[MINH HUỆ 26-06-2022] Nói về quá trình bại hoại nhân tâm, tôi đã có trải nghiệm và cách nhìn nhận. Mà nhân tâm từng bước quy chính khi gặp Chân-Thiện-Nhẫn, tôi cũng có trải nghiệm và thể hội.
Giá trị truyền thống bén rễ sâu trong tâm của các thế hệ cũ
Tôi sinh ra thuộc thế hệ 7X. Đến khi biết ghi nhớ sự việc cũng là lúc kết thúc mười năm Cách mạng Văn hóa. Nhà ở nông thôn, hồi đó, điều kiện sống vô cùng khốn khó, chỉ dùng đèn dầu. Đến mùa hè, cả nhà ra ngoài hóng gió, nghe ông bà kể chuyện thiện ác báo ứng, vậy nên trong tâm linh bọn trẻ chúng tôi đã được gieo mầm thiện từ nhỏ. Mười năm Cách mạng Văn hóa đã hủy hoại rất nhiều thứ, rót vào tâm người ta đầy những thứ giả-ác-đấu. Thế nhưng, thế hệ các ông bà vẫn còn khảm chứa rất nhiều giá trị truyền thống trong tâm, hễ gặp vấn đề liền lấy “tích đức”, “tạo nghiệp” mà suy xét, lối sống ấy đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng chúng tôi.
Hồi ấy, ở nông thôn, mọi người xưng hô theo vai vế, hễ gặp bậc bề trên là sẽ gọi bằng ông, bà, cô, chú, bác, v.v.; mà vai vế không phải do tuổi tác quyết định; một nhà có việc, cả thôn đều tới giúp, cần sức giúp sức, cần tiền giúp tiền; rất vô tư, chân thành; giữa nam nữ với nhau có một ranh giới vô hình có tác dụng ước thúc, gặp nhau là đỏ mặt; vay tiền hiếm có ai không trả hay quỵt nợ; ly hôn cũng rất hiếm gặp, có quan hệ nam nữ bất chính là chuyện vô cùng mất mặt.
Đạo đức băng hoại từ thời cải cách kinh tế và mở cửa
Đến những năm 1980, Trung Cộng mở cửa cải cách, những thứ bại hoại của phương Tây như “giải phóng tình dục”, “tự do tình dục”… cũng ùa vào; chúng tôi rất khó tiếp thụ, nhưng thỉnh thoảng trên sách báo lại xuất hiện những từ như thế.
Tôi còn nhớ rất rõ một sự việc xảy ra trước sự kiện Lục Tứ (vụ Thảm sát Thiên An Môn 04/06/1989): Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) liên tục trình chiếu “Hắc miêu lữ quán” (Quán trọ mèo đen), một bộ phim điện ảnh Đài Loan công khai cổ súy tình dục. Một hôm, một giáo viên thể dục đứng trước lớp tôi khen bộ phim này hay như thế nào. Tôi choáng váng. Nghe nói đây là phim sex, làm sao giáo viên có thể khen hay được chứ. Đúng tối hôm đó, tôi học bài xong sớm nên ra đường đi dạo, thấy một quán cơm đang bật bộ phim đó, nghe bà chủ quán nói về một cô gái được nhiều người theo đuổi thế này: “Người theo đuổi cô ấy có mà xếp cả hàng dài…” Mấy hôm đó, trong lòng tôi thấy rất khó chịu, mấy thứ lõa lồ đó có gì tốt mà khen.
Đến năm 1992, thời Giang Trạch Dân làm tổng bí thư, Trung Cộng bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế, cảm nhận tình trạng băng hoại đạo đức càng rõ rệt hơn nữa. Mọi ánh mắt đều chuyển hướng vào kinh tế, cái gì cũng chỉ nhìn vào “tiền”. Hồi đó, tôi đang học đại học. Buổi tối, ra vườn trường, thỉnh thoảng lại nghe các cụ già chửi Giang Trạch Dân không màng đến đạo đức, bầu không khí xã hội bại hoại thế nào. Ở trường đại học, cảm giác như chỉ qua một đêm mà hiện tượng gian lận, quay cóp đã nhan nhản, cũng không cần phải che giấu, như thể là việc có thể công khai; nói xấu bạn bè cũng không phải là chuyện đáng xấu hổ nữa; tuyển dụng cũng phải dựa vào quan hệ… Người ta đột nhiên cảm thấy văn hóa truyền thống là thứ trói buộc con người, coi đó là mê tín phong kiến cần loại bỏ. Thay vào đó, họ tung hô khoa học, lấy tiền làm mục tiêu, là thứ thời thượng.
Tìm thấy cõi Tịnh độ
Đối với những người thấm đẫm văn hóa truyền thống như tôi, phải sống trong cảnh nước chảy bèo trôi như thế thật vô cùng khổ sở. Tôi lại còn khổ sở tìm kiếm chân lý cuộc sống. Rốt cuộc, con người ta sống để làm gì? Không lẽ chỉ vì mấy thứ lợi ích vụn vặt để sống qua ngày vậy thôi sao? Tôi cảm thấy bất lực, không cam tâm, nhưng cũng bất đắc dĩ, mỗi ngày phải giãy dụa trong dòng chảy đó.
Tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tính mệnh song tu, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo đã lặng lẽ khai truyền ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Năm 1993, tôi đọc được phiên bản đầu tiên của cuốn “Pháp Luân Công”. Vừa đọc một lượt, tôi đã biết đây là pho sách dạy tâm tính, nhưng lại bị phần nội dung bề mặt giảng về công năng đặc dị làm chướng ngại, bởi tôi không tin vào công năng. Mãi đến tháng 6 năm 1994, sau khi tham gia khóa giảng 10 ngày (ngày thứ 10 là buổi hỏi đáp) của Sư phụ ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, tôi mới bắt đầu được tiếp thụ Chân-Thiện-Nhẫn, từ đó, một mực chiểu theo yêu cầu Chân-Thiện-Nhẫn để tu tâm làm người tốt. Khi khóa học kết thúc cũng đã là 9 giờ tối, ngồi trên tàu hỏa quay về trường, tôi chảy nước mắt vì vui sướng, niềm vui ngân vang tự thẳm sâu trong lòng: “Đời này mình đã có Sư phụ quản rồi.”
Từ khi tốt nghiệp đại học đến khi đi làm, tôi luôn nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân. Gặp sự việc gì, tôi cũng giữ vững tâm tính, không tranh danh đoạt lợi, mọi sự đều thuận theo tự nhiên. Có bạn học nói tôi học đến ngu người rồi, cái gì cũng không tranh, sống thế thì có ý vị gì chứ. Người thường rất khó lý giải người tu luyện. Không tranh đấu không có nghĩa là không có gì trong nhân thế. Chẳng qua, tôi nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà minh bạch được rất nhiều thiên cơ, nên tôi chiểu theo đạo lý trong tu luyện mà làm thôi. Đối với tôi, theo đuổi cảnh giới tinh thần đó mới là niềm vui đích thực của đời người, còn truy cầu vật chất sẽ chỉ khiến người ta càng tham lam, lắm dục vọng, chỉ có thể khiến con người đã khổ càng thêm khổ.
Trong xã hội thời đó, hễ nhắc đến Pháp Luân Đại Pháp thì ai cũng nói là tốt. Đơn vị công tác đăng thông báo tuyển dụng ghi rõ ưu tiên người luyện Pháp Luân Công; nông dân tu luyện Pháp Luân Công đi giao lương thực, đều chọn loại tốt nhất, sạch sẽ nhất đi giao, người kiểm kho cũng tuyên bố lương thực của người luyện Pháp Luân Công thì miễn kiểm; trẻ nhỏ ba tuổi đi trên đường nhìn thấy người đeo huy hiệu Pháp Luân Công liền biết là người tốt; người làm quan tu luyện Pháp Luân Công đều không tham ô, không nhận hối lộ, đặt lợi ích thiết thân của dân chúng lên hàng đầu; người làm ăn buôn bán tu luyện Pháp Luân Công đều chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, giữ trọn chữ tín… Những tấm gương nhân tâm từng bước quy chính như thế rất nhiều, phải nói là không đếm xuể.
Minh bạch chân tướng và lựa chọn tương lai tươi sáng
Tất cả những điều đó đã đổ sụp sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi Trung Cộng – bất chấp thực tế rằng Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có đến một điều hại – đã phát động cuộc bức hại mang tính diệt chủng đối với quần thể các học viên Pháp Luân Công lương thiện, lấy ngòi bút làm vũ khí, huy động toàn bộ bộ máy tuyên truyền để vùi dập Chân-Thiện-Nhẫn. Người Trung Quốc từng có hảo cảm đối với Pháp Luân Công lập tức bị dọa cho sợ, đứng trước khủng bố đỏ máu tanh, đành chọn đi theo lối sống giả-ác-đấu của Trung Cộng. “Hủ bại” dần dần trở thành lời mở đầu câu chuyện, người ta dần dần chấp nhận những hủ bại chốn quan trường của Trung Cộng; nào là đi cửa sau, dựa vào quan hệ trở nên công khai; nào “tình một đêm”, quan hệ ngoài hôn nhân cũng không còn là chuyện đáng xấu hổ nữa; người vì tiền, điều gì cũng dám làm.
Khi xung đột trong xã hội ngày càng nhiều, nhiều người đã nhận ra rằng Trung Cộng mới là khối u ác tính đối với sự phát triển xã hội và mưu cầu cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Trung Quốc nếu không có u linh Trung Cộng đến từ phơng Tây này mới đúng là Trung Quốc đích thực.
Mấy chục năm qua, bị Trung Cộng rót đầy tuyên truyền giả dối, kích động, những người Trung Quốc lương thiện đã không còn biết cuộc sống thiện lương có ý vị gì, trạng thái của Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín là như thế nào nữa. Nếu muốn có tương lai thì chỉ có cách cự tuyệt Trung Cộng, từ bỏ giá trị quan giả-ác-đấu của Trung Cộng, quay về truyền thống, tìm lại bản tính thiện lương đã bị Trung Cộng bóp méo. Minh bạch chân tướng mới có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/26/444898.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/28/202003.html
Đăng ngày 02-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.