[MINH HUỆ 07-12-2022] Một xã hội muốn vận hành bình thường thì phải có chế độ công bằng công chính. Khổng Từ từng nói: “Chính giả, chính dã” (tạm dịch: Người làm chính trị cũng phải là người làm chính [nghĩa]). Trên đỉnh tấm bia đá khắc bộ pháp điển Hammurabi sớm nhất của phương Tây có hình ảnh Thần Chính nghĩa mang pháp luật trao tặng luật cho Hummurabi, hàm ý rằng tiêu chuẩn thiện ác đều nằm trong tay Thần. Pháp luật được dùng để duy trì chuẩn tắc công bằng và chính nghĩa, không chỉ là các điều khoản, mà còn là sự dẫn hướng và phân biệt giữa thiện và ác.

Một chính quyền mất đi công bằng và chính nghĩa, không phân thiện ác thì sẽ như thế nào đây?

Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, đối diện với tình thế hỗn loạn và chấn động do mười năm Cách mạng Văn hóa gây ra, các lãnh đạo cấp cao của Trung Cộng vẫn còn khiếp sợ trong lòng. Trong thời kỳ đó, Đặng Tiểu Bình vẫn đề xuất nguyên tắc lấy pháp trị quốc. Song, sau sự kiện “Lục Tứ” ngày 4 tháng 6 năm 1989, Giang Trạch Dân đã mượn sự kiện trấn áp sinh viên này để lên đài. Với lòng dạ hẹp hòi và đố kỵ hiền tài, Giang bắt đầu dùng thuộc hạ thân tín của ông ta và lấy tham nhũng làm công cụ để duy trì quyền lực cá nhân. Mua quan bán chức, tham nhũng lan tràn đã dẫn tới sự phản đối của các lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng cũng như quảng đại quần chúng. Năm 1999, Giang Trạch Dân vì để gây dựng uy thế và áp chế tiếng nói phản đối trong nội bộ, đã biến 100 triệu dân chúng tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công thành kẻ thù giả tưởng và thế lực nước ngoài, từ đó phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Uy hiếp và dụ dỗ bằng “quy chế về trách nhiệm của người đứng đầu”

Khi đó, trong bảy vị thường ủy, ngoại trừ Giang Trạch Dân, sáu vị thường ủy còn lại đều không đồng ý bức hại Pháp Luân Công, nhưng Giang Trạch Dân vẫn khăng khăng làm theo ý mình. Mặc dù không có bất kỳ cơ sở pháp luật nào, ông ta đã lợi dụng quyền hành thay vì pháp luật để phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo của Pháp Le Figaro, Giang đã phỉ báng Pháp Luân Công là X giáo. Ngay ngày hôm sau, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài xã luận, trong đó gọi Pháp Luân Công là X giáo.

Vì các địa phương tỏ ra không tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công, nên Giang Trạch Dân vô cùng sốt ruột. Do đó, ông ta gắn cuộc bức hại với thành tích chính trị, gắn các vấn đề về Pháp Luân Công với việc thực hiện quy chế về trách nhiệm của người đứng đầu nhằm buộc các quan chức địa phương phải tăng cường bức hại Pháp Luân Công. Địa phương nào có số học viên Pháp Luân Công khiếu kiện vượt quá hạn mức thì người đứng đầu nơi đó sẽ bị cách chức. Bấy giờ, số người khiếu kiện ở Sơn Đông là nhiều nhất, bèn nói bí thư tỉnh ủy Sơn Đông, khi đó là Ngô Quan Chính, rằng nếu có nhiều người khiếu kiện hơn thì ông ta sẽ bị cách chức bí thư tỉnh ủy và ủy viên Bộ Chính trị; còn nếu ông ta đắc lực trong cuộc bức hại thì có thể được cân nhắc vị trí ủy viên thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 16.

Vì thế, Sơn Đông mới xuất hiện án lệ học viên Pháp Luân Công bị đánh chết đầu tiên trên toàn quốc. Sau đó, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang cùng những người khác đã trở thành những kẻ tiên phong đi đầu trong trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và nhanh chóng được Giang khen thưởng. Những người này vì để thăng quan tiến chức và phát tài mà hai tay dính máu tươi của các học viên Pháp Luân Công, trở thành đội tiên phong theo Giang bức hại Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân lợi dụng quyền lực trong tay để ép buộc và dụ dỗ các quan chức các cấp phải chấp hành mệnh lệnh truyền miệng mà tham gia cuộc bức hại phi pháp và vô lý này. Ngày 2 tháng 9 năm 1999, Lữ Bá Đào, Chánh án Tòa án Cao cấp Tỉnh Quảng Đông, tại hội nghị chánh án trung cấp toàn tỉnh, đã yêu cầu rõ rằng “Về nguyên tắc, không được thụ lý các đơn kiện dân sự về vấn đề Pháp Luân Công”.

Theo nguyên tắc cơ bản nhất của luật hình sự, “không được quy định trong pháp luật thì không phải là tội”. Cho đến nay, trong các luật hiện hành của Trung Quốc, chưa có một điều luật chính thức có hiệu lực nào nói rằng tập luyện Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật. Trong 14 tổ chức tà giáo mà Bộ Công an đã xác định, cũng không hề có Pháp Luân Công.

“Sát nhân, phóng hỏa có thể không cần quản, nhưng Pháp Luân Công thì phải bắt!”

Từ năm 2000 đến tháng 12 năm 2002, khi Chu Vĩnh Khang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Tứ Xuyên, ông ta đã được Giang khen thưởng vì cực lực thúc đẩy và trực tiếp tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Có lần, Giang Trạch Dân tới Tứ Xuyên thị sát, nghe báo cáo về việc Chu Vĩnh Khang đã bức hại đến chết 43 học viên Pháp Luân Công thì lại càng tán thưởng Chu. Chu được Giang trọng dụng, cuối cùng trở thành bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chu Vĩnh Khang nắm rõ đường lối, từng công khai ra lệnh thế này: “Sát nhân, phóng hỏa có thể không cần quản, nhưng Pháp Luân Công thì phải bắt!”

Giang Trạch Dân đã đích thân tham dự hội nghị biểu dương thành tích về chính trị, pháp luật, công an, kiểm sát, tư pháp, mà “thành tích chính trị” quan trọng nhất để tham dự hội nghị biểu dương này là thành tích đàn áp Pháp Luân Công. Khi chút thiện tâm cuối cùng của các quan chức chấp pháp bị triệt để hủy hoại thì mặt ác của con người sẽ bành trướng đến cực độ.

Khá nhiều người từng là cán bộ ngành công an, kiểm sát, tư pháp, quân nhân, và cán bộ của Trung Cộng đã bị xét xử phi pháp chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, và phải đối mặt với các đồng nghiệp và đồng đội cũ của mình trước tòa.

Ông Phùng Chí Tuấn, nguyên kiểm sát viên kiêm phó trưởng ban giám sát của Viện Kiểm sát Thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đã bị kết án phi pháp bốn năm tù vì giảng chân tướng vào ngày 12 tháng 1 năm 2010. Ông Phùng Chí Tuấn cho hay: “Tôi đã xử án ở viện kiểm sát 18 năm, chưa từng phá hoại công tác thực thi pháp luật. Đến khi nghỉ hưu, tôi tu luyện Pháp Luân Công thì phá hoại việc thực thi điều luật nào? Tôi tu luyện, lý trí bình hòa, giảng chân tướng cho mọi người, giúp mọi người được khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa trở lại, xã hội ổn định, nào có gì nguy hại cho xã hội chứ?“

Triết gia người Anh Francis Bacon, một lãnh đạo nhà nước khả kính, từng hình dung hệ quả khi hệ thống tư pháp trở nên bại hoại như sau: “Một phiên tòa bất công thì hậu quả của nó còn tệ gấp mười lần phạm tội, bởi vì phạm tội dù là tội coi thường pháp luật, nhưng chỉ giống như làm ô nhiễm dòng nước, còn phiên tòa bất công lại phá hoại pháp luật, giống như làm ô nhiễm nguồn nước vậy.”

Toàn bộ bộ máy nhà nước đã bị đầu độc như thế

Trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, từ đồn cảnh sát, đến trại tạm giam, trại lao động, nhà tù, trung tâm tẩy não và bệnh viện tâm thần, có đến hàng trăm hình thức tra tấn dã man khiến người ta phải phẫn nộ như bỏ đói, bức thực, trói và treo lên trong tư thế máy bay, cuộn người, giường chết, ngồi ghế cọp, v.v.

Những gì Giang Trạch Dân, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Bạc Hy Lai và những kẻ bức hại khác đã làm thậm chí còn tàn bạo hơn cả những tội ác của chủ nghĩa phát-xít. Khi mới chấp hành mệnh lệnh bức hại cụ thể, những cảnh sát hay cán bộ làm nhiệm vụ chưa từng có những hành vi ác đó, nhưng vì để giữ miếng cơm, để có cơ hội thăng tiến và làm giàu, họ đã làm trái với lương tâm; một lần, hai lần, ba lần… mãi thành quen, cho đến sau này, cảnh sát lại dùng chính những hình thức tra tấn tàn khốc đối với Pháp Luân Công để áp dụng cho các nhà hoạt động nhân quyền và nhân dân đi kêu oan, không ngừng lan rộng ra khắp nơi, cuối cùng, toàn bộ ngành công an, kiểm sát, tư pháp, cũng như các ngành văn hóa, giáo dục, tuyên truyền, và toàn bộ bộ máy nhà nước đều bị đầu độc, không khác gì băng nhóm xã hội đen và trở thành cỗ máy bạo lực.

Ngày 16 tháng 2 năm 2006, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin “Hành vi của chính quyền Trung Cộng ngày càng thể hiện rõ xu thế xã hội đen.”

Bộ máy tư pháp Trung Quốc rốt cuộc thối nát đến mức nào?

Quyền lực rơi vào tay băng nhóm xã hội đen là điều hết sức đáng sợ. Nhưng đáng sợ hơn nữa là quyền lực của xã hội đen xuất hiện ở khắp nơi và trở thành chuyện thường nhật. Những người công tác trong các cơ quan pháp luật, nếu như quay lại lợi dụng pháp luật thì thật khó mà tưởng tượng nổi. Nhìn vào hệ thống pháp luật của Trung Cộng và môi trường nội bộ của nó sẽ thấy nó đã đến mức độ nào:

1) Các thẩm phán bắt tay với nhau, tùy tiện và công khai “phạm tội” trong các lĩnh vực lập án, dân sự, kinh tế, hành chính, hành pháp, hình sự,thẩm phán, giám sát, v.v..

Ngày 6 tháng 11 năm 2006, theo một bài báo trên trang web chính thức của ĐCSTQ: Các thẩm phán câu kết với nhau, tòa án các cấp trên dưới bắt tay nhau, công khai lợi dụng quyền xét xử về kinh tế và dân sự để lập ra “tổ án”.

2) Tòa án, chánh án và các thẩm phán câu kết và thông đồng với nhau, cùng phạm tội trong quy trình xét xử.

Ngày 13 tháng 10 năm 2006, Thanh niên Nhật báo của Trung Quốc đưa tin về vụ “Ăn uống, chơi gái, đánh bạc: Nhìn thấu sự khuyết thiếu về đạo đức của các thẩm phán của Tòa án Trung cấp Phụ Dương” như sau: Ngày 2 tháng 3 năm 2005, các cán bộ của Tòa án Trung cấp Phụ Dương gồm Phó Chủ tịch Chu Á, Chánh án Tòa Thi hành án Vương Xuân Hữu, Chánh án Thứ nhất Trần Hòa Bình, Chánh án Thứ hai Đổng Bính Tự, và một thẩm phán của tòa thi hành án đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật “điều chỉnh kép”.

Năm 2004, các nhân viên của Viện Kiểm sát Tỉnh Hồ Bắc đã soạn một báo cáo điều tra, trong đó phân tích những vấn đề tội phạm liên quan đến chức vụ thẩm phán xuất hiện ở Hồ Bắc vào thời điểm đó, và chỉ ra rằng 40% vụ phạm tội liên quan đến chức vụ thẩm phán là các vụ phạm tội có sự thông đồng hoặc móc nối.

3) Thẩm phán và người môi giới tố tụng – cùng bày mưu trục lợi

Theo phân tích thống kê của Bộ Tư pháp năm 2004: Năm 2002, chỉ trong 13 vụ án tham nhũng của các thẩm phán tại Tòa án Trung cấp Vũ Hán, đã tra ra 44 luật sư liên quan đến vụ án; Một cuộc điều tra đặc biệt của Bộ Tư Pháp về tội hối lộ của các thẩm phán ởVũ Hán, Nghi Xương, và sáu thành phố đã phát hiện ra tới 88 luật sư nhận hối lộ.

Tháng 6 năm 2018, một đoạn video cho thấy một bí thư xã ở huyện Trấn An, thành phố Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây, thẳng thừng nói với những người thỉnh nguyện rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc là băng đảng xã hội lớn nhất, các vị có nghe hay không, không nghe cũng phải nghe.”

Từ vụ người phụ nữ bị trói bằng xích sắt ở Từ Châu năm 2022 đến vụ bốn nữ sinh ở Đường Sơn bị đánh, rồi mất tích, đến nay vẫn chưa rõ chân tướng vụ việc. Mới đây, một học sinh cấp III 15 tuổi ở Thượng Nhiêu, Giang Tây đã biến mất ngay trong khuôn viên trường; và sau vụ một học sinh cấp II ở Vũ Hán đi đổ rác rồi bị mất tích, đến nay đã liên tiếp xảy ra hơn 20 vụ học sinh cấp II bị mất tích.

Khi Giang Trạch Dân muốn tiêu diệt nhóm người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn, khi các học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng kết án phi pháp mỗi ngày, khi các thẩm phán, công tố viên và cảnh sát đã bị tê liệt về đạo đức, dám làm mọi sự mà không còn giới tuyến đạo đức nào, thì có thể thấy luật pháp và lương tri từ lâu đã không còn tồn tại rồi. Giang Trạch Dân là căn nguyên sâu xa dẫn đến sự băng hoại của nền pháp trị ở Trung Quốc, và sẽ vĩnh viễn bị đóng đinh vào cây cột ô nhục của lịch sử.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/7/452698.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/8/205092.html

Đăng ngày 23-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share