Bài viết của Trịnh Niệm

[MINH HUỆ 11-12-2022] Tử Cống, học trò của Khổng Tử, khi được bổ nhiệm làm tri huyện Huỳnh Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) đã đến gặp Khổng Tử để chào từ biệt. Khổng Tử dặn dò: “Chớ đoạt, chớ [chinh] phạt, chớ bạo, chớ đạo (trộm).” Thấy học trò không hiểu, Khổng Tử bèn giải thích rằng dùng người tài đức để lật đổ người tài đức, đây gọi là ‘đoạt’; dùng kẻ bất tài để lật đổ người tài, đây gọi là ‘phạt’; mệnh lệnh của chính quyền khoan dung mà xử phạt hết sức tàn bạo, đây gọi là ‘bạo’; lấy những thứ tốt về cho bản thân, đây gọi là ‘đạo’ (trộm).“

Nếu một người có thể làm được không đoạt, không phạt, không bạo, không đạo quả không dễ, làm được ba điều đã là không dễ rồi, làm được hai điều thì tạm được, còn chỉ làm được một điều thì chưa đủ tư cách.

Xuyên suốt lịch sử, có rất nhiều ví dụ điển hình về việc “không đoạt, không phạt, không bạo, không đạo.” Tuy nhiên, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã không ngừng “đoạt, phạt, bạo, đạo”. Đặc biệt là sau khi Giang Trạch Dân lên giữ chức tổng bí thư ĐCSTQ từ năm 1989, Trung Quốc đã trở thành vùng đất của tham nhũng, đạo đức trượt dốc, xã hội đảo lộn, đúng sai không có ranh giới.

Một số ví dụ tương phản về cách trị quốc thời cổ đại và hiện đại

Trong lịch sử, có nhiều tấm gương của những bậc hiền vương khiến chúng ta phải nghiêng mình kính phục. Trong đỉnh cao huy hoàng của nền văn minh 5.000 của Trung Quốc, hoàng đế Đường Thái Tông khi tại vị dùng đại đức trị quốc, trọng dụng nhân tài, khiến bách tính thực lòng bái phục, tạo nên sự cường thịnh của Đại Đường. Lịch sử viết rằng thời đó, các nhà tù đôi khi gần như trống rỗng, đội ngũ quan lại hầu như không có tác dụng. Trong năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông đã hạ lệnh cho 390 tử tù được trở về thăm gia đình, ăn Tết xong sẽ quay lại chịu hành quyết. Khi kỳ nghỉ vừa hết, tất cả 390 tù nhân đều quay lại trình diện, thấy họ giữ đúng lời hứa, hoàng đế đã ân xá miễn hán tử hình cho họ.

Trong triều đại cuối cùng lịch sử phong kiến Trung Quốc, sau khi Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh lên trị vì, ông đã tuyên bố chấm dứt giới địa và nới rộng thời gian miễn thuế cho việc khai hoang. Kể từ năm Khang Hy thứ 50, tất cả các tỉnh trên cả nước đều được miễn thuế một năm ba đợt, các món nợ thuế mà các tỉnh nợ qua các năm cũng được xóa bỏ. Năm Khang Hy thứ 51, thực thi chính sách “vĩnh viễn không tăng thuế”. Trong 60 năm trị vì của hoàng đế Khang Hy, ông đã miễn tiền thuế ruộng cho người dân tổng cộng 545 lần, tương đương với 150 triệu lạng bạc, gấp 5 đến 7 lần thu ngân sách hàng năm của quốc gia (từ 20 triệu đến 30 triệu lạng). Tài ích nước lợi dân của Khang Hy đã là tấm gương cho hậu nhân noi theo.

Nếu mọi người có thể trọng đức hành thiện thì “mỗi người đều có thể như Nghiêu Thuấn”. Trong lịch sử thời Trung Quốc cổ đại, nhờ có sự ước thúc về đạo đức, xác suất phát sinh ‘đoạt, phạt, bạo, đạo’ không cao. Tuy nhiên, trong xã hội Trung Quốc ngày nay, dưới sự thống trị của ĐCSTQ, ‘đoạt, phạt, bạo, đạo’ đã trở nên nghiêm trọng, không chỉ với xác suất cao mà tuần suất cũng cao đến mức khó tin.

Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ vào năm 2012, ĐCSTQ đã trừng phạt 4,08 triệu đảng viên. Trong số đó có 1,4 triệu cán bộ nhà nước và hơn 500 cán bộ cấp tỉnh trở lên. Hầu hết họ đều bị điều tra hoặc bị kết án vì tội nhận hối lộ. Nhiều người cho rằng tình trạng lộn xộn này là do Giang Trạch Dân, người thường được biết đến với biệt danh “huấn luyện viên trưởng tham nhũng”, chỉ trong chục năm chấp chính đã khiến người dân mất đi lý trí và đạo đức.

Trong lịch sử, bất kể triều đại nào xuất hiện một vị quân vương tham lam thì luôn có những vị quan thanh liêm, song, dưới thời Giang Trạch Dân đã xảy ra tình trạng không có vị quan lại nào không tham, muốn không tham cũng không được. Ngay cả khi trong xã hội Trung Quốc trước thời Giang Trạch Dân cũng có rất nhiều quan chức không tham ô hủ bại, nhưng vào thời Giang Trạch Dân, người tốt sẽ không trụ lại được, bởi nếu mình không tham thì người khác tham sẽ gặp phiền phức. Đây gọi là phương pháp “đồng hủy diệt”, Giang Trạch Dân đã cổ xúy tham nhũng để đổi lấy sự phục tùng và ủng hộ của đám quan chức. Bất kỳ quan chức nào không thuận theo Giang sẽ không những không được quyền lực độc tài bảo vệ, mà còn bị trừng phạt nghiêm khắc. Theo đó, đội ngũ quan chức của ĐCSTQ nhanh chóng biến chất thành một nhóm tội phạm thực sự với quyền lực độc đoán.

Sự tham ô hủ bại của Giang và các quan chức khác của ĐCSTQ đã sớm ảnh hưởng đến công chúng, hầu hết mọi người đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình bằng mọi giá. Hàng giả, thực phẩm nhiễm độc trở nên phổ biến. Kẻ bán gạo giả không ăn gạo của mình, kẻ bán thịt lợn độc không ăn thịt lợn của mình. Nhưng điều đó không nhất thiết là họ có thể tránh được thực phẩm giả hoặc có hại cho sức khỏe từ những thương nhân khác. Khi con người cố ý hoặc vô tình làm hại người khác vì lợi ích của mình, thì cả xã hội đã chìm vào trạng thái “đồng hủy diệt”.

Một vấn đề như vậy có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của mọi người. Lấy trận động đất ở Vấn Xuyên làm ví dụ. Do chất lượng xây dựng kém, rất nhiều trường học đã bị sập trong trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008, khiến ít nhất 70.000 người thiệt mạng (nhiều người trong số đó là học sinh). Hàng trăm phụ huynh của học sinh thiệt mạng đã đến tòa án địa phương để khiếu nại về chất lượng của các trường học và yêu cầu tòa án thụ lý vụ kiện của họ đối với những người xây dựng trường. Nhưng nhiều người trong số họ đã bị bắt đi. Đàm Tác Nhân, một nhà văn tham gia vào việc điều tra chất lượng các tòa nhà trường học, đã bị kết án 5 năm tù vào năm 2010. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tìm mọi cách để che đậy người chịu trách nhiệm cho các công trình này, thậm chí còn công khai tuyên bố: “Sau quá trình điều tra, xác định rằng không có trường nào bị sập do chất lượng xây dựng.”

Vào thời cổ đại, hành vi tham nhũng của quan chức thường chỉ giới hạn trong các trường hợp cá nhân. Nhưng sau khi ĐCSTQ phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc, Giang Trạch Dân càng đẩy đất nước vào tình trạng suy đồi đạo đức, nạn tham nhũng đã trở nên phổ biến. Thay vì phục vụ người dân, các quan chức của ĐCSTQ chỉ quan tâm đến việc đút túi cho chính họ. Trong ví dụ về trận động đất ở trên, các quan chức địa phương đã bật đèn xanh cho các dự án xây dựng trường học mà không xem xét về chất lượng bởi các nhà xây dựng đã hối lộ họ để được trúng thầu. Có thể nói, ĐCSTQ đã tạo ra Giang Trạch Dân, Giang Trạch Dân lại lợi dụng ĐCSTQ để kéo xã hội Trung Quốc xuống vực sâu của sự suy đồi đạo đức, cũng có thể nói, Giang Trạch Dân về cơ bản đã trở thành kẻ đào mồ chôn ĐCSTQ.

Đàn áp người chính trực

Ngoài việc thúc đẩy tham nhũng, Giang còn đàn áp những người có thể đưa xã hội trở lại đúng quỹ đạo. Trong trận lụt lớn ở sông Dương Tử năm 1998, Giang đi thị sát tiền tuyến chống lũ, thấy một đội người dũng cảm chống chọi với nguy hiểm, Giang hỏi những người đi cùng mình họ có phải là đảng viên Đảng Cộng sản không, nhưng được từ chối và bảo rằng họ là học viên Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân vừa nghe thấy lời này, sắc mặt lập tức tối sầm lại, rất không vui, khiến những người xung quanh ông ta ngơ ngác nhìn nhau. Trước đó, Giang đã nghe nói về Pháp Luân Công, nhiều lãnh đạo về hưu nói rằng môn tu luyện này rất tốt. Tâm đố kỵ mạnh mẽ khiến Giang không thể chịu đựng được khi thấy nhiều người khen ngợi những người hành xử theo “Chân-Thiện-Nhẫn, hơn nữa, ngày càng có nhiều người thực sự muốn bước vào tu luyện.

Lo sợ rằng sự phổ biến của Pháp Luân Công có thể đe dọa quyền kiểm soát của chính ông ta đối với người dân, Giang đã tự mình phát động cuộc bức hại đối với pháp môn này vào tháng 7 năm 1999, bất chấp những lợi ích to lớn về sức khỏe và nâng cao đạo đức của Pháp Luân Công.

Theo báo cáo của Minh Huệ: “Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến ngày 20 tháng 7 năm 2019, trong 20 năm qua, tổng số học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bắt giữ ở Trung Quốc đại lục ít nhất là 2,5 triệu đến 3 triệu người (một người có thể bị bắt giữ nhiều lần).” Hơn 4.800 học viên được xác nhận bị bức hại đến chết. Ngoài ra, còn vô số học viên đã bị mất việc làm, bị giam giữ, bỏ tù và tra tấn. Một số còn bị lạm dụng tinh thần và lao động cưỡng bức, và một số thậm chí trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng để kiếm lời.

Trong một xã hội mà Chân-Thiện-Nhẫn bị đàn áp, đạo đức ngày càng suy đồi, những khái niệm tốt xấu, đúng sai trở nên mơ hồ lẫn lộn: Khi một phóng viên hỏi một bé gái 6 tuổi ở tỉnh Quảng Đông rằng em muốn sau này làm gì, bé gái trả lời rằng em muốn trở thành một quan chức chính phủ. “Cháu muốn trở thành loại quan nào vậy?” “Làm … quan tham ạ, bởi vì quan tham được rất nhiều thứ.” Một đứa trẻ ngây thơ khao khát trở thành một vị quan tham nhũng, điều đó cho thấy xã hội thực sự lâm nguy đến mức nào.

Lời kết

Nhìn lại lịch sử của chủ nghĩa cộng sản trong hơn 100 năm qua, đặc biệt là vài thập kỷ qua kể từ khi Giang nắm quyền, người ta có thể thấy phản ánh đầy đủ muôn hình muôn vẻ của bản chất con người. Một số sợ hãi trước sự tàn bạo của ĐCSTQ và chọn đi theo chế độ này vì lợi ích cá nhân của họ; một số đã tận dụng các cơ hội và thu về nhiều tài sản hơn cho mình; một số người, bao gồm cả người Trung Quốc và không phải người Trung Quốc, biết rằng Giang và ĐCSTQ đàn áp người dân vô tội, nhưng không thể cưỡng lại lợi ích kinh tế…Qua chiếc gương này, mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi chính phủ và mỗi nguyên thủ quốc gia đều có thể lưu lại những hình ảnh vinh quang rạng rỡ, hoặc u tối đáng hổ thẹn của mình.

Do đó, đây không chỉ là một phần của lịch sử, mà còn là con đường dẫn đến tương lai. Làm thế nào để thoát ra khỏi con đường này là một việc làm chưa từng có, cũng là thoát khỏi con đường Giang Trạch Dân hủy diệt nhân loại. Có thể thành mà cũng có thể bại, kết quả ra sao không chỉ là sự an bài của lịch sử mà còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính bản thân mỗi người.

Bất cứ ai đi theo ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hậu quả khi đến thời điểm ĐCSTQ bị trừng phat vì những tội ác của nó đối với những người dân vô tội. Hơn 405 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ (bao gồm cả hai tổ chức liên đới của nó là Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong). Khi ngày càng có nhiều công dân từ khắp nơi trên thế giới chọn từ chối ĐCSTQ, chúng ta sẽ thấy hy vọng nơi phía chân trời.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/11/452889.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/12/205152.html

Đăng ngày 21-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share