Bài viết của Lâm Triển Tường
[MINH HUỆ 07-12-2022] Giang Trạch Dân đã chết, nhưng tội ác tày trời của ông ta đối với các học viên Pháp Luân Công sẽ không tiêu tan. Ông ta đã huy động tất cả các lực lượng quốc gia, bao gồm cơ quan thực thi pháp luật, viện kiểm sát, tòa án, các cơ quan chính phủ khác, doanh nghiệp, và trường học, và không từ một thủ đoạn nào, để bức hại các học viên. Sự thống khổ mà ông ta gây ra cho vô số học viên và gia đình họ, cũng như thiệt hại cho toàn xã hội là chưa từng có.
Khi bắt đầu cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999, Giang thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng và ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể [của các học viên].” Để tăng cường bức hại, ông ta còn ban hành một chính sách bí mật “đánh chết cũng không sao, đánh chết coi là tự sát, không tra xét nguyên nhân, trực tiếp đem đi thiêu.”
Để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin, những kẻ hành ác đã sử dụng mọi cực hình để tra tấn họ. Nhiều học viên đã bị tra tấn đến tàn tật, mất trí, thậm chí tử vong vì không chịu từ bỏ tu luyện. Một số học viên chết vì bị đánh đập, chết vì bị sốc điện bằng dùi cui điện, chết vì bị cắm ống bức thực vào phổi, chết vì bị tiêm thuốc độc, chết do bị đóng băng, và một số bị ép tiêm, uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, qua đời vài ngày sau khi được thả.
Nhiều gia đình đã mất đi người thân trong cuộc bức hại, trong đó có một gia đình sáu người mà năm thành viên bị bức hại đến chết, chỉ còn lại một người. Điều tàn nhẫn hơn, một số lượng lớn các học viên đã trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, thi thể của họ bị hỏa táng mà gia đình họ không hề hay biết bởi chính quyền cố gắng xóa sạch bằng chứng tội ác gây ra với họ.
Pháp Luân Công là một phương pháp thiền định ôn hòa dựa trên nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Sau 23 năm bức hại, Pháp Luân Công vẫn đang phát triển mạnh mẽ và hiện được đón nhận rộng rãi tại hơn 100 quốc gia. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã trở thành thảm họa nhân quyền lớn nhất trong thế kỷ 21. Những món nợ đẫm máu của Giang đối với Pháp Luân Công phải được giải quyết.
Bị cực hình tra tấn đến chết
ĐCSTQ đã tùy ý bắt giam phi pháp các học viên Pháp Luân Công. Để chuyển hóa họ, ĐCSTQ đã tra tấn họ, thậm chí đe dọa sẽ “hỏa táng” nếu họ không từ bỏ tu luyện.
Hình 1. Các hình thức tra tấn trong các nhà tù đối với các học viên Pháp Luân Công
ĐCSTQ đã dùng đủ loại cực hình để tra tấn các học viên, bao gồm đánh đập, sốc điện, dùng thuốc hủy hoại thần kinh, bức thực, không cho ngủ, treo lên, còng tay, kéo căng, bỏ đói, không cho sử dụng nhà vệ sinh, đâm bằng kim, áo trói, cưỡng bức phá thai, trói chặt, nhục hình, đóng băng, cắt xẻo vết thương, tra tấn bằng động vật, đánh bằng roi, sấy, hỏa thiêu, bàn ủi, gây bỏng bằng nước sôi hoặc dầu nóng, kéo lê trên mặt đất hoặc lên/xuống cầu thang, đứng hoặc ngồi yên trong thời gian dài, dìm nước, lạm dụng tình dục, biệt giam, lao động cưỡng bức v.v…
Mỗi phương thức tra tấn bao gồm nhiều cực hình. Ví dụ, treo lên có thể là treo một tay, treo hai tay, treo lên khung cửa, treo trên dây sắt, treo vào vòng sắt, treo ngược, treo lên cao, v.v. Tương tự, còng tay có thể là còng tay và chân vào nhau, còng cả hai tay quanh chân, còng hai cánh tay ra sau lưng, còng vào vòng kim loại trên sàn, còng vào khung giường với tứ chi bị kéo căng trong nhiều ngày, còng tay hai người, còng tay nhiều người v.v…
Khi bị treo lên hoặc còng tay như thế, các học viên cũng hầu như không được cho ăn và không được sử dụng nhà vệ sinh. Theo ghi chép của Minh Huệ Net, có khoảng 100 hình thức tra tấn, mỗi phương thức đều có khả năng gây ra đau đớn khôn lường và dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
Do sự phong tỏa và kiểm duyệt thông tin của chính quyền Trung Quốc, những gì Minh Huệ thu thập được chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại thực tế còn tồi tệ hơn nhiều, còn rất nhiều trường hợp chưa được tiết lộ. Do bài viết có hạn chúng tôi chỉ có thể trích dẫn một số trường hợp tử vong do bị bức hại, qua đó, chúng ta có thể thấy được sự tàn bạo của cuộc bức hại.
Ép dùng thuốc độc
Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ thường bị ép tiêm hoặc uống thuốc độc. Một số bị bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn và nước uống, trong khi những người khác bị ép tiêm gây ra hệ quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong ngay tại chỗ.
Cô Trương Phó Trân, 38 tuổi, là nhân viên của Công viên Hiện Hà ở thành phố Bình Bộ, tỉnh Sơn Đông. Sau khi đến Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2000 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, cô bị các đặc vụ từ Phòng 610 Bình Độ bắt giữ. Họ lột hết quần áo của cô, cạo tóc và trói cô vào giường trong tư thế hai tay hai chân dang rộng. Sau đó, họ ép cô tiêm một liều thuốc độc khiến cô đau đớn tột độ. Cô quằn quại trên giường cho đến chết. Các cảnh sát của Phòng 610 đã chứng kiến toàn bộ cái chết của cô.
Tưới nước sôi
Ngoài các Trại tạm giam, trại lao động và nhà tù, các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn thành lập nhiều trung tâm tẩy não, ở đó các học viên bị buộc phải học các bài tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công và bị ra lệnh từ bỏ niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Những trung tâm tẩy não này thường được treo biển là “Trung tâm giáo dục pháp luật”, nhưng thực chất chúng là những nhà tù đen, vô pháp vô thiên, nơi bí mật thực hiện các tội ác vô cùng tàn bạo.
Ông Cái Xuân Lâm, 51 tuổi, là cư dân huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 17 tháng 4 năm 2005, một số cảnh sát từ Sở cảnh sát Thành phố Phủ Thuận, Phòng Cảnh sát Huyện Thanh Nguyên và Đồn Cảnh sát Nam Khẩu Tiền đã dùng vũ lực đột nhập vào nhà ông và đưa ông tới Đồn cảnh sát Nam Khẩu Tiền, giam giữ ông ở đó trong năm ngày. Sau đó, họ đưa ông đến Sở cảnh sát Phủ Thuận, rồi đến Trung tâm tẩy não La Thai Sơn Trang. Vào ngày 6 tháng 5, gia đình ông được thông báo rằng ông Cái đã qua đời vì “bệnh tim”.
Khi gia đình ông đến hiện trường, họ thấy ông trong bộ quần áo mới và hỏi về cái chết của ông. Em trai ông Cái nói: “Anh trai tôi vốn khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh tim. Làm sao anh ấy có thể chết vì bệnh tim được?” Không ai trả lời. Trông thấy vết bỏng trên mặt và ngực phải của ông Cái, người nhà ông nhất quyết yêu cầu khám nghiệm tử thi.
Kết quả khám nghiệm cho thấy, thực quản và đường tiêu hóa dưới của ông Cái bị bỏng nặng. Chỉ hơi chạm nhẹ là lớp da tróc ra, thậm chí cuống tim của ông đã chuyển sang màu xám. Giám định pháp y kết luận rằng ông Cái chết vì suy nội tạng do bị bức thực bằng nước sôi.
Sốc bằng dùi cui điện
Sốc điện là một trong những hình thức tra tấn phổ biến nhất đối với các học viên Pháp Luân Công. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công đã phát sóng sự thật về Pháp Luân Công trong hơn 40 phút trên tám kênh truyền hình cáp ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, gây chấn động đối với người dân cả trong và ngoài nước. Điều đó khiến Giang Trạch Dân vô cùng tức giận và đã ra lệnh “giết không tha”, dẫn đến việc hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc. Anh Lưu Hải Ba, một trong những học viên tham gia vào vụ chèn tín hiệu truyền hình, đã bị tra tấn trong một cơ sở ở Tịnh Nguyệt Đàm, Trường Xuân. Sau khi lột hết quần áo của anh, cảnh sát bắt anh quỳ xuống và dùng dùi cui điện chọc từ hậu môn ngược lên nội tạng của anh. Anh Lưu đã bị điện giật chết ngay tại chỗ ở tuổi 34.
Tra tấn bằng quần áo trói
Hình 2. Hình thức tra tấn bằng quần áo trói
Một cực hình tra tấn khác là “quần áo trói”, được làm bằng vải bạt. Bộ quần áo này được mặc từ phía trước và thiết chặt ở phía sau. Những bộ quần áo như thế có thể gây gãy xương vai, cổ tay, khuỷu tay và cột sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Cô Tôn Sỹ Mai là một học viên Pháp Luân Công ngoài 40 tuổi đến từ thành phố Hạng Thành, tỉnh Hà Nam. Ngày 22 tháng 5 năm 2003, lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Thập Bát Lý Hà bắt cô mặc quần áo trói trong một ngày một đêm. Khi họ cởi bộ quần áo vào ngày hôm sau, cô đã chết vài giờ trước đó và toàn thân cô lạnh cóng. Để che đậy cái chết của cô, các lính canh đã ra lệnh cho hai tội phạm ma túy Phùng Yến Bình và Phó Kim Ngọc cõng thi thể cô Tôn đến một bệnh viện gần đó. Bác sỹ đã tiêm thuốc cho cô để làm bằng chứng cho những nỗ lực “hồi sức” của họ. Sau đó, các viên chức trại lao động tuyên bố cô Tôn bị đột tử và vội vàng hỏa táng cô.
Đánh đập
Đánh đập là hình thức tra tấn được sử dụng nhiều nhất. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đến chết hoặc bị thương. Anh Trần Tương Duệ, 29 tuổi, là cư dân thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, anh Trần đã bị đội trưởng Lôi Chấn Trung và các cảnh sát từ Sở cảnh sát Hành Dương đánh bằng dùi cui điện, đèn pin và dùi cui cao su, đến mức anh bị nứt hộp sọ, xuất huyết nội sọ và tổn thương các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, xương sườn, xương đòn và xương mu bàn chân của anh cũng bị gãy. 2.500 ml máu đã được hút ra từ ổ bụng của anh. Anh Trần đã qua đời tại Bệnh viện Trung tâm Hành Dương vào sáng hôm sau (ngày 12 tháng 3).
Cùng ngày anh qua đời, cảnh sát đã lập tức đưa cha mẹ, chị gái, anh rể và những người thân khác của anh đến khách sạn Tĩnh Viên và ép họ ký vào giấy đồng ý hỏa táng. Khi cha mẹ anh từ chối ký, cảnh sát đã cưỡng chế giam giữ họ trong khách sạn đến ngày 14. Hai xe tải chở cảnh sát vũ trang đã hộ tống thi thể anh Trần đến lò hỏa táng địa phương trước sự phản đối của gia đình anh.
Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc
Trung tâm tẩy não Tân Tân ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên khét tiếng về việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại bằng thuốc tại trung tâm tẩy não này, dẫn đến thương tích nghiêm trọng và thậm chí tử vong.
Ông Tạ Đức Thanh, 69 tuổi, nhân viên đã nghỉ hưu của Viện Khảo sát và Thiết kế Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân vào ngày 29 tháng 4 năm 2009.
Vì từ chối “chuyển hóa” nên ông đã bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc, khiến ông bị đau ngực dữ dội và mất kiểm soát. Ông cũng gặp khó khăn khi nuốt và sớm trở nên tiều tụy. Ông Tạ đã qua đời bốn ngày sau khi được trả tự do, ngày 27 tháng 5 năm 2009.
Ông Tạ từng thều thào kể với người thân rằng Trung tâm tẩy não Tân Tân đã đưa ông đến một bệnh viện để kiểm tra thể chất. Sau khi các bác sỹ tiêm cho ông những loại thuốc không rõ nguồn gốc, ông trở nên ăn uống khó khăn trong hơn 10 ngày. Trước khi qua đời, ông có triệu chứng trúng độc – tay ông chuyển sang màu đen và toàn thân ông cũng vậy.
Bức thực
Một số học viên đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ và tra tấn phi pháp. Tuy nhiên, các lính canh tại các cơ sở giam giữ đã trừng phạt họ bằng cách bức thực họ một cách dã man.
Ông Tần Nguyệt Minh, 47 tuổi, sống ở quận Kim Sơn Đồn, thành phố Nghi Xuân, tỉnh Hắc Long Giang. Vì tu luyện Pháp Luân Công, ông đã bị kết án 10 năm tù. Ngày 25 tháng 2 năm 2011, ông Tần bị bốn tù nhân ở Nhà tù Giai Mộc Tư giữ chặt tay chân, một người khác đè đầu ông xuống, dùng kìm cầm máu kẹp lưỡi ông rồi nhét vào miệng ông một cái ống để bức thực ông bằng sữa và muối.
Vào thời điểm đó, tất cả các lính canh trong khu đều có mặt, bao gồm cả trưởng khu Vu Nghĩa Phong và bác sỹ nhà tù Triệu Vỹ. Hai y tá nhà tù, một người là Ân Hồng Lượng, cắm ống bức thực sâu vào tận phổi của ông Tần khiến ông kêu hét thảm thiết và qua đời vào sáng ngày hôm sau.
Kéo căng
Kéo căng là một phương pháp tra tấn tàn bạo khác. Đặc biệt là ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhiều nhà tù ngược đãi các học viên theo cách này.
Bà Triệu Diễm Hà, 55 tuổi, nhân viên đã nghỉ hưu của Phòng Bảo vệ Môi trường huyện Lê Thụ, tỉnh Cát Lâm. Vì tu luyện Pháp Luân Công, bà đã bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hai lần, trong tổng thời gian ba năm. Sau khi bị bắt lại vào tháng 5 năm 2011, bà bị Tòa án Huyện Lê Thụ kết án ba năm rưỡi tù giam. Tháng 9 năm 2011, bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Cát Lâm và bị giam giữ trong Khu giáo dục.
Vì bà Triệu kiên quyết không chịu từ bỏ đức tin, các lính canh đã đánh đập bà, trói bà lại, treo bà lên, không cho bà uống nước và không cho bà dùng nhà vệ sinh. Thấy bà vẫn kiên định với đức tin của mình, quản lý Trương Thục Trân đã chỉ đạo các lính canh ra sức kéo căng tứ chi của bà theo các hướng khác nhau cho đến khi bà trở nên mất kiểm soát. Mặc dù vậy, ngày hôm sau, lính canh vẫn tiếp tục kéo căng bà.
Hình 3. Hình thức tra tấn kéo căng
Ngày 5 tháng 10 năm 2011, lính canh lại chỉ đạo các tù nhân tra tấn bà Triệu bằng cách kéo căng bà khiến bà tử vong tại chỗ. Để che đậy sự thật, quản lý Trương Thục Trân bảo tù nhân Dương Huệ mượn một bộ đồ lót mới của tù nhân rồi mặc cho bà Triệu. Sau đó, họ đưa bà đến bệnh viện nhà tù để “hồi sức” trước khi thông báo rằng bà đã chết vì đau tim.
Chuỗi cung ứng thu hoạch nội tạng
Giang Trạch Dân không chỉ khởi xướng cuộc bức hại vào năm 1999, mà còn ra lệnh tiến hành thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.
Sau khi nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống được tiết lộ vào tháng 3 năm 2006, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tội ác này đã diễn ra trong nhiều năm và vẫn đang tiếp diễn.
Ngày 13 tháng 9 năm 2006, Bạc Hy Lai, khi đó là Bộ trưởng Bộ Thương mại của ĐCSTQ, đã đến thăm Hamburg, Đức cùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Đích thân ông Bạc đã thừa nhận rằng “Chủ tịch Giang” đã ra lệnh thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Tháng 9 năm 2014, Bạch Thư Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế của Tổng cục Hậu cần của ĐCSTQ cũng đích thân tuyên bố chính Giang Trạch Dân đã ra lệnh thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.
Nạn giết người theo yêu cầu của ĐCSTQ được vận hành bởi một chuỗi cung ứng bao gồm Phòng 610, cơ quan thực thi pháp luật, bệnh viện quân đội và các cơ quan chính phủ khác. Các chuyên gia nhân quyền gọi nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng có hệ thống của ĐCSTQ là “một hình thức tà ác chưa từng có trên hành tinh này.” Do sự kiểm duyệt thông tin và hỏa táng thi thể nhanh chóng của ĐCSTQ, bức tranh đầy đủ về nạn thu hoạch nội tạng vẫn chưa được phơi bày.
Không có nạn nhân nào sống sót sau nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Qua những trường hợp riêng lẻ được báo cáo trên Minghui.org, chúng ta có thể thấy bản chất đẫm máu, dã man và tà ác của của ĐCSTQ. Dưới đây là một số trường hợp:
Cô Hác Nhuận Quyên là một học viên ở quận Bạch Vân của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Cô đã đến Bắc Kinh bốn lần để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và lần nào cô cũng bị bắt. Sau khi bị tra tấn trong 22 ngày vào năm 2002, cô đã qua đời tại trại tạm giam Bạch Vân ở Quảng Châu.
Khi người nhà cô Hác được thông báo đến nhận thi thể, họ đã không thể nhận ra cô. Các cơ quan nội tạng của cô đã biến mất, da của cô bịt lột hết và đôi mắt của cô cũng bị móc mất. Thi thể cô chỉ còn lại một đống xương, thịt và máu tươi. Sau khi xem thi thể hai lần, người thân của cô vẫn không biết đó có phải là cô Hác hay không. Cuối cùng, họ đưa đứa con trai hai tuổi của cô đi xét nghiệm máu, kết quả xác nhận rằng thi thể không thể nhận dạng đó chính là của cô Hác.
Tháng 12 năm 2009, một cựu cảnh sát Liêu Ninh từng làm bảo vệ tại cơ sở thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã gọi điện thoại ra nước ngoài để vạch trần vụ mổ lấy nội tạng xảy ra từ nhiều năm trước. Ông tiết lộ rằng vụ việc xảy ra vào ngày 9 tháng 4 năm 2002 tại Bệnh viện Đa khoa Quân khu Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Nạn nhân là một cô giáo trạc 30 tuổi. Trong khi nữ học viên hoàn toàn tỉnh táo, các bác sỹ phẫu thuật đã mổ lấy tim và thận của cô mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc gây mê nào.
Nhân chứng hồi tưởng lại: “Một con dao mổ đặt lên ngực, khi nó rạch một đường xuống dưới, máu phun ra. Nó phun ra tung tóe…” Khi đó, người học viên đã bị tra tấn trong khoảng một tuần và khắp người cô ấy có vô số vết thương. “Họ dùng dao rạch vào ngực cô ấy, vậy mà tay họ không hề run chút nào. Nếu là tôi, tôi sẽ run,” ông nói thêm. “Quả tim (cô ấy) lấy ra đầu tiên, sau đó đến thận. Khi tĩnh mạch tim của cô ấy bị cắt, cô ấy bắt đầu co giật. Cảnh đó cực kỳ kinh khủng. Tôi có thể bắt chước giọng nói của cô ấy cho bạn, mặc dù tôi bắt chước không giống lắm. Nghe như thể thứ gì đó bị xé toạc ra, và rồi cô ấy liên tục kêu ‘Á.’ Sau đó, cô ấy luôn há to miệng với hai mắt trợn trừng. Ôi… tôi không muốn nói tiếp nữa..”
Trước khi bị mổ lấy nội tạng, nữ học viên này còn bị lạm dụng tình dục. Một số cảnh sát đã sử dụng các công cụ để làm nhục cô. “Tôi đã tận mắt chứng kiến tất cả những điều này, nhưng rất tiếc là tôi đã không chụp được bức ảnh nào. Cô ấy có ngoại hình ưa nhìn, khá xinh đẹp, (vì vậy cảnh sát) đã cưỡng hiếp cô ấy…” ông nói thêm.
Những món nợ máu của Giang cũng là những món nợ máu của ĐCSTQ
Khi Giang bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, ông ta nói: “Tôi không tin rằng ĐCSTQ không thể đánh bại Pháp Luân Công.” Ông ta ra lệnh bức hại Pháp Luân Công nhân danh ĐCSTQ, và sử dụng các nguồn lực của ĐCSTQ để tiến hành bức hại. Tuy Giang đã chết, nhưng cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng vẫn đang diễn ra.
Có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết? ĐCSTQ đã tìm mọi cách để che đậy tội ác của nó. Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, cuộc bức hại đã khiến ít nhất 4.876 học viên Pháp Luân Công thiệt mạng vì bị bức hại, vô số người đã bị đưa đến các trại lao động, bị kết án tù phi pháp hoặc bị bắt cóc và tra tấn trong các trung tâm tẩy não. Con số thực sự còn lớn hơn rất nhiều, và con số thực sự sẽ chỉ có được sau khi cuộc bức hại kết thúc.
Là thủ phạm chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công, bàn tay của Giang Trạch Dân đã vấy đầy máu của những người dân vô tội và lương thiện. Những món nợ máu của Giang cũng là những món nợ máu của ĐCSTQ. Nhận ra điều này và từ chối ĐCSTQ là một bước quan trọng trước bình minh của một ngày mai tốt đẹp hơn.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/7/452815.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/8/205089.html
Đăng ngày 13-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.