Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông
[MINH HUỆ 28-2-2016] Bà Trương Lệ Hà ở Quảng Châu bị sách nhiễu và đe dọa vài lần sau khi bà đệ đơn khởi kiện cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân vào năm ngoái. Năm 1999, Giang đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên Pháp Luân Công.
Dưới chiến dịch của Giang, bà Trương hai lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và bị bắt giữ, cầm tù và tra tấn nhiều lần trong suốt 15 năm qua.
Ngày 29 tháng 12 năm 2015, lần đầu tiên bốn nhân viên từ Phòng 610 địa phương, sở cảnh sát, và ủy ban nhân dân đến nhà bà Trương để phản hồi đơn khởi kiện của bà và ép bà đến văn phòng của ủy ban nhân dân địa phương. Họ thẩm vấn bà và sau đó để bà về nhà.
Ngày 13 tháng 1 năm 2016, năm nhân viên đến nhà bà Trương để cố gắng ép bà ký vào một “thư bảo đảm” cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi bà từ chối, họ đe dọa đưa bà đến trung tâm tẩy não.
Ba nhân viên đến nhà bà Trương một lần nữa vào ngày 2 tháng 2. Các thành viên trong gia đình bà từ chối mở cửa, vì bà không ở nhà. Họ tiếp tục đe dọa đưa bà đến trung tâm tẩy não.
Ngày 23 tháng 2, một nhân viên đến từ ủy ban nhân dân địa phương đã gọi đến nhà bà Trương, yêu cầu bà đến văn phòng để ký vào một đơn cam kết không đệ đơn khởi kiện hay thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà tiếp tục bị đe dọa vì từ chối hợp tác.
Từng bị giam cầm, bức thực bằng nước ớt bột
Năm 1991 bà Trương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, sau đó bà đã khỏi bệnh viêm gan B. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cũng như hàng triệu các học viên Pháp Luân Công khác, bà từ chối từ bỏ đức tin của mình.
Thay vào đó, ngày 24 tháng 10 năm 1999 bà đã đến quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn, và bà được thả sau 15 ngày giam giữ.
Bà Trương bị bắt giữ năm lần trong năm 2000, và kết quả là bà vừa bị giam giữ 53 ngày đồng thời thêm 7 ngày quản thúc tại gia.
Từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 2000, bà đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi đối với bà trong suốt 15 ngày bị giam giữ. Trong khi bốn người đàn ông đè bà xuống, một nhân viên nữ đã cạy miệng của bà và sử dụng một chiếc thìa kim loại và một vật để nới rộng vùng âm đạo, trong quá trình bức thực đã làm vỡ một chiếc răng của bà, và đổ cháo, nước nóng, và nước ớt nóng xuống cổ họng bà.
Khi bà chống cự, nước ớt bột chảy vào phổi của bà, khiến bà bị một phút không thể thở được. Khi bà giãy giụa phun nước ớt khắp sàn nhà, một trong các lính canh hét lên để báo động vì nghĩ rằng có lẽ bà đã chết. Khi họ không bức thực bà nữa, bà đã không ho ra mảnh ớt đỏ cuối cùng cho đến tận một tháng sau khi rời khỏi trại giam.
Tra tấn trong trại giam
Ngày 31 tháng 12 năm 2000, bà Trương tiếp tục bị giam giữ ở Bắc Kinh và đưa đến trại giam khu Hải Điến, nơi bà bị các lính canh tấn công tình dục, bị đánh đập, sốc điện bởi dùi cui điện, bị lột trần tiếp xúc với giá lạnh, và bị bức thực một cách tàn bạo.
Năm đó là năm lạnh nhất ở Bắc Kinh. Khi bị đưa đến trại giam, bà Trương bị lột trần và bị buộc ngồi xổm khỏa thân trong một căn phòng. Nếu bà không hợp tác, ba lính canh nữ sẽ véo ngực của bà, đá vào chân bà, và xoay hai cánh tay của bà ra đằng sau.
Để ép lấy thông tin, các nhân viên thẩm vấn bà đã sử dụng cách tra tấn bà mỗi ngày vào lúc nửa đêm. Họ dùng một chiếc thước cao su quất vào mặt bà cho đến khi má bà bị sưng tấy, răng bị chảy máu và môi bà bị tách mở ra. Họ cũng thụi vào trán của bà, gây ra một vết sưng lớn.
Cuối cùng, các nhân viên sốc điện vào đầu bà bằng một dùi cui điện cao áp, và bà cảm thấy như bà bị hàng ngàn chiếc kim đâm. Sau đó, chỉ cần chạm nhẹ là gây ra đau đớn, làm cho bà nhiều lúc không thể ngủ được.
Ngày hôm sau, các nhân viên đã sốc khi nhìn thấy tóc của bà bị chuyển thành màu trắng chỉ qua một đêm. Bà Trương vẫn từ chối hợp tác. Họ tiếp tục sử dụng tra tấn “lái máy bay” với bà, và đánh bà bất cứ lúc nào bà không làm theo đầy đủ các yêu cầu của họ. Việc này kéo dài nửa ngày.
Một lần, họ nhốt bà Trương ngoài cổng nửa giờ ở ngoài trời tuyết rơi nặng hạt trong bộ đồ ngủ của bà. Một lần khác, họ thách thức bà luyện các bài công pháp Pháp Luân Công ngoài trời tuyết dày đặc. Sau khi bà ngồi thiền nửa giờ và không có vấn đề gì, họ tức giận và đưa bà lại vào bên trong.
Đưa đến trại lao động cưỡng bức
Các học viên bị giam giữ tại trại giam buộc bị đưa đi kiểm tra sức khỏe mỗi ngày. Cuối cùng những người có sức khỏe tốt bị đưa đi. Bà Trương đã trượt khỏi đợt kiểm tra và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong 18 tháng.
Bà bị giam giữ lần đầu tiên ở Trại cưỡng bức lao động Tây An và bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Bà bị ép làm vệc trong nhiều giờ và bị hành hạ bằng việc ép đứng trong một thời gian dài và không được ngủ. Bà được thả vào ngày 30 tháng 6 năm 2002.
Ngày 20 tháng 7 năm 2008, bà Trương tiếp tục bị bắt giữ và đưa đến trại lao động cưỡng bức trong 2 năm.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/28/324730.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/9/155855.html
Đăng ngày 25-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.