Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-06-2022] Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dập tắt niềm tin của người dân vào tương lai của Trung Quốc và quyền tự do nói lên suy nghĩ của họ. Nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là giới trí thức, không còn muốn nỗ lực thay đổi xã hội, mà quay sang bảo vệ lợi ích cá nhân, chỉ lo làm sao kiếm nhiều tiền hơn, sống thoải mái hơn. Mười năm sau, ĐCSTQ bắt đầu nhắm vào các học viên Pháp Luân Công vì họ tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Ngược lại, cuộc bức hại Pháp Luân Công càng làm suy đồi nền tảng đạo đức của xã hội chúng ta.
Là học viên Đại Pháp, trong các hoạt động nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, tôi đã gặp nhiều người ủng hộ dân chủ — đặc biệt là những người từng tham gia phong trào dân chủ sinh viên năm 1989. Họ nói họ đã quá ngây thơ khi tham gia phong trào dân chủ. Giấc mơ về dân chủ, tự do của họ đã tan vỡ, và sau đó họ phải gánh chịu sự trả thù kinh hoàng của ĐCSTQ: người bị đuổi học, người phải chấp nhận công việc không như ý, người tiếp tục gánh chịu hậu quả trong những năm sau đó.
Với suy nghĩ muốn thay đổi tình trạng bấy giờ cũng vô vọng, nhiều trí thức đã bỏ việc và quay ra làm kinh doanh, chỉ lo kiếm tiền. Khi tôi đưa họ đọc cuốn “Cửu Bình” (Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản) xuất bản năm 2004, một số người mới nhận ra ĐCSTQ đã hủy hoại xã hội Trung Quốc một cách có hệ thống như thế nào và họ sẵn sàng đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Chẳng mấy người có lương tâm
Vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, mà tôi bị bỏ tù vào năm 2015. Cai tù đã mở các video về xã hội Trung Quốc để tẩy não chúng tôi: chúng kể về những người đã bị chụp mũ buộc tội và bị tống tiền vì giúp đỡ người khác, có người bị thương khi cứu người khác khỏi chết đuối mà không được ai trong những người được cứu sống cảm ơn. “Nhìn xã hội mà xem—các người [các học viên] còn muốn trở thành người tốt và giúp đỡ người khác nữa không?”, một cai tù hỏi.
Trong một xã hội mà con người phải chịu giam giữ và tra tấn vì làm điều tốt, đủ thứ hỗn loạn có thể xảy ra. Cai tù đã đúng khi nói xã hội ngày nay hầu như không còn hy vọng, tuy nhiên, như vậy càng khiến cho tác động của Pháp Luân Công và các học viên trở nên quan trọng hơn. Trong thế giới mà tiền bạc được coi trọng hơn phẩm hạnh, thì vấn đề sẽ nảy sinh. Một người bạn theo Thiên Chúa giáo bảo tôi rằng tiền bạc như ma quỷ, có thể dụ dỗ, lừa gạt người ta, khiến họ không thể làm theo lương tâm nữa.
Chẳng hạn như ngành y. Các bác sỹ được mệnh danh là “thiên thần áo trắng”, là nghề được kính trọng. Nhưng bệnh viện ngày nay quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận hơn việc cứu người. Hải, bạn tôi, là một nhân chứng cho điều này.
Em trai của Hải bị đau bụng và đi khám ở bệnh viện địa phương, anh họ của Hải là chủ tịch bệnh viện. Ban đầu, họ không nói với người anh họ về việc đến khám không nghĩ bệnh có gì nghiêm trọng, nhưng em trai của Hải đi khám và xét nghiệm xong thì được biết bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Cả gia đình bàng hoàng, mẹ già lịm người đi vì sốc.
Trong tuyệt vọng, Hải quyết định báo cho anh họ biết chuyện. Anh họ gọi điện đến bệnh viện, mọi chuyện liền thay đổi, một bác sỹ điều trị mới được chỉ định, và phát hiện em trai Hải chỉ bị một khối u lành tính, dễ dàng chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật lỗ khóa), em trai Hải đã bình phục hoàn toàn và rất khỏe mạnh.
Sau chuyện này, Hải vẫn còn ám ảnh về những gì đã xảy ra. “Vì bệnh viện muốn rút thêm tiền của bệnh nhân nên vị bác sỹ đầu tiên đã suýt hủy hoại gia đình tôi”, anh nói. “May mắn thay, tôi có các mối quan hệ; Nếu không, tôi không thể hình dung được mọi người sẽ sống ra sao khi có bệnh.”
Trước thời ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, xã hội không như vậy. Ở địa phương tôi, có một bác sỹ Trung y cao tuổi thường chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Khi cùng có người giàu và người nghèo cần giúp đỡ, ông luôn ưu tiên điều trị.cho người nghèo trước. “Những người giàu thường đến gặp bác sỹ cả khi bệnh nhẹ, nhưng người nghèo thường chỉ đến khi bệnh tình đã nặng và không thể chờ thêm được nữa”, ông giải thích. “Bởi vậy, điều trị cho người nghèo quan trọng hơn vì tôi đang cứu người.”
Từ bỏ ĐCSTQ
Khi ĐCSTQ bức hại những người vô tội như học viên Pháp Luân Công và phá hoại các giá trị truyền thống, người người đều trở thành nạn nhân.
Kiên, bạn tôi, là một ví dụ khác. Anh ấy lớn lên ở nông thôn, rồi lên tỉnh học ở một trường đại học rất tốt. Anh tốt nghiệp vài tuần sau Vụ thảm sát Thiên An Môn. Anh được đề bạt một vị trí ở trường đại học của mình, bạn gái của anh cũng muốn anh nhận công việc này. Nhưng mẹ anh không đồng ý và một mực bảo con trai của mình về quê tìm việc làm.
Kiên đã tìm được một công việc ở thủ phủ của tỉnh. Anh thích công việc và nó rất có tiềm năng. Nhưng mẹ anh lại muốn anh ở gần bà hơn. Bà quá lo lắng về những hậu quả chính trị của phong trào sinh viên và không muốn con trai mình ở lại thành phố lớn. Cuối cùng, Kiên đã về quê. Vài năm sau, chủ của anh bị phá sản nên Kiên bắt đầu kinh doanh riêng. Tuy nhiên, trong 10 năm tiếp theo, anh gặp rất nhiều khó khăn, từ tiền thuê địa điểm, xin giấy phép, vượt qua các cuộc thanh tra, vân vân. Công việc kinh doanh của anh không được tốt.
Khi cửu bình về Đảng Cộng sản được xuất bản năm 2004, tôi đưa cho anh một cuốn. Đọc xong, anh thở dài: “Đến giờ, tôi mới nhận ra, rằng ĐCSTQ quá xấu xa và không thể hy vọng gì. Chúng ta nên thoái xuất khỏi chế độ này để tránh chuyện xấu.”
Không lâu sau khi thoái xuất ĐCSTQ, công việc kinh doanh của Kiên đã khá lên và bắt đầu có lãi. “Từ bỏ ĐCSTQ thật quan trọng đối với tất cả chúng ta”, anh nói. “Khi cắt đứt quan hệ với chế độ này, chúng ta có thể phá giải lời nguyền của ĐCSTQ và có một tương lai tốt đẹp hơn.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/14/444912.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/16/201832.html
Đăng ngày 21-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.