Bài viết của Bỉ Ngạn tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 15-07-2019 (cập nhật 03-03-2022)] Câu chuyện về “người phụ nữ bị xích” ở Từ Châu, một ngôi làng ở miền Đông Trung Quốc, đã được bị đưa ra ánh sáng. Chỉ riêng trên blog Tân Lãng đã có lượng người xem lên đến hơn 100 triệu. Cùng với các blog khác, ước chừng lên đến hàng tỷ người xem. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý vượt xa so với Thế vận hội Mùa đông diễn ra cùng đợt đó, và dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận.

Thảm trạng và bức màn đen rợn người này không phải là trường hợp cá biệt, mà mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong những vụ bê bối về nhân quyền. Hàng triệu phụ nữ và trẻ em đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng hiếp tập thể và bị bắt làm nô lệ tình dục ở Trung Quốc. Những tội ác này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

“Người phụ nữ bị xích”: Nạn nhân của nạn buôn người và nô lệ tình dục

“Người phụ nữ bị xích” được tìm thấy ở một ngôi làng ở thị trấn Đông Tế, huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô.

Năm 1997, cô bị bắt cóc và bị bán cho một người dân làng tên là Đổng Mỗ Dân vào năm 1998. Đổng và gia đình của anh ta đã giữ cô làm nô lệ tình dục. Những người đàn ông trong gia đình bao gồm Đổng Mỗ Dân, cha của anh ta và anh trai anh ta đã liên tục hãm hiếp cô. Gia đình này đã xích cô lại. Họ đã cắt lưỡi của cô để cô không hét được và nhổ gần hết răng của cô để cô không cắn được ai trong khi họ cưỡng hiếp cô.

Cả làng đã giúp đỡ gia đình họ Đổng bằng cách theo dõi để không cho cô bỏ trốn. Cô ấy đã cố gắng chạy trốn một lần, nhưng đã bị tìm thấy và đưa trở lại. Đổng sau đó đã đem cô ra chào mời với cả làng và nói rằng anh sẽ rất vui lòng nếu ai đó muốn có con với cô. Đổng có tám người con – không rõ cô có phải là người đã sinh ra cả tám đứa trẻ đó và cha của chúng là ai.

Khi vụ việc bị phanh phui, các cơ quan chức năng, từ thị xã đến quận, huyện, thành phố đến tỉnh và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, tất cả đều cố gắng che đậy nó.

Họ nhốt người phụ nữ vào một bệnh viện tâm thần, xây tường bao quanh làng chỉ trong một ngày để người ngoài vào, và sách nhiễu các tình nguyện viên đến thị trấn nhỏ để giúp cô.

Các nhà chức trách thậm chí đã đưa ra danh tính giả của người phụ nữ. Họ nói cô bị mất tích, tên là Tiểu Hoa Mai đến từ tỉnh Vân Nam.

Tuy nhiên, công chúng đã đưa ra bằng chứng xác đáng cho thấy cô ấy là Lý Oánh đến từ tỉnh Tứ Xuyên.

Những lý do mà chính phủ phủ nhận cô là Lý Oánh là: thứ nhất, cha của Lý Oánh từng phục vụ trong quân đội và chính quyền không muốn những người lính cảm thấy rằng họ thậm chí không thể bảo vệ được gia đình của mình; thứ hai, Lý Oánh bị bắt cóc khi cô chưa đầy 13 tuổi. Điều đó có nghĩa là những kẻ hãm hiếp cô đã cưỡng hiếp một cô gái chưa đủ tuổi thành niên. Có những báo cáo chưa được xác nhận trên mạng xã hội rằng các quan chức huyện Phong đã mua Lý Oánh làm món quà cho Thị trưởng Từ Châu là Yu Guangzhou phá trinh.

Các vụ buôn bán người và nô lệ tình dục diễn ra phổ biến khắp Trung Quốc. Riêng năm 2020 đã có đến 1 triệu người Trung Quốc bị mất tích. Con số này trước đây thậm chí còn cao hơn: 3,94 triệu vào năm 2016.

Chính quyền địa phương dung túng, thậm chí còn tiếp tay cho nạn buôn người, mà ở Từ Châu, nơi “người phụ nữ bị xích” được tìm thấy, là đặc biệt nghiêm trọng.

Chính phủ và cảnh sát còn tiếp tay cấp thẻ cư trú giả cho những phụ nữ này. Họ cũng làm giả giấy kết hôn và giấy khai sinh. Khi những phụ nữ bị bắt cóc đến tòa án xin “ly hôn”, các thẩm phán lại yêu cầu họ quay lại sống với người chồng giả của mình – chính là những kẻ hãm hiếp.

ĐCSTQ biến người Trung Quốc thành người xấu

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 73 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phá hủy một cách có hệ thống các giá trị đạo đức của người Trung Quốc. Nó cấm đoán tôn giáo và mạ lỵ nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. ĐCSTQ đã phá hủy vô số địa danh và di tích văn hóa. Nó tẩy não người dân bằng thuyết vô thần của cộng sản và dạy cho họ rằng Đảng là vị cứu tinh duy nhất của họ.

Khi Trung Quốc mở cửa với phương Tây vào những năm 1980, ĐCSTQ đã thay đổi giọng điệu tuyên truyền và bắt đầu thúc đẩy chủ nghĩa duy vật và tư tưởng rằng “tiền là trên hết”.

Sau khi đánh mất tiêu chuẩn đạo đức, người ta chỉ quan tâm làm lợi cho bản thân trong khi gây tổn hại cho người khác.

Mười năm sau khi ĐCSTQ tiến hành vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn làm dập tắt khát vọng dân chủ của các sinh viên trẻ, họ đã chuyển toàn bộ sự chú ý của bộ máy nhà nước sang Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân của Phật gia theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, vào tháng 7 năm 1999, do sự phổ biến rộng rãi và sự hồi thăng các giá trị truyền thống của Pháp Luân Công mà ĐCSTQ luôn tìm cách xóa bỏ.

Khi thề sẽ “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc trong vòng ba tháng, Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ, kẻ phát động cuộc bức hại, đã ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên.

ĐCSTQ treo tiền thưởng cho người nào ép được các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin, vì thế mà thúc đẩy các nhà chức trách tra tấn và ngược đãi các học viên.

Theo đó, ĐCSTQ đã biến mọi cơ quan hành pháp và tư pháp chống lại Pháp Luân Công và tích cực tiếp tay cho việc thực thi cuộc bức hại.

Làn sóng phản đối xuất hiện trên khắp Trung Quốc

Các nhà chức trách cho phép các tập đoàn tội phạm có tổ chức phát triển và lan rộng (gồm cả những kẻ buôn người). Cảnh sát và thẩm phán có thể bị mua chuộc để thực thi ý chí của ĐCSTQ, dẫn đến tình trạng lạm quyền xảy ra phổ biến.

Bác sỹ bị biến thành kẻ giết người, giết các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng để thúc đẩy ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng quốc tế đầy béo bở.

Cùng với các vụ bắt giữ quy mô lớn các học viên Pháp Luân Công, Trung Quốc còn xuất hiện ngày càng nhiều các vụ buôn người, cưỡng chế phá dỡ nhà cửa của người dân, bắt giữ phi pháp các luật sư bảo vệ nhân quyền, và gần đây là cuộc bức hại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Với những tội ác khủng khiếp diễn ra khắp nơi ở Trung Quốc, hầu hết người Trung Quốc, sau hàng chục năm đấu tranh chính trị và ham mê hưởng thụ vật chất, đều im lặng và thờ ơ. Miễn bị không ai theo dõi và được sống tốt thì họ sẽ làm ngơ trước việc người khác bị ngược đãi.

Tội ác tình dục đối với các học viên Pháp Luân Công

ĐCSTQ đã giao cho bộ máy nhà nước thực hiện tội ác tình dục đối với những người bất đồng chính kiến trên quy mô lớn, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ áp dụng hình thức tra tấn có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công nhằm buộc họ từ bỏ niềm tin. Cưỡng hiếp và tra tấn tình dục được sử dụng như một công cụ để hạ nhục và làm hại các học viên, hòng hủy hoại ý chí của họ. Nhiều trường hợp đã được Minghui.org báo cáo trong những năm qua.

Các hình thức tấn công tình dục đối với các nữ học viên Pháp Luân Công bao gồm: cưỡng hiếp, hãm hiếp tập thể, chọc dùi cui điện vào âm đạo, cọ xát âm đạo bằng bàn chải đánh răng, khoét âm đạo, móc âm đạo, giật điện núm vú, khoét vú, véo vú, đốt thuốc lá vào vùng mu của học viên nữ, đá hậu môn và thân dưới, cưỡng bức phá thai, cưỡng bức tình dục bé gái vị thành niên, v.v.

Sau đây là một số ví dụ:

Năm 2001, lính canh của Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia ở tỉnh Hắc Long Giang, tiêm thuốc khiến cô Đường Quang Vận buồn ngủ và bất tỉnh. Sau đó, họ hãm hiếp tập thể cô liên tục trong nhiều ngày, cho đến khi cô bị mất trí.

Năm 2001, cảnh sát tại Trại giam Thọ Quang ở tỉnh Sơn Đông, bắt cô Lý Ngân Bình khỏa thân và liên tục chích điện vào âm đạo và ngực của cô bằng dùi cui điện, và còn hãm hiếp tập thể cô. Cô và một số học viên đã bị tra tấn đến chết ngay sau đó.

Năm 2001, hai lính canh tại trại giam Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, đã cưỡng hiếp bà Tẩu Tấn khi đó đã 77 tuổi. Họ cũng đặt một dùi cui điện vào âm đạo của bà để sốc điện bà ấy.

Cảnh sát ở thành phố Trường Trì, tỉnh Sơn Tây đã đưa nhiều học viên Pháp Luân Công vào bệnh viện tâm thần Trường Trì để tra tấn họ. Họ đã cưỡng hiếp tập thể một cô gái 19 tuổi tên là Hiệu Ích 14 lần trong ba đêm. Cảnh sát còn đốt ngực và vùng kín của cô bằng thuốc lá. Sau đó, cô nằm trên giường và không thể đi lại được trong một tháng.

Vào năm 2000, tại Trại giam Thất Lý Cừ, Bắc Kinh, lính canh lột sạch quần áo của các nữ học viên Pháp Luân Công và đưa họ vào xà lim nam để họ bị cưỡng hiếp tập thể, đồng thời bắt các học viên Pháp Luân Công nam phải chứng kiến.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, tỉnh Hắc Long Giang, tháng 10 năm 2000, lính canh đã lột trần 18 học viên nữ và đẩy họ vào phòng giam nam tù nhân để cưỡng hiếp tập thể. Cảnh sát cũng quay video các học viên bị lột trần chuồng để làm nhục họ hoặc bắt họ đứng dưới tuyết. Tháng 4 năm 2001, lính canh đã đưa 9 học viên nữ khác, trong đó có một phụ nữ còn trinh, vào phòng giam nam.

Tội ác tình dục của ĐCSTQ không chỉ nhắm vào phụ nữ. Họ cũng tấn công tình dục các học viên nam, gồm cả cho điện giật vào vùng kín của họ và cưỡng hiếp.

Năm 2001, cảnh sát ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, dùng roi điện sốc giật dương vật của một học viên nam và bắt một học viên nữ đứng xem.

Tại Trại giam Phụ Tống ở thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm, lính canh đã dùng kim khâu đâm vào dương vật của các học viên Pháp Luân Công.

Cảnh sát ở Trại Lao động Cưỡng bức Toái Hoa, tỉnh Hắc Long Giang, bôi mật ong lên dương vật của các học viên nam để thu hút kiến ​​cắn.

Năm 2011, một tù nhân trưởng ở Trại Lao động Cưỡng bức Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, được lính canh bảo kê, đã cưỡng hiếp nam học viên Vương Cương bằng miệng và hậu môn.

Tấn công tình dục chỉ là một kiểu tra tấn mà ĐCSTQ áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ cũng tra tấn các học viên dưới nhiều hình thức khác như đánh đập, tiêm hoặc ép uống thuốc làm mất ý thức, cấm ngủ, cấm đi vệ sinh, cũng như cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm của đủ loại hành động tàn bạo đã diễn ra.

Thực ra, ngay sau khi câu chuyện về “người phụ nữ bị xích” bị phơi bày, tin tức về một phụ nữ bị nhốt trong một hang động trong tình trạng không mảnh vải che thân suốt 6 năm trời và một phụ nữ khác bị nhốt trong lồng kim loại dưới lòng đất cũng bắt đầu lan truyền trên mạng.

Khác với thái độ im lặng trước nhiều vụ vi phạm nhân quyền khác bị phanh phui trước đây, câu chuyện về “người phụ nữ bị xích” đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận Trung Quốc, bất chấp chính quyền tìm đủ mọi cách để che đậy.

Ngay cả nhiều người nổi tiếng và con cái của các lãnh đạo ĐCSTQ trước đây, những người đã được hưởng lợi từ sự cai trị của ĐCSTQ cũng đã lên tiếng bênh vực nạn nhân. Có lẽ tội ác quá man rợ nên những ai còn lương tâm cũng không thể làm ngơ.

May mắn thay, thông qua sự việc này, lòng trắc ẩn và lòng hảo tâm bị chôn sâu trong trái tim của nhiều người Trung Quốc đã thức tỉnh.

Báo cáo liên quan bằng tiếng Trung:

明慧二十周年报告(5)

Báo cáo Minh Huệ: Cuộc bức hạiPháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/15/390034.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/6/199421.html

Đăng ngày 14-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share