Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 12-08-2024] Vào dịp ghi dấu 25 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã nộp danh sách thủ phạm mới tới chính phủ của họ, yêu cầu chính phủ cấm thủ phạm cùng với gia đình của thủ phạm nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ theo luật định.

Trong danh sách thủ phạm có Hoàng Minh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Phòng 610.

Thông tin thủ phạm

Họ tên thủ phạm: Hoàng (họ) Minh (tên)
Tên tiếng Trung: 黄明
Giới tính: Nam
Ngày sinh: Tháng 10 năm 1957
Nơi sinh: Thành phố Kiến Hồ, tỉnh Giang Tô

46b9140677721ebf0dbd7bb12c4a21fb.jpg

Chức vụ

Tháng 8 năm 2009 – tháng 3 năm 2016: Phó Thứ trưởng và Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an

Tháng 4 năm 2016 – tháng 2 năm 2018: Phó bí thư Đảng ủy và Phó Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và Giám đốc Phòng 610 Trung ương.

Tháng 3 năm 2018 – tháng 9 năm 2022: Ủy viên ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Phó Chủ nhiệm Ủy bán Hiến pháp và Pháp luật.

Hiện tại: Ủy viên ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Hiến pháp và Pháp luật.

Tội ác chính

Trong sự nghiệp chính trị của mình, Hoàng Minh giữ vị trí quan trọng trong Bộ Công an, giữ chức Giám đốc Phòng 610 Trung ương hai năm. Ông ta tích cực thúc đẩy chính sách bức hại Pháp Luân Công trong nhiệm kỳ của mình và khiến ít nhất 162 học viên đã qua đời.

Sau đây là danh sách các hoạt động của Hoàng liên quan tới cuộc bức hại từ tháng 1 năm 2016 tới tháng 3 năm 2018 khi ông ta giữ chức phó Thứ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Phòng 610 Trung ương.

1) Phát động nhiều chiến dịch đặc biệt chống lại các học viên trên toàn quốc

Từ năm 2016 tới năm 2017, dưới sự quản lý của Hoàng, Phòng 610 Trung ương và Bộ Công an đã phát động nhiều chiến dịch đặc biệt chống lại các học viên Pháp Luân Công trên khắp cả nước nhằm tăng cường cuộc bức hại.

Phòng 610 Trung ương đã tổ chức Hội nghị Khen thưởng Toàn quốc về việc “Phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo” ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 1 năm 2016. Ngoài việc xem xét “thành tích chống tà giáo” của Phòng 610 trong năm 2015, hội nghị còn tập chung vào việc lên kế hoạch cho cuộc bức hại vào năm 2016. Hoàng nhấn mạnh rằng họ đang đối mặt với một “cuộc chiến khó khăn” và họ cần xử lý tốt việc “phòng chống tà giáo” ở nước ngoài và trên mạng internet.

Đầu tháng 2 năm 2017, Phòng 610 Trung ương đã phát động chiến dịch sách nhiễu toàn quốc mang tên “Gõ cửa”. Chiến dịch này đã được Bộ Công an kết hợp với các đồn công an địa phương, ủy ban khu phố địa phương và ủy ban thôn để thực hiện.

Với danh sách các học viên địa phương trong tay, cảnh sát đến gõ cửa từng nhà và yêu cầu họ ký tuyên bố hứa sẽ từ bỏ Pháp Luân Công. Những học viên từ chối tuân thủ sẽ bị bắt giữ, lục soát nhà và bị kết án. Một số đã qua đời trong nhà giam và một số thành viên gia đình cũng bị sách nhiễu và liên lụy.

Để tăng cường tuyên truyền chống Pháp Luân Công, dưới dự giám sát của Hoàng, Phòng 610 Trung ương đã thiết lập chính sách yêu cầu các phòng ban liên quan ở tất cả các cấp phải tăng cường và thúc đẩy “tuyên truyền chống tà giáo.” Điều này nhằm kích động sự căm thù Pháp Luân Công, cũng như biện minh và bình thường hóa cuộc bức hại. Phòng 610 Trung ương và Phòng 610 địa phương ở mọi cấp đã tổ chức các cuộc họp thường kỳ để cập nhật chiến lược bức hại.

Khoảng tháng 4 năm 2017, Phòng 610 Trung ương đã công bố một tài liệu có tiêu đề “Quan điểm về tiêu chuẩn giám sát và tăng cường kiểm soát học viên Pháp Luân Công chủ chốt.” Tài liệu này được phân phối tới các văn phòng chính quyền địa phương như là bản hướng dẫn cho chính sách bức hại.

Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Phòng 610 Trung ương đã tổ chức một cuộc họp tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên gọi là “Giao lưu kinh ngiệm tuyên truyền và giáo dục chống tà giáo, phòng chống và ứng phó với tà giáo cấp quốc gia.” Nhiệm vụ chính của cuộc họp là nhấn mạnh tầm quan trọng của tuyên truyền “chống tà giáo” và chia sẻ kinh nghiệm thành công trong việc tăng cường tuyên truyền.

Trang web “Mạng lưới chống tà giáo Trung Quốc” được chính thức ra mắt vào ngày 22 tháng 9 năm 2017, với hầu hết nội dung tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Trang wed này được Phòng 610 Trung ương tài trợ, phòng này còn được gọi là Ban Phòng chống và Xử lý các vấn đề tà giáo thuộc Quốc vụ viện.

2) Sách nhiễu, bắt bớ, giam giữ và kết án trên diện rộng đối với các học viên Pháp Luân Công

Từ tháng 1 năm 2016 tới tháng 3 năm 2018, tình hình nhân quyền tiếp tục xấu đi ở Trung Quốc.

Có ít nhất 1.162 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án và 91 học viên bị bức hại đến chết vào năm 2016. Các học viên đã qua đời gồm ông Lý Khải ở huyện Lô Long, tỉnh Hà Bắc; bà Dương Thụy Cần ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang; Ông Triệu Tồn Quý ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; ông Chu Hải Sơn ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm; bà Hùng Kỷ Ngọc ở huyện Thành Cố, tỉnh Thiểm Tây; và bà Bành Văn Tú ở huyện Lục Hà, tỉnh Quảng Đông.

Hơn 100 học viên bị bắt giữ trên khắp tỉnh Liêu Ninh vào ngày 28 tháng 6 năm 2016. Các vụ bắt giữ do Phòng 610 và Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Liêu Ninh dàn dựng. Một lượng lớn cảnh sát được huy động để thực hiện hoạt động này.

Trong năm 2017, có ít nhất 7.632 học viên bị bắt giữ, 14.892 học viên bị sách nhiễu và 974 học viên bị kết án. Sự việc này xảy ra tại 259 thành phố ở 28 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương. Có ít nhất 40 học viên ở 17 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã bị tra tấn đến chết.

Từ tháng 1 tới tháng 3 năm 2018, có ít nhất 21 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 235 người bị kết án và 870 người bị bắt giữ.

3) Một số trường hợp qua đời

Có ít nhất 162 học viên Pháp Luân Công đã qua đời do cuộc bức hại kể từ tháng 3 năm 2016 tới tháng 3 năm 2018. Một số người bị tra tấn đến chết trong trại giam hoặc nhà tù và một số qua đời ngay sau khi được trả tự do.

Cô Hứa Quế Hà ở thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh bị bắt giữ vào ngày 27 tháng 10 năm 2016. Cô đã tuyệt thực để phản bức hại trong khi đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Liêu Dương. Lính canh trói cô trong tư thế “đại bàng sải cảnh” và bức thực cô vào ngày 7 tháng 11. Cô bắt đầu lên cơn động kinh trong khi bị bức thực, nhưng không ai dừng việc bức thực này lại hoặc giúp đỡ cô. Thời điểm lính canh đưa cô đến phòng khám thì cô đã qua đời. Mặt cô sưng phù tới mức gần như không thể nhận ra được. Cô hưởng dương 47 tuổi.

Ngày 8 tháng 3 năm 2018, cô Tôn Mẫn (một giáo viên ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh) đã bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh trong khi đang thụ án 7 năm tù, hưởng dương 50 tuổi. Cha của cô nói rằng cuối cùng ông được phép thăm cô tại nhà tù vào ngày 7 tháng 2 năm 2018, sau gần hai năm cô bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 6 năm 2016. Cô được ai đó cõng tới phòng thăm hỏi. Cô không thể đi lại do bị tra tấn. Một tháng sau, ngày 8 tháng 3, nhà tù thông báo cho cha cô rằng con gái ông đã được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Cục quản lý Nhà tù tỉnh Liêu Ninh. Lúc 12 giờ 50 phút đêm cùng ngày ông đã tới bệnh viện, nhưng chỉ để thấy con gái đã qua đời.

Bà Hòa Hạ ở thành phố Sung Châu, tỉnh Tứ Xuyên bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 7 năm 2015. Bà bị Tòa án thành phố Sùng Châu kết án (thời hạn chưa xác định) vào ngày 11 tháng 3 năm 2016. Tại Nhà tù Nữ tỉnh Tứ Xuyên, bà bị cưỡng bức đứng trong thời gian dài. Lính canh đánh đập bà, đánh gãy một chiếc răng của bà, khiến bà bầm tím ở chân và mông. Bởi bà không hợp tác và “chuyển hóa,” bà được cung cấp rất ít thức ăn (chưa đầy 50g) mỗi ngày và trở nên hốc hác.

Những tù nhân khác được chỉ thị dìm bà xuống một chiếc xô. Đầu tháng 2 năm 2017, bà bị đánh đập trong khi đang giam giữ tại phòng trừng phạt. Bà không được phép ngủ và bị buộc phải đứng trong thời gian dài. Sự tra tấn đã khiến bà bất tỉnh. Mắt bà đờ đẫn và bà ở trong trạng thái choáng váng. Bà bị mất tự chủ, quần và sàn nhà nơi bà ngủ đầy nước tiểu cùng với phân. Bà qua đời vào ngày 19 tháng 12 năm 2017, hưởng dương 55 tuổi.

Ông Dương Ngọc Vĩnh bị bắt giữ vào ngày 7 tháng 12 năm 2016. Tại trại tạm giam quận Vũ Thanh, lính canh Liu Jiangang đã tát vào mặt ông và sau đó để cho 13 tù nhân đánh đập ông cùng lúc khiến ông bất tỉnh. Ông cũng bị xâm hại tình dục (véo bộ phận sinh dục và cắn núm vú).

Khoảng 6 giờ tối ngày 11 tháng 7, gia đình ông Dương nhận được thông báo rằng ông đang trong tình trạng nguy kịch. Khi gia đình tới Bệnh viện Đông y Vũ Thanh, họ đã nhìn thấy cảnh sát ở khắp nơi. Thời điểm gia đình đến nơi, ông Dương đã không còn thở và cơ thể ông thâm tím. Theo bác sỹ, nội tạng của ông Dương đã ngừng hoạt động khi ông được đưa tới bệnh viện vào lúc 3 giờ 40 phút chiều. Y tá cũng nói rằng ông đã qua đời trước khi đến bệnh viện.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/12/480749.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/20/219599.html

Đăng ngày 27-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share