Những tội ác của Từ Văn Hải, Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc kiêm Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc, trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Bài viết của Phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-08-2024] Nhân dịp 25 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình một danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại nhằm yêu cầu chính phủ cấm thủ phạm cùng người thân của họ nhập cảnh, đồng thời đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ theo luật định.

Trong số những thủ phạm bị nêu tên có Từ Văn Hải, Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc kiêm Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên đầy đủ của thủ phạm: Từ (họ) Văn Hải (tên)
Tên tiếng Trung: 徐文海
Giới tính: Nam
Ngày/Năm sinh: Tháng 9 năm 1965
Nơi sinh: Toại Khê, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

73f69559da2f4a5798da77063b3f77d5.jpg

Chức danh, chức vụ

Tháng 7 năm 2020 – Hiện tại: Phó Chủ tịch tỉnh, Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Công an tỉnh, Tổng Thanh tra và Phó Bí thư thứ nhất Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Bắc

Tháng 10 năm 2016 – Tháng 6 năm 2020: Phó Thị trưởng thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông kiêm Giám đốc Công an thành phố Thâm Quyến

Tháng 6 năm 2014 – Tháng 10 năm 2016: Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Đông

Những tội ác chính

Từ tháng 6 Năm 2014, Từ Văn Hải đã giữ những chức vụ quan trọng trong ngành công an của ĐCSTQ. Ông ta đã tích cực thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến việc bắt giữ và kết án một số lượng lớn các học viên. Một số học viên đã bị tra tấn đến chết trong thời gian bị giam giữ.

Sau khi Từ nhậm chức Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc kiêm Giám đốc Công an Hồ Bắc vào tháng 6 năm 2020, cuộc bức hại ở tỉnh Hồ Bắc vẫn rất nghiêm trọng. Từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 5 năm 2024, ít nhất mười học viên đã chết do bị tra tấn, bao gồm ông Lưu Tế Cương, bà Nguy Hữu Tú, bà Tần Hán Mai, bà Đường Thường Tuấn, bà Lý Cúc Hoa, bà Trần Vọng Thu, bà Hồ Hán Giảo, bà Hồ Vĩnh Tú, bà Tông Minh, bà Trần Tự Trân; nhiều người khác bị tàn tật hoặc bị thương do bị tra tấn.

1) Cuộc bức hại ở tỉnh Hồ Bắc từ năm 2020 đến năm 2024

Trong nửa cuối năm 2020, ít nhất ba học viên, ông Lưu Kế Cương, bà Ngụy Hữu Tú, và bà Tần Hán Mai, đã bị tra tấn đến chết. Bảy người bị thương hoặc tàn tật, bao gồm ông Phùng Kế Vũ, ông Hùng Hữu Nghĩa, ông Chu Quốc Cường, ông Trương Ba, ông Lý Quân, bà Vương Quỳnh, ông Hoàng Cương, và ông Uông Tân Quốc. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2020, 361 học viên đã bị bắt và bị lục soát nhà.

Năm 2021, đã có 7 người bị tử vong vì bị bức hại; 38 người bị kết án; 123 người bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não; 132 người bị giam giữ trong các Trại tạm giam; 321 người bị bắt; và 485 người bị sách nhiễu.

Trong năm 2022 và 2023, ít nhất 19 học viên đã chết vì bị bức hại; 71 người đã bị kết án và phạt tổng cộng 236.000 Nhân dân tệ; 392 người đã bị bắt; 120 người bị giam giữ tại các trung tâm tẩy não và năm người bị giam giữ tại các bệnh viện tâm thần; và 517 người bị sách nhiễu; 49 người bị bức hại về tài chính dưới những hình thức như bị đình chỉ lương hưu hoặc bị nơi làm việc sa thải.

Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024, ít nhất hai học viên, ông Âu Dương Hải Văn, và bà Trần Húc Trân, đã chết do bị tra tấn. Vào lúc 7 giờ sáng ngày 23 tháng 4 năm 2024, một vụ bắt giữ hàng loạt đã diễn ra tại quận Tây An, thành phố Tây Ninh, tỉnh Hồ Bắc.

1.1) Một số trường hợp tử vong điển hình

Trường hợp 1: Bà Trần Tự Trân được thả về trong tình trạng nguy kịch, và qua đời một tháng sau đó

Bà Trần Tự Trân ở thành phố Đan Giang Khẩu, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, khi đang học các bài giảng của Pháp Luân Công cùng một số người khác. Bà đã bị kết án một năm tù với mức phạt 2.000 Nhân dân tệ. Trong Trại giam Thành phố Thập Yển, bà đã bị ốm nặng và được thả khỏi trại giam vào tháng 2 năm 2024. Bà qua đời một tháng sau đó vào ngày 14 tháng 3 năm 2024.

Trường hợp 2: Bà Hồ Vĩnh Tú qua đời sau sáu ngày bị bắt vì tập Pháp Luân Công

Bà Hồ Vĩnh Tú, 64 tuổi, cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt bên ngoài bệnh viện vào ngày 30 tháng 3 năm 2023, khi đang nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ngày 5 tháng 4, gia đình bà xác nhận bà đã qua đời vào ngày hôm đó. Lễ tang của bà tại nhà đã được cảnh sát theo dõi chặt chẽ. Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, thông tin chi tiết về cái chết của bà không được công bố.

Trường hợp 3: Bà Đường Thường Tuấn qua đời sau 66 ngày thụ mức án 3,5 năm

Bà Đường Thường Tuấn, cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 12 tháng 4 năm 2019 vì nói chuyện với mọi người trên tàu điện ngầm về Pháp Luân Công. Ngày 10 tháng 9 năm 2020, Tòa án Quận Hán Dương đã tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến vụ án của bà và tuyên án 3,5 năm tù và mức phạt 2.000 Nhân dân tệ. Người nhà và luật sư của đã nhiều lần thử yêu cầu được thăm bà trong thời gian bà thụ án, nhưng nhà tù không bao giờ chấp thuận. Ngày 12 tháng 10 năm 2022, khi được thả khỏi Nhà tù Hán Khẩu, bà đã trong tình trạng không đi lại được, nói lắp bắp, và gầy rộc. Mặc dù vậy, ủy ban khu phố vẫn hai lần sách nhiễu bà tại nhà, ra sức ép bà từ bỏ đức tin của mình. Bà qua đời vào ngày 17 tháng 12, ở tuổi 74.

Trường hợp 4: Bà Hồ Hán Giảo qua đời sau 13 ngày bị đưa vào tù

Bà Hồ Hán Giảo, cư dân thành phố Hán Xuyên, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 15 tháng 3 năm 2021, sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cuối tháng 6 năm 2021, bà đã bị kết án bốn năm tù. Trong bảy tháng bị giam giữ tại Trại giam Thành phố Hán Xuyên, bà Hồ đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại và bị bức thực. Vào lúc 8 giờ tối ngày 9 tháng 11 năm 2021, 13 ngày sau khi bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Bắc, một lính canh đã gọi điện cho chồng bà Hồ báo tin bà đã chết tại bệnh viện vì bệnh.

Trường hợp 5: Bà Tống Minh qua đời sau sáu ngày bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Tống Minh bị bắt vào ngày 18 tháng 4 năm 2022 trong chiến dịch “Xóa sổ” nhắm vào tất cả các học viên trong danh sách đen của chính phủ để buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công. Khi được thả sau tám tháng bị giam giữ tại trung tâm tẩy não, bà gầy rộc đi, nói năng khó khăn. Bà qua đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, sáu ngày sau khi được gia đình đón về nhà.

Trường hợp 6: bà Nguy Hữu Tú qua đời trong tù sau hơn hai năm bị giam giữ biệt lập

Bà Nguy Hữu Tú bị bắt tại Công viên Trung Sơn vào ngày 2 tháng 6 năm 2018 và bị lục soát nhà. Bà bị giam giữ tại Trại giam Số 1 Vũ Hán trong hơn một năm. Có thông tin cho biết cuộc bức hại đã biến bà thành một bộ xương và phải nhờ người giúp khi đi lại.

Ngày 15 tháng 8 năm 2020, gia đình bà nhận được thông báo, nói rằng bà lão 72 tuổi này đã chết vì bệnh bạch cầu. Trong khi các nhà chức trách từ chối cung cấp thêm thông tin về bà, gia đình bà nghi ngờ rằng bà đã bị tra tấn đến chết.

1.2) Một số trường hợp tuyên án điển hình

Trường hợp 1: Hai người bị kết án vì phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công

Bà Trình Liên Liên và bà Trương Quế Anh, ở huyện Hồng An, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 21 tháng 8 năm 2021, sau khi bị tố giác vì phát tờ rơi về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã lục soát nhà của cả hai bà sau ngày họ bị bắt. Toàn bộ sách và tài liệu về Pháp Luân Công của họ đều bị tịch thu làm bằng chứng. Sau đó, bà Trình bị kết án bảy năm tù và bà Trương bị kết án ba năm tù.

Trường hợp 2: Hai ông lão bị tuyên án tù nặng

Đầu năm 2023, hai cư dân của thành phố Ma Thành, tỉnh Hà Bắc đã bị kết án tù. Ông Dịch Gia Hải và ông Nghiêm Anh Trung, cả hai đều ngoài 70 tuổi, đã bị bắt khỏi nhà riêng của họ vào ngày 6 tháng 11 năm 2021 và bị đưa đến Trại giam số 1 Thành phố Ma Thành. Sau đó, ông Dịch bị kết án chín năm tù và ông Nghiêm bị kết án tám năm tù. Cả hai đều được đưa vào Nhà tù Sa Dương vào ngày 14 tháng 6 năm 2023.

1.3) Các trường hợp bắt giữ được chọn

Trường hợp 1: Bảy cư dân bị bắt khi đang học Pháp Luân Công cùng nhau

Ngày 11 tháng 3 năm 2021, bảy cư dân Vũ Hán, bao gồm bà Chu Ngọc Anh, 83 tuổi, bà Lương, 76 tuổi, bà Lưu Vân Lệ, 71 tuổi, ông Từ Nam Sơn, 70 tuổi, bà Đường Lệ Hoa, 66 tuổi, bà Dư Thế Phương, 57 tuổi và bà Đồng Lợi, khoảng 43 tuổi, đang học Pháp Luân Công tại nhà bà Chu, thì một cảnh sát đột nhiên xông vào sau khi cắt đứt song sắt cửa sổ nhà bà Chu.

Viên cảnh sát mở cửa và cho các cảnh sát khác vào. Cảnh sát đã bắt giữ tất cả các học viên có mặt và đưa họ đến đồn công an. Các học viên đã bị thẩm vấn và bị chụp ảnh, lấy mẫu máu, dấu vân tay và dấu chân. Bà Chu và bà Lưu đã bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Quận Vũ Xương.

Trường hợp 2: Ông Chu Hồng Lượng bị đánh trong lúc bị bắt

Ông Chu Hồng Lượng làm việc vặt tại một trung tâm thương mại địa phương, đã bị bắt tại nơi làm việc vào khoảng 4 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 2023. Năm cảnh sát bắt giữ từ Đồn Công an Tây Thành, chỉ có một người mặc đồng phục, đã đưa ông về nhà. Sau khi đột kích vào nhà ông, họ ra lệnh cho ông Chu đi cùng họ. Ông từ chối tuân thủ và nói rằng ông cần phải chăm sóc người mẹ 80 tuổi bị tàn tật của mình. Bốn cảnh sát sau đó đã dùng thắt lưng quất ông.

Ông Chu chạy ra khỏi tòa nhà chung cư của mình nhưng các cảnh sát đã bắt được ông ngay lập tức và tiếp tục đánh ông. Họ không dừng lại ngay cả khi những người hàng xóm của ông lên án cảnh sát vì đã đánh một người tốt như vậy.

Sau đó, cảnh sát đã đưa ông Chu trở về nhà, tiến hành khám xét lần thứ hai tại nơi ở của ông và đưa ông đến Trại giam Số 1 Thành phố Tùy Châu.

1.4) Các trung tâm tẩy não khét tiếng ở tỉnh Hồ Bắc

Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, các nhà chức trách Hồ Bắc đã theo sát chính quyền trong việc bức hại các học viên. Họ đặc biệt có kinh nghiệm trong việc tổ chức các buổi tẩy não đối với các học viên.

Năm 2021, tỉnh Hồ Bắc có tới 27 trung tâm tẩy não, trong đó thủ phủ Vũ Hán có 15 trung tâm. Ít nhất 123 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại trung tâm tẩy não và bị ép học các tài liệu tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.

Để triển khai chiến dịch “Xóa sổ” của ĐCSTQ nhằm buộc mọi học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của mình, chính quyền Vũ Hán đã huy động cảnh sát ở nhiều quận để bắt giữ các học viên địa phương và đưa họ vào các trung tâm tẩy não. Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và Phòng 610 của tỉnh Hồ Bắc sau đó đã ký hợp đồng với những “cộng tác viên” (những học viên đã từ bỏ Pháp Luân Công), thuê họ làm việc cho ĐCSTQ trong cuộc bức hại. Thành phố đã trả cho những cộng tác viên này một khoản tiền hậu hĩnh để tra tấn và “chuyển hóa” các học viên trong các trung tâm tẩy não. Chính quyền cũng đã thuê một cảnh sát về hưu từng tra tấn các học viên để làm việc tại các trung tâm tẩy não ở nhiều quận. Ít nhất 10 trung tâm tẩy não mới đã được thành lập tại Vũ Hán trong thời gian đó.

Bà Lý Ngọc Trân, 72 tuổi, cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt tại nhà vào ngày 6 tháng 6 năm 2021. Bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Vương Gia Hà và bị giam trong một căn phòng tối ở tầng hai. Các lính canh ép bà xem những video phỉ báng Pháp Luân Công và ra lệnh cho bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà từ chối tuân thủ và tuyệt thực để phản đối. Các lính canh thay phiên nhau theo dõi bà và không cho bà ngủ trong bốn ngày, đôi khi bà còn bị bắt đứng. Vào ngày thứ năm, các lính canh đã bức thực bà. Bà vô cùng đau đớn, mắt bà lộn ngược vào trong và bà suýt chết.

Năm 2022, ít nhất 60 học viên đã bị giam giữ tại chín trung tâm tẩy não ở Vũ Hán, bao gồm Trung tâm Tẩy não Ngạch Đầu Loan ở quận Kiều Khẩu và Trung tâm Tẩy não Bạch Sa Châu ở quận Vũ Xương.

Bà Hồ Diễm Hoa, 57 tuổi, cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, ngay bên ngoài tòa nhà chung cư của bà khi bà đi làm về. Ngày hôm sau, cảnh sát lục soát nhà bà và giam bà vào Trại giam Số 2 Thành phố Vũ Hán trong 10 ngày. Ngày 11 tháng 6, khi mãn hạn giam giữ, bà không được thả ra, mà bị đưa vào Bệnh viện Ưu Phủ (một bệnh viện tâm thần ở phía Đông Ga xe lửa Hán Khẩu ở Vũ Hán), và giam giữ bà gần hai tháng. Ngày 8 tháng 8, cảnh sát đã phá cửa và lục soát nhà bà. Vài giờ sau, họ đón bà từ bệnh viện tâm thần và đưa bà đến Trung tâm Tẩy não Quận Giang Hán.

Bà Khổng Cửu Hồng đã bị bắt vào ngày 24 tháng 10 năm 2023 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Bà đã tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Mặc dù tình trạng của bà rất nghiêm trọng, cảnh sát đã từ chối thả bà mà chuyển bà đến trại tạm giam Vân Mộng. Ngày 12 tháng 11, bà được đưa đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Hán Xuyên. Tháng 5 năm 2024, Tòa án Thành phố An Lục đã tuyên án bà bảy năm tù.

2) Tội danh đã phạm khi giữ chức Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Thành phố Thâm Quyến (tháng 10 năm 2016 – tháng 6 năm 2020)

Trong nhiệm kỳ Từ làm phó thị trưởng kiêm giám đốc Cảnh sát Thành phố Thâm Quyến, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn không hề suy giảm. Năm 2017, 25 học viên đã bị bắt và 6 người khác bị sách nhiễu. Năm 2018 và 2019, lần lượt có 11 và 15 học viên bị bắt, cùng với nhiều người khác bị sách nhiễu trong thời gian này.

Anh La Thực Doãn, một cư dân thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, hơn 20 tuổi, bị bắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2019, sau khi cảnh sát nghi ngờ anh phát tán tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Họ đã lục soát nhà anh và thẩm vấn anh tại đồn công an địa phương. Họ đánh vào đầu anh và xé quần áo anh. Một cảnh sát kẹp đầu anh La vào giữa hai chân để làm nhục anh. Một cảnh sát khác dọa sẽ lấy nội tạng của anh nếu anh từ chối trả lời các câu hỏi của họ.

Ngày 14 tháng 4, Viện Kiểm sát Quận Nam Sơn đã truy tố anh La. Ngày 29 tháng 10 năm 2021, Tòa án Quận Nam Sơn đã tổ chức phiên tòa xét xử vụ án của anh, sau đó tuyên án anh ba năm tù.

Bà Lương Triển Hồng, một cư dân 75 tuổi tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, bị bắt tại nhà vào ngày 10 tháng 4 năm 2020, sau khi một nhân viên an ninh trong khu vực của bà tố giác bà đã nói chuyện với ông về Pháp Luân Công. Năm 2021, bà đã bị giam giữ tại Trại giam Nam Sơn và bị kết án ba năm tù.

Trong mấy năm qua, cảnh sát và người của ủy ban dân cư đã sách nhiễu bà nhiều lần, khiến gia đình bà vô cùng khổ sở. Vụ bắt giữ gần đây nhất của bà đã khiến người chồng mất khả năng lao động của bà rơi vào khốn cảnh, không ai chăm sóc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/21/481060.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/22/219629.html

Đăng ngày 04-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share