Bài viết của Lý Minh

[MINH HUỆ 26-05-2022] Gần đây, những hình minh họa không phù hợp với độ tuổi trong sách giáo khoa tiểu học và truyện tranh ở Trung Quốc đại lục đã bị chỉ trích rộng rãi. Ví dụ, một số bài đăng trên mạng xã hội đã tiết lộ rằng nhiều hình minh họa trong sách giáo khoa toán tiểu học do Nhà Xuất bản Giáo dục Nhân dân phát hành có nhiều hình xăm và khiêu dâm cũng như nội dung tục tĩu. Các bậc phụ huynh cảm thấy bị sỉ nhục và lo con cái họ đã tiếp xúc với nội dung độc hại. Sách giáo khoa được xuất bản bởi một số nhà xuất bản khác như Nhà xuất bản Phượng Hoàng (ở tỉnh Giang Tô), Nhà xuất bản Thiếu nhi Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Ngày mai (tỉnh Sơn Đông), cũng phát hiện những vấn đề tương tự.

Trước áp lực to lớn từ công chúng đối với “những cuốn sách giáo khoa độc hại” và “tài liệu có hại này”, vào ngày 30 tháng 5, Bộ Giáo dục đã lên tiếng và hứa sẽ điều tra vấn đề này.

Khi xem kỹ hơn các loại sách báo dành cho trẻ em, thấy rằng ĐCSTQ thường đưa vào những dối trá và tuyên truyền thù hận để tẩy não thế hệ trẻ. ĐCSTQ đã dần dần nhồi nhét mưu đồ của chủ nghĩa cộng sản vào tâm trí non nớt của các em bằng cách loại bỏ nội dung giáo dục về các giá trị truyền thống khỏi sách giáo khoa.

Viết lại lịch sử bằng dối trá và tuyên truyền thù hận

ĐCSTQ xuyên tạc lịch sử là điều mà ai ai cũng biết. Lấy ví dụ, phiên bản của Cuộc vạn lý trường chinh “vẻ vang” (là cuộc tháo chạy của quân đội ĐCSTQ từ Nam lên Bắc và sang phía Tây để tránh khỏi sự truy quét của Quốc Dân Đảng) vào những năm 1930 hoàn toàn khác xa sự thật. Căn cứ vào các cuộc phỏng vấn với những người sống sót và dân làng, học giả Tôn Thuật Nguyên đã dẫn chứng “cưỡng bức lao động trong thời kỳ cách mạng – nghèo đói, ốm đau và lạm dụng khủng bố, tuyên truyền và sự thanh trừng tàn nhẫn của Mao – đã khiến Trung Quốc hiện đại biến dạng đến không thể khôi phục” trong cuốn sách “Cuộc vạn lý trường trinh: lịch sử chân thực về huyền thoại thành lập Trung Cộng” (The Long March: The True History of Communist China’s Founding Myth)

Sau cuộc trường chinh, ĐCSTQ liền rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính ở Diên An, tỉnh Sơn Tây. Nhiều nguồn chứng cứ đã cho thấy ĐCSTQ đã kiếm tiền để duy trì sự tồn tại vật vờ của nó bằng cách trồng và bán thuốc phiện. “Tôi phát hiện ra rằng lợi nhuận từ việc sản xuất và mua bán thuốc phiện của ĐCSTQ đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế trong vùng”, học giả Trần Vĩnh Phát viết trong cuốn “Hoa anh túc nở dưới mặt trời đỏ: Diên An Môn và mua bán thuốc phiện (The blooming poppy under the red sun: The Yanan Way and the opium trade)”. Trớ trêu thay, sau khi đồng chí Trương Tứ Đức chết vì một lò chế biến thuốc phiện bị sập, Mao đã lập tức có bài phát biểu với tựa đề “Phục vụ nhân dân” để ca ngợi Trương vào tháng 9 năm 1944.

Người ta có thể coi đây là sự hài hước độc địa, nhưng những sự việc như thế liên tục diễn ra trong lịch sử 100 năm của ĐCSTQ từ khi thành lập cho tới đại dịch hiện nay. Chẳng hạn, trong chiến tranh Trung-Nhật (1937-1946), ĐCSTQ chỉ tập trung mở rộng lực lượng, chứ không phải chống Nhật. Thậm chí những tài liệu tuyên truyền của nó trong giai đoạn này cũng chỉ giới hạn ở những câu chuyện như “chiến tranh du kích” và “chiến tranh địa đạo”. Tuy nhiên, sau khi Quốc Dân Đảng đánh bại quân Nhật, Mao lại tranh công và tuyên bố đảng cộng sản đã đánh đuổi kẻ xâm lược.

Sau khi giành được quyền lực vào năm 1949, ĐCSTQ tiếp tục bịa đặt trên quy mô lớn hơn và toàn diện hơn. Để biện minh cho cuộc vận động cải cách ruộng đất nhằm chiếm đoạt đất đai từ giai cấp địa chủ vào đầu những năm 1950, đội ngũ nhà văn hùng hậu của đảng đã bịa đặt vô số câu chuyện để tẩy não người dân Trung Quốc, kể cả trẻ em, thông qua sách giáo khoa.

Một cuốn sách thiếu nhi, được xuất bản 5 triệu bản, kể câu chuyện về Chu Xuân Phú, một địa chủ cần cù. Trong truyện, ông bị miêu tả là kẻ độc ác, giả tiếng gà gáy để buộc nông dân phải thức dậy lúc nửa đêm để ra đồng làm việc. Mặc dù nghe có vẻ nực cười nhưng câu chuyện này đã tiêm nhiễm lòng căm hận đối với giai cấp địa chủ và khuếch đại tư tưởng đấu tranh giai cấp trong tâm trí của người dân Trung Quốc, hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Nhồi nhét thông qua sách giáo khoa

ĐCSTQ cũng nhồi nhét trẻ em bằng những phiên bản xuyên tạc lịch sử trong sách giáo khoa. Công cuộc “sửa đổi” sách giáo khoa của Bộ Giáo dục từ năm 2018 là một ví dụ. Cụ thể, họ đưa vào nội dung nhằm tẩy sạch, thậm chí còn ca ngợi Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Trong khi đó, các thuật ngữ tôn giáo như “Chúa Jesus”, “Thần”, “lễ bái tổ tiên”, “thờ phụng” thì hoặc là bị bỏ đi, hoặc được thay thế bằng những từ ngữ thế tục.

Năm 2020, nhiều trường mầm non trên khắp Trung Quốc đã được chỉ thị cho các em thiếu nhi mặc trang phục đỏ và diễn lại cuộc cách mạng cướp chính quyền từ Quốc Dân Đảng. Các cô bé, cậu bé vung dao đồ chơi và đóng những cảnh cướp bóc như những người sáng lập ĐCSTQ đã làm. Mặc dù dàn cảnh theo phong cách hài hước, nhưng độc tố của cộng sản đã truyền sang các thế hệ trẻ theo cách đó.

Trong sách giáo khoa cũng có những tuyên truyền thù hận về màn tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 23 tháng 1 năm 2001, thời khắc giao thừa tết cổ truyền. Những người tự thiêu tuyên bố họ là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Khung cảnh rùng rợn này đã gây chấn động trên toàn quốc và kích động thù hận đối với Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy không ai trong những người tự thiêu này tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã lợi dụng sự việc được dàn dựng này để phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp thông qua truyền thông đại chúng, sách giáo khoa, văn học và nhiều kênh giải trí.

Những ngọn lửa của ‘Lửa giả’ vẫn đang cháy âm ỉ

Những phân tích chi tiết về video về màn tự thiêu phát trên các đài truyền hình nhà nước đã cho thấy nhiều sơ hở. Ví dụ, Quảng trường Thiên An Môn có sẵn bình chữa cháy, mà đây là điều không thể, bởi hiếm khi cảnh sát tuần tra lại mang theo bình chữa cháy. Bên cạnh đó, các cảnh quay trong video này, từ cảnh xa, trung, và cận dường như được các e-kíp quay phim truyền hình chuyên nghiệp có mặt sẵn tại hiện trường. ĐCSTQ tuyên bố cảnh quay này là của CNN, song CNN đã bác bỏ tuyên bố này, bởi phóng viên của họ đã bị ngăn cản ghi hình và bị bắt giữ.

Một sơ hở khác là Vương Tiến Đông, một trong những người “tự thiêu”. Quần áo và mặt của anh ta mặc dù bị cháy đen, nhưng tóc và một chai Sprite chứa đầy xăng kẹp giữa hai chân, đều là những thứ rất dễ cháy, thì lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Hơn nữa, Lưu Xuân Linh, một người tự thiêu khác, đã bị một người đàn ông có mặt có mặt tại hiện trường dùng vật nặng đánh chết chứ không phải bị thiêu chết. Một phóng viên của tờ Washington Post cũng phát hiện cô ta (Lưu Xuân Linh) làm ở quán bar, và không ai thấy cô ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cả.

Lưu Tư Ảnh, con gái 12 tuổi của Lưu Xuân Linh, cũng là một người tự thiêu nữa. Cô bé này được đưa tin là đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt mở cuống họng nên không thể tự thở hay nói chuyện. Ấy vậy mà, cô bé đã được phỏng vấn ngay bốn ngày sau cuộc phẫu thuật, lại còn có thể nói to, rõ ràng. Thậm chí cô bé còn có thể hát, mà về y học là điều không thể. Sau đó hai tháng, cô bé lại được tuyên bố là đã chết.

Với những bằng chứng như vậy, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã có bài phát biểu tại hội nghị Liên Hợp Quốc vào tháng 8 năm 2001 rằng: “Chúng tôi đã có được một video về vụ việc này, mà theo quan điểm của chúng tôi, có thể chứng minh rằng sự kiện này là do chính quyền đạo diễn. Chúng tôi có các bản sao của video này để phát cho mọi người.” Hơn nữa, tổ chức này đã gọi vụ việc này là hành vi khủng bố quốc gia do ĐCSTQ tạo ra. Các đại biểu Trung Quốc tại hội nghị không có phản ứng đối với cáo buộc này.

“Lửa giả: Kiểu lừa bịp mới thảm hại của nhà nước Trung Quốc (False Fire: China’s Tragic New Standard in State Deception), một bộ phim tài liệu phân tích về màn dàn dựng tự thiêu này, đã dành được giải thưởng danh dự tại Liên hoan Phim & Video Quốc tế Columbus lần thứ 51. Từ khi sự việc này diễn ra đến nay đã 21 năm, những lửa giả vẫn cháy âm ỉ để hại người.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/25/445367.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/27/201977.html

Đăng ngày 05-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share