Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-06-2022] Làm thế nào có thể biết được sự tồn tại của Thần? Do ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc nên không ít người Trung Quốc tín Thần, đặc biệt là người cao tuổi, đa phần đều đã từng trải qua cuộc sống ở nông thôn, đã từng thấy hoặc nghe được một số chuyện kỳ lạ. Ví dụ như, bị dọa mất hồn, bị quỷ ám, có người thiên mục khai mở còn có thể thấy quỷ, động vật (những thứ này đều là linh thể tầng thấp), rồi cũng có người được phù hộ những lúc tính mạng gặp nguy hiểm. Những chuyện này đều khiến con người không thể không tin vào sự tồn tại của Thần mà chúng ta không thể nhìn thấy được bằng con mắt thịt.

Từ xa xưa, Trung Quốc đã có nhiều truyền thuyết về những vị thần bất diệt, chẳng hạn như Tây Du Ký và câu chuyện về Bát Tiên.

Còn có nhiều sách cổ bàn về nhân loại và vũ trụ, như Chu Dịch được lưu lại từ tiền sử, xuất hiện từ trước thời đại hồng thủy, trong đó bàn về những biến hóa thiên tượng phản ánh ở cõi người thường. Trung Quốc qua các triều đại đều có quan quan sát thiên tượng, suy đoán lành dữ (còn gọi là tư thiên giám). Nổi tiếng nhất có Viên Thiên Cương và Lý Phòng Thuần triều nhà Đường. Sau đó cả hai cùng viết tác phẩm Thôi Bối Đồ (Bức hình đẩy lưng). Cuốn sách đã tiên đoán chính xác sự thay đổi phát triển của triều Đường và các triều đại sau đó. Điều này cho thấy Chu Dịch là khoa học chân chính, đồng thời cho thấy sự phát triển của xã hội nhân loại đã được an bài từ trước, giống như kịch bản cứ như thế mà diễn, như thế Chu Dịch mới có thể suy tính ra được.

Vậy ai đã an bài tỉ mỉ cho nhân loại và vũ trụ? Chỉ có Thần. Người Trung Quốc cổ đại tin rằng Thần tạo ra vạn sự vận vật và con người sẽ được ban phước nếu làm theo lời dạy của Thần.

Tuy nhiên, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã xóa sổ văn hóa truyền thống và nhồi nhét hệ tư tưởng vô thần, coi tín thần là mê tín, từ đó phê phán, khiến mọi người sợ tới mức không dám đàm luận về Thần. Còn đối với những hiện tượng không thể giải thích được, ĐCSTQ lại phủ nhận hoặc nói rằng khoa học chưa phát triển đến bước đó và gọi đó là hiện tượng tự nhiên. Sau vài thập kỷ, không mấy ai thuộc thế hệ trẻ còn tin vào Thần hoặc có hiểu biết văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Nhìn thấy mới tin?

Một số người nghi hoặc về sự tồn tại của Thần vì chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy Phật, các vị Đạo, hay Thần. Còn Thần chỉ để những người đã đề cao cảnh giới tinh thần biết đến họ khi hành xử theo lời răn dạy của Thần để trở thành người tốt.

Vấn đề nghiệp báo

Cũng có người nói, có làm theo ý chỉ của Thần mà trở thành người tốt xem ra cũng vô dụng. Họ cho rằng làm điều thiện không phải lúc nào cũng gặp thiện, làm điều ác không phải lúc nào cũng gặp ác. Họ đưa ra ví dụ về một số người tốt nhưng lại gặp bất hạnh, có người xấu lại được hưởng cuộc sống tốt đẹp. Họ cho rằng nếu Thần thực sự tồn tại thì không phải lúc nào Thần cũng công bằng.

Câu chuyện về một cậu bé mù mười tuổi triều nhà Tống là một minh chứng cho vấn đề này. Cậu bé mồ côi và tàn tật. Dù cuộc sống khốn khó nhưng cậu vẫn luôn nhặt đá rồi chất thành đống với mong muốn xây được một câu cầu đang rất cần ở trong vùng. Tuy nhiên, khi dân làng hợp sức với cậu bé để xây cầu, cậu đã bị mù sau khi bị mảnh vỡ của đá rơi vào mắt. Vào ngày hoàn thành cây cầu, cậu bé bị sét đánh chết.

Bao Công, ngày hôm đó tình cờ đi thị sát qua ngôi làng và ông đã bất bình bởi “sự bất công ấy”, không cầm được lòng, bèn viết một câu: “Thà làm điều ác còn hơn làm là điều thiện.”

Một đêm, Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ”, lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn có phúc phận chuyển sinh làm hoàng tử.”

Đạo lý của câu chuyện chính là thiện, ác đều có báo ứng tương ứng và đạo lý này vẫn tồn tại qua vô số kiếp luân hồi của con người. Phúc đức và nghiệp chướng cũng có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cùng một gia đình. Những người có tổ tiên tích rất nhiều đức thì thường được hưởng phúc lộc dồi dào. Ngược lại, tổ tiên gây ra nhiều nghiệp chướng có thể khiến thế hệ con cháu của họ phải chịu những điều bất hạnh.

Tôn thờ Thần không giống như làm người tốt

Ở Trung Quốc ngày nay, trong khi nhiều người không còn tin vào sự tồn tại của Thần thì cũng vẫn có những người tín phụng thần và đến chùa thắp hương dập đầu bái lạy. Nhưng hầu hết những người đó dù thắp hương dập đầu bái lạy rất thành kính, rất tin tưởng nhưng lại là để cầu Thần Phật bảo hộ và ban cho may mắn, thăng quan phát tài, hoặc sinh con trai. Đối với họ, việc thờ phụng Thần cũng giống như mua chuộc quan chức bằng con gà để đổi lấy ân điển hay sự ban ơn nào đó.

Nhưng hiểu như vậy là sai lầm. Thần sẽ không ban phước cho những người bái Thần để đạt được điều họ truy cầu. Phật gia giảng trọng đức hành thiện, giảng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cần giúp mọi người làm điều tốt, tha thứ cho người khác, không tùy ý sát sinh. Đạo gia giảng chân (chân thật, chân thành), nói lời chân, làm điều chân, tu thành chân nhân. Con người nếu nghe theo Phật, Đạo mà hành thì sẽ được bảo hộ, sẽ được phúc báo.

Thần Phật nhìn nhân tâm, chỉ làm điều tốt trên bề mặt, còn trong tâm lại muốn làm chuyện xấu hoặc làm điều tốt là vì ôm giữ mục đích nào đó thì đều vô dụng. Người ta nếu cứ làm việc xấu hoặc có ý định xấu, thì thờ phụng Thần cũng không có được phước lành. Thần có thể điểm hóa để người đó sửa đổi hành vi của họ, nhưng nếu họ vẫn tiếp tục làm việc xấu thì có thể phải đối mặt với một tương lai u ám.

Con đường phản bổn quy chân

Mọi người có lẽ sẽ tự hỏi làm thế nào để thực sự tuân theo lời dạy của Thần để trở về quê nhà nơi thiên thượng, nơi sinh mệnh thực sự của chúng ta được sinh ra. Chúng ta phải không ngừng đề cao tâm tính. Đó chính là quá trình tu luyện, là từ bỏ mọi suy nghĩ và hành vi bất hảo. Hàng ngàn năm qua, Phật giáo và Đạo giáo truyền thống đã dạy con người hướng thiện và cứu độ con người.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc ngày nay, những giá trị truyền thống và trí tuệ cổ xưa này không chỉ bị ĐCSTQ xóa bỏ mà còn bị thay thế bằng tư tưởng đấu tranh giai cấp, hận thù, tàn bạo và dối trá. Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân được truyền ra công chúng vào năm 1992, đã mang lại hy vọng cho những người theo học, giúp họ cải thiện sức khỏe và tâm tính. Thế nhưng, năm 1999, ĐCSTQ lại phát động một chiến dịch bức hại quy mô toàn quốc đối với môn tu luyện này và đến nay vẫn không suy giảm.

Cửu bình” (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản), cuốn sách xuất bản năm 2004, đã tiết lộ lịch sử chân thực và bản chất của ĐCSTQ. Chính quyền này không chỉ gây hại cho người dân Trung Quốc khi bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội, mà giờ còn gây nguy hại cho thế giới bằng cách xuất khẩu hệ tư tưởng của nó. Chỉ có từ bỏ ĐCSTQ và coi trọng đức, chúng ta mới có thể quay trở lại trên con đường trở thành người tốt và nhận được phúc lành của Thần.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/22/444891.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/27/201982.html

Đăng ngày 05-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share