Thực hiện bởi trung tâm truyền hình quảng bá Phóng Quang Minh
[MINH HUỆ 18-08-2005] Để tải tệp, chỉ cần bấm phím phải chuột và chọn “Save Target As…” từ thực đơn hiển thị.
Phim tiếng Trung Quốc
Tệp chuẩn Real (phân giải thấp) | Xem trực tuyến (10’18’’) | Tải về (2.6Mb) |
Tệp chuẩn Real (phân giải cao) | Xem trực tuyến (10’18’’) | Tải về (17.1Mb) |
Tệp chuẩn MPEG | Tải trực tiếp (146Mb) | Tải từng đoạn (bấm vào) |
Phim tiếng Anh
Tệp chuẩn Real (phân giải thấp) | Xem trực tuyến (10’18’’) | Tải về (3.8Mb) |
Tệp chuẩn Real (phân giải cao) | Xem trực tuyến (10’18’’) | Tải về (19.0Mb) |
Tệp chuẩn MPEG | Tải trực tiếp (115Mb) | Tải từng đoạn (bấm vào) |
Tường thuật:
Tên bà là Nhậm Thục Kiệt, 42 tuổi và trước đây là chủ một cửa hàng bán vải tại chợ Đông Hồ, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Bà Nhậm giờ nặng chưa đến 40kg [88 pao]. Thật khó mà hình dung rằng chỉ ba năm trước đây bà đã nặng 80 kg [gần 176 pao] và hoàn toàn khỏe mạnh.
Tên bà là Cao Đông Đông. Bà từng làm việc như một kế toán tại Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Mặc dù trong bức hình, khuôn mặt bà đầy sẹo, bà Cao đã từng có nước da trắng và sáng sủa.
Hai người phụ nữ khỏe đẹp này đã trở nên gầy yếu sau khi chịu đựng sự tra tấn dã man về thể chất và sự giày vò về tinh thần dưới bàn tay của những nhà chức trách chính phủ Trung Quốc, vì lý do đơn thuần là họ tu luyện Pháp Luân Công và tin tưởng vào Chân-Thiện-Nhẫn. Những tội ác kinh khủng này xảy ra tại trại cưỡng bức lao động Long Sơn, ở tại một thung lũng dưới chân núi Trường Bạch, cách thành phố Thẩm Dương 20km [khoảng 13.5 dặm] về phía Đông Nam.
Bà Nhậm Thục Kiệt: Liễu Thanh từ Đồn công an Trọng Công, chợ Đông Hồ và những nhân viên khác đã còng tay tôi sau lưng và Liễu Thanh đã tát vào mặt tôi. Ông ta đánh vào phía sau chân tôi bằng cây gậy gỗ to và bắt tôi ngồi xổm trên mặt đất. Liễu Thanh nói, “Để tôi sạc điện mấy cái dùi cui rồi sẽ dùng chúng sốc điện bà ta.” Họ đã đe dọa tôi và sau đó đưa tôi tới trại lao động cưỡng bức Long Sơn.
Bà Nhậm bị bắt và bị tuyên án bất hợp pháp ba năm lao động cưỡng bức. Bà bị giữ tại Đội số 2, Trại lao động cưỡng bức Long Sơn. Đội phó là Đường Ngọc Bảo đã cố chuyển hóa bà Nhậm, không cho bà ngủ trong bảy ngày và bảy đêm. Bà Nhậm cũng chứng kiến các học viên Pháp Luân Công khác bị tra tấn tại trại lao động cưỡng bức Long Sơn.
Bà Nhậm Thục Kiệt: Khi tôi ở tầng một, tôi nghe tiếng Ngụy Duyên Tân la hét ở tầng hai. Việc này kéo dài khoảng nửa giờ. Đường Ngọc Bảo đã sốc điện cô (Ngụy Duyên Tân) bằng dùi cui điện, đánh và đá cô. Dưới áp lực, học viên Bạch Hoa đã nói một số điều trái với lương tâm của mình. Cô cảm thấy có tội vì chỉ có chính cô biết cô thu được lợi ích như thế nào từ học Pháp Luân Đại Pháp và cô đã đề cao tâm tính ra sao. Điều đó thật là kinh khủng với cô khi trải qua sức ép lớn như thế. Tôi nhớ là khi tôi bị đánh lần đầu tiên, mọi người đã thấy sự đánh đập tàn bạo cỡ nào. Sau đó, Bạch Hoa đi tới Đường Ngọc Bảo và nói vài điều chân thành, “Tôi có thể không bao giờ nói những điều không thật nữa, thậm chí nếu ông đánh tôi đến chết. Tôi cảm thấy ghê tởm. Tôi phải và sẽ theo Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp Tốt.” Mặc dù áp lực và bạo lực bên trong trại lao động thật khó mà hình dung với bất kỳ ai chưa từng trải qua, cô vẫn nói sự thật bằng lòng can đảm. Đó là một môi trường ngột ngạt. Nó không giống ở nhà! Bạch Hoa bảo tôi, “Tôi cảm thấy tốt hơn, như một con người sau khi tôi nói sự thật.” Cô đích thân nói điều đó với tôi. Bạch Hoa sau đó bị gửi tới trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.
Bên cạnh việc cố gắng tẩy não chúng tôi, những kẻ bức hại tại trại lao động Long Sơn cũng ép chúng tôi làm việc khổ sai hàng ngày. Chúng tôi phải xử lý nến để xuất khẩu và làm việc từ 7 giờ sáng tới 10 giờ 30 tối.
Bà Nhậm Thục Kiệt: Chúng tôi ăn sáng vào lúc 6 giờ 30 và phải tới nơi làm việc trước 7 giờ sáng. Mỗi hộp chứa nến nặng ít nhất 20kg (hay 53 pao). Sáp được đóng trong những can bia to. Chúng tôi phải mang sáp lên xuống cầu thang. Một ngày, tôi cảm thấy kiệt sức sau khi mang 40 hộp sáp đến mức òa khóc. Chúng tôi phải làm việc tới khoảng 10 giờ 30 tối và thậm chí không hề có giờ nghỉ vào buổi trưa. Nếu chúng tôi nghỉ vào lúc trưa, chúng tôi sẽ bị ép làm việc lâu hơn vào khuya tối hôm đó. Họ đã cố ép chúng tôi làm việc càng nhiều càng tốt. Chúng tôi đôi khi hoàn thành công việc yêu cầu lúc nửa đêm. Hình thức lao động khổ sai kéo dài một thời gian rất lâu. Bởi vì thiếu thời gian cần thiết để ăn, chúng tôi thường không thể ăn hết đồ ăn trong bát của chúng tôi trước khi phải quay lại làm việc. Chúng tôi không hề có thời gian nghỉ và không hề có tự do. Chúng tôi chỉ có thể làm việc, và đó là điều duy nhất trong tư tưởng của chúng tôi.
Ngày 22 tháng 6 năm 2003, công an địa phương đã bắt cóc bà Cao Đông Đông, một người từng làm tại Học viện Mỹ thuật Lỗ Tấn tại thành phố Thẩm Dương, trong lúc bà đứng trước cửa nhà. Họ đưa bà tới trại lao động cưỡng bức Long Sơn. Bởi vì bà kiên định vào tu luyện Pháp Luân Công và từ chối “chuyển hóa,” lúc 3 giờ chiều ngày 7 tháng 5 năm 2004, Đường Ngọc Bảo, phó đại đội trưởng số 2 của trại lao động, đội trưởng Khương Triệu Hoa, và những người khác gọi bà tới văn phòng và sốc điện vào mặt bà bằng dùi cui điện suốt bảy tiếng, đã tàn phá khuôn mặt bà một cách nghiêm trọng. Không lâu trước sự kiện này, Đặng Ngọc Bảo và các đồng sự đã tra tấn hai học viên, Vương Tú Viện 52 tuổi, và Vương Hồng 39 tuổi, cho đến khi họ gần chết. Họ đã chết vài ngày sau khi được thả.
Sau khi bị sốc điện bằng dùi cui điện suốt bảy tiếng, bà Cao Đông Đông đã nhảy từ cửa sổ văn phòng tại tầng hai xuống để chạy trốn. Bác sĩ chẩn đoán rằng bà có hai vết nứt xương chậu; chân trái của bà bị rạn nghiêm trọng và gót chân phải của bà bị gãy. Những kẻ bức hại từ trại lao động cưỡng bức Long Sơn đã đưa bà tới Bệnh viện Lục quân Thẩm Dương và sau đó chuyển bà tới bệnh viện Công an thành phố Thẩm Dương. Mười ngày sau, với yêu cầu liên tục từ gia đình bà Cao Đông Đông, những kẻ bức hại đã chuyển bà tới phòng 2, Khoa Chấn thương tại bệnh viện số một là chi nhánh của Đại học Y khoa Trung Quốc tại thành phố Thẩm Dương. Bức hình này được chụp vào thời điểm đó.
Bà Cao Đông Đông: Hôm nay là ngày 25 tháng 5 năm 2004. Tôi bị thương nghiêm trọng và giờ đang nằm tại phòng 2 Khoa Chấn thương tại bệnh viện số 1, chi nhánh Đại học Y khoa Trung Quốc. Trong lúc tôi nói, bốn viên công an đang theo dõi tôi từ bên ngoài cửa.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2004, một vài học viên Pháp Luân Công đã giải cứu thành công Cao Đông Đông, người đang bị giám sát chặt chẽ tại bệnh viện. La Cán, trưởng văn phòng 610 trung ương đã đích thân thu xếp việc trả thù với những học viên dính líu tới việc giải cứu. Dưới mệnh lệnh của La Cán, chánh pháp ủy tỉnh Liêu Ninh, Phòng 610, Viện kiểm sát, công an và những phòng ban khác đã sử dụng tất cả tài lực của họ để nghe trộm những đường điện thoại, nhận dạng, giám sát, và theo dõi các học viên Pháp Luân Đại Pháp địa phương.
Học viên Tôn Sĩ Hữu người đã tham gia vào việc giải cứu bị tra tấn tàn bạo tại phòng hình sự Thiết Tây ở Sở công an thành phố Thẩm Dương. Họ đã sốc điện vào những phần nhạy cảm trên người ông bằng dùi cui điện, và họ cũng cắm kim khâu dài dưới móng tay ông. Mẹ vợ ông Tôn, vợ ông, và chị vợ của ông cũng hiện bị giam tại lớp tẩy não trại lao động cưỡng bức Trương Sĩ.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2005, bà Cao Đông Đông lại bị bắt cóc. Vào ngày 16 tháng 6, bà Cao gầy yếu đã qua đời tại phòng cấp cứu của bệnh viện số 1, chi nhánh Đại học Y khoa Trung Quốc. Sau hai năm chịu đựng bức hại, bà bị mất thính giác một tai và sau đó khuôn mặt của bà bị tàn phá do bảy tiếng bị sốc điện. Theo thông số thống kê đăng trên trang Minh Huệ, bà Cao Đông Đông là học viên Pháp Luân Công thứ 54 bị tra tấn đến chết tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Bà đã ghi lại những lời cuối cùng trong băng hình này:
Bà Cao Đông Đông: Mọi người trong gia đình tôi đã phải chịu đựng rất nhiều từ cuộc bức hại này. Thực tế, mỗi học viên Pháp Luân Công ở đó [tại trại lao động] và các gia đình của họ cũng liên tục bị bức hại và đối xử vô nhân đạo. Chúng tôi không được phép nói chuyện với nhau, với những người khác bao gồm cả tù nhân là những người giám sát chúng tôi; chúng tôi không được phép gặp gia đình của chúng tôi, và chúng tôi bị ép lao động nặng nhọc. Các học viên, bao gồm cả những người ở độ tuổi 50, bị ép phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu hẹp và làm việc không ngừng, bất kể tình trạng sức khỏe của họ. Những đối xử này là phi nhân tính. Họ đối xử với các học viên Pháp Luân Công, những người tốt, bằng cách như vậy, không hề có một chút lương tri nào. Họ làm tổn thương và tra tấn tàn bạo chúng tôi không chút đắn đo. Tôi ở đây, và tôi hi vọng rằng chúng tôi có được tự do. Tôi hi vọng những người tốt trên thế giới có thể quan tâm tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công, được khơi mào chỉ bởi Giang Trạch Dân [cựu tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc].
Vụ sát hại tai tiếng bà Cao Đông Đông, thậm chí sau khi khuôn mặt bà bị biến dạng đã được báo cáo khắp thế giới, và đã làm chấn động và gây tức giận cộng đồng quốc tế. Nó được coi là một vụ tai tiếng đánh vào nhân quyền. Các học viên Pháp Luân Công sẽ tiếp tục phơi bày cuộc bức hại tàn bạo và giảng rõ sự thật nếu mà cuộc bức hại vẫn tiếp tục.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/8/18/108624.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/8/19/64082.html
Đăng ngày: 04-01-2011, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.