảnh sát ám chỉ rằng họ có thể sẽ bắt giữ ông nếu ông không đồng ý từ bỏ viêc đại diện cho bà Tôn.

Ông Hoàng đã rút khỏi vụ việc vào giữa tháng 3 năm 2018.

Vị luật sư thứ 3 bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào cuối tháng 3 năm 2018

Bà Hùng Đông Mai, một luật sư tỉnh Sơn Đông đã được thuê trước khi thuê luật sư Hoàng 2 tháng. Phòng Tư pháp địa phương đã 2 lần nói chuyện với bà. Họ nói rằng việc bà đại diện cho bà Tôn thì cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, tháng 12 năm 2017, Phòng Tư pháp này đã yêu cầu bà phải báo cáo cho họ mỗi lần bà đến Bắc Kinh gặp bà Tôn. Họ cũng nói rằng họ sẽ chỉ chấp thuận cho bà được gặp thân chủ của mình một lần. Trước đây không hề có chính sách yêu cầu phải được chấp thuận mới được gặp thân chủ.

45be7e695e647268a83fbf437682385c.jpg

Bà Hùng

Phòng Tư pháp cũng đã gây áp lực đối với công ty luật nơi bà Hùng đang làm việc và công ty luật của bà cho hay bà chỉ có thể biện hộ cho thân chủ của mình mà không được đệ đơn khiếu nại đối với bất kỳ ai.

Tháng 2 năm 2018, có nhiều cán bộ chính quyền hơn nữa đã đến nói chuyện với bà Hùng, gồm cán bộ từ Phòng Tư pháp địa phương và Phòng Tư pháp tỉnh Sơn Đông. Cuối cùng họ đã yêu cầu bà Hùng phải từ bỏ việc đại diện cho bà Tôn. Họ đã thu hồi giấy phép kinh doanh của công ty luật nơi bà Hùng làm việc cũng như tịch thu giấy phép hành nghề luật của bà.

Bà Hùng đã tự rút khỏi vụ việc của bà Tôn vào cuối tháng 3 năm 2018.

Các báo cáo liên quan:

Nỗ lực gửi đơn kiện những kẻ bức hại con gái người Canada của một người mẹ bị từ chối ba lần

Một nữ doanh nhân Canada bị ngược đãi trong Trại tạm giam Bắc Kinh, luật sư không được gặp mặt thân chủ

Thời báo Globe and Mail: Một công dân Canada bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của mình

Canada: Các Nghị sỹ Quốc hội thúc giục Thủ tướng yêu cầu trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Trung Quốc

Các bài báo của “Newspaper of Record” tại Canada ghi nhận một trường hợp công dân nước này bị bắt giữ ở Bắc Kinh chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Hai Nghị sỹ Quốc hội Canada gửi thư tới Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao kêu gọi giải cứu bà Tôn Thiến

Các nghị sỹ Canada tìm cách hối thúc Trung Quốc phóng thích học viên Pháp Luân Công người Canada

Các nhà lập pháp Canada kêu gọi Thủ tướng nước này hỗ trợ giải cứu các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Các quan chức cấp cao Canada quan ngại về trường hợp một công dân bị giam giữ và bị ngược đãi ở Bắc Kinh vì đức tin của mình

Canada: Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít tinh kêu gọi sự trợ giúp của Thủ tướng để giải cứu người thân

Tiếp tục nỗ lực giải cứu công dân Canada và người thân của họ bị giam giữ tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Canada: Biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu thả công dân Canada đang bị cầm tù ở Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/3/363681.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/6/169285.html

Đăng ngày 10-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ba luật sư không chịu nổi áp lực buộc phải rút khỏi vụ việc, một phụ nữ Canada phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử tại Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những bài học rút ra từ việc thuê luật sưhttps://vn.minghui.org/news/93520-nhung-bai-hoc-rut-ra-tu-viec-thue-luat-su.htmlWed, 28 Mar 2018 13:35:25 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=93520[MINH HUỆ 01-01-2018] Những gia đình các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và giam phi pháp đã phải nhờ đến luật sư, vì ngày càng có nhiều luật sư sẵn sàng mạo hiểm để bào chữa cho các học viên. […]

The post Những bài học rút ra từ việc thuê luật sư first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-01-2018] Những gia đình các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và giam phi pháp đã phải nhờ đến luật sư, vì ngày càng có nhiều luật sư sẵn sàng mạo hiểm để bào chữa cho các học viên.

Tuy nhiên, quá trình tìm một luật sư đạt tiêu chuẩn là không chắc chắn và nhiều lần ẩn chứa những cạm bẫy. Tôi đã nhận ra sự mập mờ khi tham gia vào nỗ lực giải cứu các học viên bị giam giữ phi pháp.

Tôi đã tổng kết lại ba điểm dưới đây làm lời khuyên cho những ai cần thuê luật sư. Tôi hy vọng rằng các học viên có kinh nghiệm tương tự sẽ giúp chúng tôi cải thiện hiểu biết của mình.

Thiếu kinh nghiệm

Tôi tới gặp một luật sư khá nổi tiếng ở thành phố của tôi dù tâm tôi không thoải mái. Vị luật sư đã khước từ tôi ngay khi ông ấy biết đây là vụ việc về Pháp Luân Công. Ông ấy nói rằng sếp của ông ấy đã ra quyết định từ chối các vụ việc Pháp Luân Công. Tôi có thể vẫn nhớ cảm giác buồn chán và tuyệt vọng sau khi gặp ông ấy.

Gần đây tôi nghe nói môi trường đã được cải thiện và chúng tôi có thể dễ dàng thuê luật sư để biện hộ cho Pháp Luân Công. Đây là một tin tốt, nhưng nó khiến chúng tôi đi sang cực đoan khác, vì chúng tôi bắt đầu ngưỡng mộ các luật sư một cách mù quáng. Miễn là luật sư do học viên giới thiệu thì chúng tôi sẽ chấp nhận luật sư đó mà không hỏi han gì cả. Mặc dù chi phí đôi khi cao nhưng chúng tôi cảm thấy là có hy vọng, bởi vì các học viên chia sẻ chi phí thuê luật sư nên mỗi người cũng không phải trả quá cao.

Vị luật sư đầu tiên chúng tôi đã thuê tới từ Bắc Kinh. Chúng tôi đều hài lòng và được đối xử giống như những học sinh tiểu học. Vị luật sư này khá lịch sự, tâm tính tốt, và nói năng có trình tự. Vì không có kinh nghiệm thuê luật sư nên chúng tôi lắng nghe chỉ dẫn của ông ấy. Chúng tôi răm rắp làm theo lời khuyên của ông ấy như những đứa con biết nghe lời.

Chúng tôi được bảo rằng nếu một học viên phân phát hơn 400 bản tài liệu Pháp Luân Công thì sẽ chắc chắn sẽ phải nhận án tù. Chúng tôi không chất vấn hay nghi ngờ thông tin của ông ấy, cũng như không phản đối tuyên bố của ông ấy. Kỳ thực, việc truyền đức tin là hợp pháp và phát bao nhiêu tài liệu cũng không thành vấn đề. Chúng tôi không hề phạm tội.

Luật sư cho rằng nếu học viên bị ghi hình trên camera thì không được thừa nhận đó là mình, thế thì mới dễ biện hộ cho học viên. Tuy nhiên, nếu hai học viên trình bày không giống nhau thì sẽ có vấn đề.

Nếu học viên bị cảnh sát thẩm vấn và có bản ghi âm buổi thẩm vấn ấy thì luật sư này sẽ không nhận vụ việc. Thậm chí, một học viên địa phương đã có tên trong băng ghi âm các buổi thẩm vấn cũng không được biện hộ.

Luật sư này khuyên chúng tôi nên tuyên bố rằng chứng cớ chưa đầy đủ và chỉ ra những bằng chứng bị bóp méo, cố gắng không thừa nhận bản ghi âm. Ông ấy còn nói rằng việc có đức tin là không bị luật pháp Trung Quốc cấm.

Với tôi, biện hộ vô tội là sai–vì trước hết, ai vô tội thì không cần phải mặc cả là mình vô tội. Sau khi đưa ra vấn đề này, tôi được bảo rằng nếu ông ấy tuyên bố học viên vô tội khi tu luyện Pháp Luân Công ngay từ đầu thì sẽ bị đuổi ra khỏi phòng xét xử. Việc này giúp tôi nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta cần làm là làm sao để luật sư được làm việc trước tòa.

Tuy nhiên, Sư phụ đã giảng chúng ta cần phủ nhận hoàn toàn cuộc bức hại. Nếu việc bào chữa bắt đầu bằng cách sử dụng một nửa sự thật, thế thì việc biện hộ cũng không có tác dụng lắm. Chúng ta biết rằng cứ ở đâu vấn đề nảy sinh thì cần phải giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Nhưng khi đối diện với luật sư đó, chúng tôi đã quên mất những lời giảng của Sư phụ.

Công lý không được thực thi trong trò chơi của các luật sư

Một luật sư khác có vẻ rất sáng suốt và có cá tính. Ông ấy không hề chuẩn bị bản biện hộ viết tay; thay vào đó, ông ấy có chiến thuật bào chữa ở tòa. Ông ấy giỏi nắm bắt những kẽ hở trong luật để “tấn công” công tố viên và tập trung vào việc “moi lỗi” trong bằng chứng. Ông ấy đã tuyên bố rằng tu luyện là vô tội. Vì vậy, chiến thuật này có vẻ tốt ở bề mặt.

Mặc dù việc bào chữa thể hiện những gì họ đã lên kế hoạch, nhưng bản án vẫn rất nặng. Kết quả của phiên xử không được quyết định bởi việc bào chữa, mà bởi sự can thiệp và áp lực của Phòng 610.

Trong khi khiếu nại, luật sư đơn giản là không hề đề cập tới Pháp Luân Công, mà chỉ phản đối một cách hời hợt rằng bằng chứng là không đầy đủ.

Chúng tôi đã kiểm tra lại tài liệu mà ông ấy chuẩn bị thì thấy ông ấy rất chuyên nghiệp và hợp pháp, mặc dù có phần không khả quan lắm. Một số học viên đồng ý với quan điểm của ông ấy, nhưng một số khác chất vấn tại sao ông ấy không đề cập về tính hợp pháp khi tu luyện Pháp Luân Công.

Luật sư nói rằng có hai kiểu biện hộ: một là biện hộ bản chất của vụ việc, kiểu kia là chứng minh vô tội. Ông ấy cho rằng bất kỳ quan điểm biện hộ nào dựa trên việc đòi vô tội là vô dụng. Do đó, ông ấy tập trung vào kết quả thu được, thậm chí bảo với chúng tôi có thể bị cáo có tội, sẽ không có vấn đề gì miễn là họ có thể thắng kiện. Ông ấy nhấn mạnh rằng chúng tôi không nên đối xử với ông ấy như một người tu luyện, mà nên làm như ông ấy gợi ý.

Nghe ông ấy nói và biết rằng ông ấy chỉ là người bình thường, rốt cuộc chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi không nên bảo ông ấy biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công như thế nào. Ông ấy là một chuyên gia và khó nói bất kỳ điều gì ngược với quan điểm của ông ấy. Tuy nhiên, họ muốn giảng chân tướng cho nhân viên được phân công vụ việc này.

Dù sao đi nữa, tôi cứ cảm thấy cách tiếp cận này không đúng để biện hộ vô tội. Một học viên nói: “Chúng ta không thể nói sự thật ở tòa để cứu người sao?”

Nếu trong đơn khiếu nại, và trong lúc biện hộ ở tòa, không ai được nhắc đến thì làm sao có thể giải thể can nhiễu ở không gian khác? Những bằng chứng đó là có tội hay vô tội?

Trong khi luật sư nói, tôi nghĩ: “Nếu việc chứng minh là tu luyện không có tội không thành vấn đề hoặc nếu không hoàn toàn chắc chắn như vậy thì chẳng phải bạn đã chấp nhận rằng người đó có tội hay sao?”

Tôi tiếp tục nghĩ: “Kiểu bào chữa này chẳng phải đã biến thành nhận tội rồi sao? Chẳng phải bản biện hộ vô tội mà luật sư của ông Chu Hướng Dương viết cho ông ấy để đòi công lý trở thành vô dụng sao?”

Tương tự, luật sư này bị người nhà học viên bị bắt bãi miễn sau khi một luật sư bình thường khác được thuê đã biện hộ có tội.

Như vậy, chúng ta đang thiếu những lô gíc cần thiết, thiếu minh bạch Pháp lý và trao đổi thông tin chắc chắn với luật sư. Chúng ta đã lờ đi tầm quan trọng của việc nhấn mạnh vào công lý và vô tội. Chúng ta cần phải thắng các vụ xử Pháp Luân Công, chứ không chỉ cho người liên quan. Chúng ta nên bảo vệ công lý và sự thật chứ không phải chơi trò chơi chỉ để chiến thắng kiện.

Ngay cả người thường còn đòi công lý và chính nghĩa. Tà không bao giờ thắng chính. Tại sao chúng ta, các học viên, lại sợ công lý có thể làm cho tà ác nổi điên?

Chúng ta mong tòa sẽ thực thi pháp luật sau khi chúng ta cẩn thận tìm ra một lỗ hổng để núp mình sao? Sở cảnh sát, viện kiểm sát, và những tòa án đều nằm dưới sự chỉ huy của Phòng 610, mỗi đơn vị đều có ý định bức hại.

Nếu chúng ta chân chính muốn cứu các học viên thì chẳng phải là tùy thuộc vào học viên bị giam đó và chính niệm của các học viên địa phương hành xử như một chỉnh thể sao? Và dưới sự bảo hộ của Sư phụ, chẳng phải phép mầu sẽ triển hiện sao?

Đóng vai trò chủ đạo

Một lần tôi hỏi người nhà của một học viên để lấy tên của các thẩm phán và viện kiểm sát để giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Người nhà không dám hỏi luật sư về thông tin mà tôi yêu cầu. Tôi được bảo rằng luật sư khá nóng tính và thiếu kiên nhẫn. Người nhà học viên được khuyên là không nên bảo luật sư phải làm gì.

Quả thật, trong hầu hết các trường hợp làm việc với luật sư, vì tôn trọng, ngại ngùng, khiêm tốn mà chúng tôi lúc nào cũng lắng nghe và hiếm khi lên tiếng, vì thế mà bỏ qua việc chia sẻ quan điểm và yêu cầu của chúng tôi.

Trong một trường hợp khác, chúng tôi yêu cầu bổ sung một khiếu nại trong quá trình kháng án. Luật sư đã từ chối và nói rằng nếu chúng tôi kiên quyết là ông ấy phải làm như thế thì ông ấy sẽ yêu cầu trả thêm phí. Vì thế, chúng tôi không yêu cầu nữa.

Trước đây, không luật sư nào đồng ý biện hộ cho các học viên. Chúng tôi phải tự bào chữa cho họ, dựa vào những người đã bị bắt và các học viên khác nói sự thật để thanh lý môi trường bức hại.

Chúng tôi phải tinh tấn hơn nữa và phải đọc các điều khoản luật. Chúng tôi nghĩ rất nhiều cách để thực hiện, vì thế đã hình thành một chỉnh thể chặt chẽ hơn.

Vì chúng tôi thuê luật sư nên luật sư là người phát ngôn của chúng tôi. Với lý do “luật sư là đang đại diện cho chúng tôi” nên chúng tôi tới trại tạm giam ít hơn và tránh gặp các thẩm phán, cảnh sát an ninh quốc gia, và viện kiểm sát. Như thế, chúng tôi đã tránh né nhiều cơ hội đối diện với những người bức hại và giúp họ có thái độ thiện chí hơn.

Chúng tôi đã để luật sư xử lý mọi việc với tư cách là đại diện tư pháp trong khi chúng tôi rút lui, ở nhà, phát chính niệm, và chờ đợi kết quả. Với tất cả thời gian đã qua, có ai biết liệu chính niệm của chúng tôi là tốt hay không?

Do cần nhiều người hơn, chúng tôi quên mất việc phát chính niệm cho học viên mà chúng tôi đang giải cứu. Chỉ khi luật sư tới gặp cứ hai hoặc ba tháng một lần thì chúng tôi mới báo cho vài người tới họp và chia sẻ tin tức. Khi luật sư rời đi, chúng tôi cũng rời đi cả. Cho nên một vụ việc có thể dễ dàng kéo dài hơn một năm. Câu hỏi tiếp theo là: Chúng tôi có đang cứu các học viên bị bắt hay không?

Để nhận thức tốt hơn về thủ tục pháp lý, tôi đã đọc nhiều bài báo trên mạng một cách hệ thống với hy vọng chúng sẽ là một công cụ để phản đối cuộc bức hại và giải cứu các học viên. Tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi đã có kinh nghiệm pháp lý và một mô hình pháp lý chuyên nghiệp. Nếu ai cũng để tâm tìm hiểu kinh nghiệm của các học viên khác thì có lẽ chúng ta sẽ học được cách tự biện ho cho chính chúng ta, người thân của chúng ta, và các học viên khác.

Đặc biệt, một vài luật sư không sẵn sàng trực tiếp buộc tội những kẻ bức hại. Thực ra, chính chúng ta có thể làm việc này để giúp các học viên bị bắt bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/1/358857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/7/168971.html

Đăng ngày 28-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những bài học rút ra từ việc thuê luật sư first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tòa án phúc thẩm từ chối mở phiên xử theo kháng cáo của một giảng viên, vợ ông đã đệ trình đơn khiếu nại chính thứchttps://vn.minghui.org/news/91861-toa-an-phuc-tham-tu-choi-mo-phien-xu-theo-khang-cao-cua-mot-giang-vien-vo-ong-da-de-trinh-don-khieu-nai-chinh-thuc.htmlWed, 28 Feb 2018 15:38:37 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=91861[MINH HUỆ 9-2-2018] Ngày 26 tháng 12 năm 2017, một giảng viên ở Trường dạy nghề thành phố Nhạc Xương đã bị kết án 5 năm tù giam vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh […]

The post Tòa án phúc thẩm từ chối mở phiên xử theo kháng cáo của một giảng viên, vợ ông đã đệ trình đơn khiếu nại chính thức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-2-2018] Ngày 26 tháng 12 năm 2017, một giảng viên ở Trường dạy nghề thành phố Nhạc Xương đã bị kết án 5 năm tù giam vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp.

Vợ của ông Lương Kiếm Quân đã thuê một luật sư để kháng cáo vụ việc này, nhưng Phó chánh án của Tòa án phúc thẩm Thiều Quan, ông Đới Lỗi đã từ chối tổ chức một phiên xét xử mở như yêu cầu của luật pháp. Ông đã chuyển hồ sơ lại cho Trại tạm giam thành phố Nhạc Xương, nơi mà ông Lương bị giam giữ vào thời điểm có báo cáo này. Các trại tạm giam không phải là các cơ quan tư pháp và không có thẩm quyền đưa ra bất kỳ phán quyết nào.

Luật sư của ông Lương đã phản đối quyết định của ông Đới, nhưng ông Đới đã phớt lờ vị luật sư này.

Vợ ông Lương sau đó đã khiếu nại với các cơ quan giám sát của Tòa án cấp cao hơn ở Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), cũng như Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh. Bà đã nhận được giấy xác nhận là đơn khiếu nại của bà đã được tiếp nhận.

Đơn khiếu nại nhắm tới họ Đới và các nhân viên từ Phòng 610 thành phố Nhạc Xương, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được giao nhiệm vụ xóa sổ Pháp Luân Công và được trao quyền lực vượt trên cả hệ thống tư pháp.

Vợ ông Lương nhớ lại rằng hai trưởng Phòng 610 là Lý Căn Tuyền và Lưu Lam đã cùng với cảnh sát tới lục soát nhà bà sau khi bắt giữ chồng bà tại nơi làm việc vào ngày 25 tháng 5 năm 2017.

2018-2-8-202948-0--ss.jpg2018-2-8-202948-1--ss.jpg2018-2-8-202948-2--ss.jpg

Các đặc vụ lục soát nhà ông Lương

Hoàng Học Quân, một trưởng Phòng 610 khác đã đe dọa sẽ giữ nguyên bản án của ông Lương nếu vợ ông phơi bày những tội ác của họ đối với ông.

Tòa án phúc thẩm Thiều Quan:

Lưu Thự Quang, Chánh án: +86-751-8468390

Đới Lỗi, Phó chánh án: +86-751-8468337

Báo cáo liên quanhttps://vn.minghui.org/news/87167-gia-dinh-hoc-vien-khoi-kien-can-bo-lien-quan-vi-ban-hanh-ban-an-nam-nam-tu.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/9/360616.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/11/167887.html

Đăng ngày: 28-02-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tòa án phúc thẩm từ chối mở phiên xử theo kháng cáo của một giảng viên, vợ ông đã đệ trình đơn khiếu nại chính thức first appeared on Minh Huệ Net.

]]>