Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-06-2022] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khét tiếng trong cộng đồng quốc tế vì nhữnghành vi vi phạm nhân quyền, nhưng nhiều người Trung Quốc thuộc lớp trung lưu vẫn không hay biết hoặc không tin điều này. Với thu nhập ổn định, có nhà, có xe, là họ đã hài lòng với cuộc sống dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Một số người còn cảm ơn ĐCSTQ đã “bảo vệ họ khỏi sự xâm lược nước ngoài và mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp”, mà không hay biết, cũng chẳng quan tâm gì đến những đồng bào của họ đang sống trong cảnh nghèo đói hoặc bị ĐCSTQ bức hại.
Nguyên nhân chủ yếu là do ĐCSTQ đã tẩy não người dân Trung Quốc, mọi người được dạy để tin rằng ĐCSTQ là vị cứu tinh của họ và chế độ cộng sản là vĩ đại, hoàn hảo. Họ không nhận ra có nhiều người giàu có, đặc biệt là người nhà quan chức cấp cao, đã di cư hay ít nhất đã chuyển tài sản của họ sang các quốc gia khác để đảm bảo an toàn.
Cái tên lõa quan (“quan chức lõa lồ”), nhiều quan chức cấp cao không chỉ đưa vợ/chồng, con cái ra nước ngoài sinh sống, mà còn có hộ chiếu nước ngoài để có thể xuất ngoại ngay sau khi về hưu. Những quan chức này biết rõ tình hình trong ngoài của chế độ cộng sản; Nếu ĐCSTQ thực sự tốt như nó tuyên bố, tại sao quan chức và giới nhà giàu lại phải tháo chạy khỏi Trung Quốc?
Môi trường bị ô nhiễm, giá nhà ở cao và dân số già
Có thể nói người dân ở Trung Quốc quả thực có mức sống cải thiện hơn so với nhiều thập kỷ trước, nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề. Chẳng hạn, rau trồng bằng đủ loại phân bón và thuốc diệt cỏ, gia súc nuôi bằng hormone, không khí, nước và đất bị ô nhiễm. Sống trong môi trường ô nhiễm về mọi mặt như vậy, thì dù có tiền, cũng không thể mua được thực phẩm an toàn nhất, không khí trong sạch nhất. Không ngạc nhiên khi những người có điều kiện lại chọn di cư sang quốc gia khác để có cuộc sống chất lượng hơn.
Nhà ở cũng là thách thức lớn đối với nhiều gia đình trung lưu ở Trung Quốc. Nhiều cặp vợ chồng trẻ không có khả năng tự mua nhà mà phải dựa vào ông bà, cha mẹ mới có thể thuê hoặc mua nhà. Hơn nữa, thay vì sở hữu nhà và đất như ở các nước phương Tây, Luật Tài sản của Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu của nhà nước, nghĩa là chính phủ có quyền bán đất cho các chủ đầu tư và phá dỡ nhà bất chấp chủ nhà có muốn hay không.
Một vấn đề khác mà Trung Quốc phải đối mặt là dân số đang già đi. Vì chính sách một con, nhiều gia đình ở Trung Quốc chỉ có một con, nghĩa là mỗi cặp vợ chồng trẻ cần phải chăm sóc bốn cha mẹ già, mà không có anh chị em nào chia sẻ gánh nặng cùng họ.
Đạo đức băng hoại
Không chỉ coi trọng vật chất, nhiều người Trung Quốc cũng đã đánh mất tiêu chuẩn đạo đức của mình, do tuyên truyền của ĐCSTQ nhồi nhét hệ tư tưởng giả-ác-đấu (giả dối, ác, đấu tranh). Đâu đâu cũng xảy ra tình trạng đạo đức băng hoại. Chẳng hạn, khi có người già bị ngã, sẽ không ai dám giúp đỡ vì sợ bị tống tiền như Bành Vũ (彭宇), người bị chính bà cụ mà anh đỡ dậy kiện cáo; nhiều bậc cha mẹ không dám mua đồ made in China vì sợ có nhiều thành phần độc hại; ở trường học hoặc nơi làm việc, học sinh và nhân viên nữ phải đề cao cảnh giác với tệ nạn xâm hại tình dục bởi giáo viên hoặc đồng nghiệp nam; vợ chồng không còn tin tưởng nhau; nhân tình thậm chí đã trở thành chuyện phổ biến trong xã hội.
Trên đây chỉ là vài ví dụ trong rất nhiều vấn đề mà người Trung Quốc phải đối mặt ngày nay.
Nguyên nhân sâu xa của sự hỗn loạn
Đâu là nguyên nhân của tất cả những vấn đề này? Chính là ĐCSTQ. Kể từ khi lên nắm chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã dốc toàn lực vào việc duy trì quyền thế bằng nhiều cuộc vận động chính trị nhằm vào các nhóm người khác nhau, từ địa chủ đến chủ doanh nghiệp, từ trí thức đến những người có đức tin. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông từng nói nào là “Sức mạnh đến từ nòng súng”, nào “Đấu với trời, đấu với đất, đấu với người là niềm vui bất tận”.
Nhiều chiến dịch đàn áp các nhóm công dân Trung Quốc đã làm xói mòn mất niềm tin của người dân đối với chế độ. Để giành lại quyền kiểm soát và xoa dịu phẫn nộ trong lòng dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã phát động công cuộc cải cách kinh tế, cho phép người dân tích lũy tài sản. Khi mọi chú ý của người dân chuyển hướng sang kiếm tiền và cải thiện cuộc sống, không ai còn hứng thú với việc vạch lỗi của ĐCSTQ nữa.
Tương tự, viêc thay đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ cũng nhằm phục vụ cho mục đích của nó. ĐCSTQ khuyến khích người dân sinh thêm con trong những năm 1950 khi nó cần thêm lực lượng lao động. Sau đó, khi không cung ứng được đủ lương thực cho số dân ngày càng tăng và lo lắng sẽ có nổi loạn, ĐCSTQ lại ban hành chính sách một con, dẫn đến hàng trăm triệu ca phá thai. Hiện nay, với thực trạng dân số đang già đi, ĐCSTQ lại chấm dứt chính sách một con từ năm 2016, nhưng lại gặp vấn đề như đã đề cập ở phần trước, nhiều cặp vợ chồng trẻ không muốn sinh thêm con.
Con đường đến với một tương lai tốt đẹp hơn
Vào thời cổ đại, người dân Trung Quốc tin vào Thiên-Địa-nhân hòa, nên có thể duy trì được tiêu chuẩn đạo đức cao. Nhưng kể từ khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã cổ súy đấu tranh giai cấp, hận thù và dối trá bằng cách xóa sổ văn hóa truyền thống một cách có hệ thống. Thông qua nhiều chiến dịch chính trị, ĐCSTQ đã thành công trong việc bịt miệng công chúng, bao gồm cả giới trí thức. Nói đến Cách mạng Văn hóa, là nói đến việc các giá trị truyền thống bị bôi nhọ và bị phá hủy, hiếm ai dám đứng ra phản đối ĐCSTQ.
Để thoát khỏi những tác hại do ĐCSTQ gây ra, chúng ta cần lắng nghe lương tâm của mình, coi trọng phẩm hạnh và giúp đỡ những người vô tội bị ĐCSTQ bức hại. Khi loại bỏ chế độ và trân trọng các giá trị truyền thống, chúng ta sẽ sống có trách nhiệm với bản thân và sẽ được ban phước lành cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/21/444892.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/24/201944.html
Đăng ngày 02-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.