Theo Kim Minh
[MINH HUỆ 1-12-2010]Em Hân Hân, 11 tuổi, sống tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Cha bé là Lưu Vĩnh Vượng, là kỹ sư trưởng của một công ty nước ngoài ở Bắc Kinh. Mẹ Hân Hân là giảng viên tại một trường đại học. Cha mẹ của Hân Hân đều tập luyện Pháp Luân Công và theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt. Họ rất được kính trọng. Tuy nhiên từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, cuộc sống của Hân Hân tràn đầy nước mắt.
Bị bắt giữ cùng với cha mẹ khi em chỉ mới một tuổi
Vào tháng 5 năm 2000, công an từ Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh đã đến văn phòng của anh Lưu Vĩnh Vượng để bắt giữ anh. Lúc đó anh Lưu đang đi công tác ở Thượng Hải. Công an không thể chờ đợi anh về nên họ đã tìm anh ở Thượng Hải, bắt giữ anh ở đó và giam anh tại Khu số 7 trong Cục an ninh quốc gia Bắc Kinh.
Mẹ của Hân Hân cũng bị ĐCSTQ sách nhiễu tại trường đại học. Sau khi công an thả anh Lưu Vĩnh Vượng, anh đã đến Thượng Hải cùng với hai mẹ con để tìm một công việc khác. Lúc đó, Hân Hân chỉ mới hơn một tuổi.
Anh Lưu Vĩnh Vượng và Hân Hân lúc một tuổi
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2001, một nhóm công an đã xông vào ngôi nhà thuê của họ ở Thượng Hải và bắt giữ họ. Cha mẹ Hân Hân bị nhốt trong một phòng tại đồn công an. Hân Hân bị công an mang đi và giao cho một người lạ. Bé đã khóc không ngừng. Một tuần sau, công an đã buộc mẹ Hân Hân viết một giấy ủy quyền, cho phép sử dụng 3,000 nhân dân tệ mà công an đã tịch thu từ cha mẹ của Hân Hân để trả chi phí cho việc nuôi gia đình. Sau đó, công an đã chuyển Hân Hân qua tay nhiều người và cuối cùng chuyển cô bé đến công an ở thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc. Công an thành phố Bảo Định sau đó đã thông báo cho ông bà của Hân Hân. Công an đã tiêu gần hết số tiền mà họ đánh cắp, vì thế họ nói ông bà của Hân Hân đưa em trở về nhà ông bà tại huyện Khúc Dương tỉnh Hà Bắc.
Trong ba năm Hân Hân chỉ có thể nói chuyện với cha mẹ bằng cách nhìn vào hình của họ
Cuối cùng Hân Hân cũng trở về với ông bà thì cha của bé, thì anh Lưu Vĩnh Vượng, lại bị giam tại Trại giam thành phố Thượng Hải và mẹ bị giam tại Trại giam thành phố Bảo Định. Sau khị bị giam 88 ngày, cha mẹ Hân Hân đều bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào tháng 12 năm 2001. Họ chịu đựng bức hại tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Bảo Định.
Trong ba năm này, Hân Hân sống cùng với ông bà tại quê nhà. Em đã học cách ăn mặc và tự mình giặt giũ quần áo. Em cũng học tiếng địa phương. Em đã lớn lên như thế mà không có cha mẹ. Khi nhớ cha mẹ, em chạy về nhà, lấy hình họ ra, nhìn vào đó và nói chuyện với họ. Thỉnh thoảng em cũng hát cho họ nghe.
Họ hàng của Hân Hân cũng tập luyện Pháp Luân Công. Hầu hết họ đều bị ĐCSTQ bức hại. Cùng năm mà cha mẹ Hân Hân bị kết án lao động cưỡng bức, bác và hai người dì của em cũng bị bắt giữ. Người bác Lưu Vĩnh Hồng là một kỹ sư tại Trung tâm thiết kế thành phố Thạch Gia Trang thuộc Khu công nghiệp than đá. Ông bị công an địa phương truy đuổi và bị ép nhảy xuống từ tầng năm, khiến hai chân của ông bị gãy. Trong khi vẫn phải dùng một cái nạng thì ông đã bị Phòng 610 địa phương đưa đến một trại tẩy não. Để cố ép ông từ bỏ niềm tin nơi Pháp Luân Đại Pháp, công an đã dùng một cái kẹp để kẹp nát một trong những ngón tay của ông.
Sau khi ông bà của Hân Hân nghe tin, họ thường xuyên khóc vì đau buồn. Trong trí nhớ trẻ thơ của em, những giọt nước mắt trên khuôn mặt đã có nếp nhăn của ông bà dường như không bao giờ khô đi.
Tháng 6 năm 2003, mẹ của Hân Hân được trả tự do khỏi trại lao động cưỡng bức. Hân Hân đã tự hào kể với bạn bè rằng em có một người mẹ và mẹ đã trở về nhà, nhưng khi bạn bè hỏi cha em ở đâu, em không thể trả lời. Em chạy về nhà và hỏi mẹ, nhưng mẹ không biết nói với em điều gì.
Anh Lưu Vĩnh Vượng đã bị tra tấn tàn bạo tại trại lao động cưỡng bức. Anh tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Lính canh Lý Đại Dũng và những người khác đã bức thực anh. Họ cố nạy miệng anh và làm nó chảy máu rất nhiều. Sau đó họ cho anh ăn canh loãng và nước muối nồng độ cao. Công an cũng cố tình đưa anh vào cùng phòng với một tù nhân bị bệnh lao, làm cho anh Lưu cũng bị nhiễm bệnh lao. Anh bị một cơn sốt cao và liên tục ho ra máu.
Lính canh cũng dùng một dùi cui có điện thế cao để đánh vào ngực, đầu, miệng và các bộ phận khác trên thân thể của anh Lưu. Người anh có nhiều vết bỏng lớn. Miệng anh bị sưng tấy. Căn phòng có đầy mùi thịt cháy. Công an không ngừng sốc điện anh cho đến khi dùi cui hết pin. Họ cũng trói anh Lưu Vĩnh Vượng vào một chiếc giường với tay chân bị kéo căng ra trong 21 ngày, làm lưng và hông của anh trở nên thâm tím vì tiếp xúc với thành giường cứng. Sau đó, anh bị vết loét làm cho da bị nứt và chảy máu. Chân trái của anh xuất hiện triệu chứng hoại tử thần kinh.
Cha của em cuối cùng đã trở về nhà, nhưng đã bị kết án tám năm tù
Vào tháng 6 năm 2004, anh Lưu Vĩnh Vượng xuất hiện nhiều chứng bệnh do bị bức hại trong tù. Chân trái của anh bị hoại tử thần kinh và cột sống của anh bị thương tổn. Trại lao động cưỡng bức thành phố Bảo Định phải thả anh ra để chữa trị. Cha của Hân Hân rốt cuộc cũng trở về nhà. Điều đó đã mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho Hân Hân bé nhỏ.
Em Hân Hân 5 tuổi, cùng cha và ông ngoại khi cha em mới được thả ra khỏi trại lao động
Lúc đó Hân Hân được hơn năm tuổi. Em đã không gặp cha trong bốn năm. Em rất hạnh phúc khi cuối cùng cũng có thời gian ở với cha mình.
Nhưng chẳng bao lâu sau, anh Lưu lại bị bắt và bị kết án. Sau đó, Hân Hân và cha không bao giờ có cơ hội ở cùng nhau nữa. Thời gian ngắn ngủi ở cùng cha đã trở thành ký ức quý giá của Hân Hân. Em thường nhớ lại những hình ảnh trong ký ức rằng dù cha bị bệnh và bị thương, cha vẫn bế em lên, đặt em cưỡi lên cổ chạy nhiều vòng trong nhà họ.
Một năm sau khi anh Lưu được trả tự do, anh đã bị Cục an ninh quốc gia bắt giữ vào tháng 8 năm 2005, với lý do là nghi ngờ rằng anh liên quan đến việc phát sóng những chương trình Pháp Luân Công trên truyền hình cáp. Từ ngày 7 tháng 11 đến 13 tháng 11 năm 2005, nhóm người đặc biệt xử lý trường hợp của anh Lưu đã xích cả hai chân của anh vào một ghế sắt và sốc điện anh bằng dùng dùi cui điện cao thế. Họ cũng chiếu ánh sáng mạnh liên tục vào mắt anh từ khoảng cách gần và không cho anh ngủ trong nhiều ngày đêm. Mặc dù nhóm này không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào, họ vẫn quyết định kết án nặng anh Lưu để kết thúc vụ điều tra. Ngày 1 tháng 5 năm 2006, tòa án ĐCSTQ đã kết án anh Lưu tám năm tù. Ngày 16 tháng 6 năm 2006, anh Lưu đã bị chuyển đến Nhà tù Ký Đông ở thành phố Đường Sơn.
Hân Hân luôn lo rằng cha mình sẽ bị bức hại đến chết
Sau khi cha của Hân Hân bị kết án lần nữa, Hân Hân sống với mẹ. Em đã học được nhiều điều vượt quá tuổi của mình. Từ khi bắt đầu đi học lúc sáu tuổi, em tự đi đến trường và trở về nhà một mình. Vào buổi trưa, do mẹ bận việc và không thể trở về nhà nên en hâm nóng thức ăn còn lại trong lò vi sóng để ăn trưa. Thỉnh thoảng không có thức ăn, em phải đi ra phố để mua đồ ăn trưa cho mình.
Trong nhiều năm đau khổ, Hân Hân đã học cách sống tự lập. Em không sợ khổ cực. Điều duy nhất em sợ là cha mình sẽ bị bức hại đến chết trong tù.
Anh Lưu Vĩnh Vượng đã tuyệt thực trong Nhà tù Ký Đông. Lính canh tù đã bức hại anh. Họ trói anh vào một cái giường và dùng một ống cao su nhỏ hơn ngón tay cái để bức thực anh. Họ cố tình thọc mạnh cái ống vào mũi anh. Sự đau đớn khôn xiết đã làm anh Lưu ngất đi. Sau đó họ đánh thức anh dậy và tiếp tục thọc vào mũi anh. Anh Lưu bị ngất nhiều lần. Một lần, khi anh Lưu tỉnh dậy, anh đã cắn ống cao su ra nhiều phần và nuốt chúng. Công an phải ngưng việc bức thực và thông báo cho gia đình đến gặp anh. Khi người nhà đến, anh đã nằm liệt giường với phần thân dưới của anh đã không còn cảm giác. Cuộc sống của anh đang nguy khốn. Sau đó bệnh viện đã lấy ống cao su ra khỏi dạ dày của anh Lưu. Vừa đủ cho anh vượt qua cơn nguy kịch.
Khi Hân Hân nghe về cuộc bức hại mà cha mình chịu đựng trong tù từ người thân, em đã thường xuyên khóc. Khi nghỉ học, em năn nỉ mẹ đưa mình đến thành phố Đường Sơn để gặp cha. Những mỗi khi họ đến, nhà tù đã không cho họ gặp anh với lý do duy nhất rằng anh Lưu từ chối bị “chuyển hóa“. Nhà tù phải giam anh Lưu trong một “nhà tù bên trong nhà tù” riêng biệt và ở đó anh bị bức hại tàn bạo hơn.
Trên tầng cao nhất của Nhà tù Ký Đông, ở đó có một cánh cửa với thông báo, “Không ai được vào khi chưa được phép.” Đây là “nhà tù bên trong nhà tù” mà các lính canh dùng để bức hại riêng anh Lưu. Từ tháng 4 năm 2007, anh Lưu đã bị giam trong đó. Đội trưởng Trịnh Á Quân đặc biệt chọn những tù nhân độc ác và khỏe mạnh. Mỗi ngày, sáu người được gửi đến phòng anh Lưu bị giam để giám sát anh. Để bẻ gãy ý chí của anh Lưu, công an đã kích động những tù nhân này dùng anh Lưu để giải tỏa nỗi thất vọng của họ sau khi bị giam trong thời gian dài.
Mỗi bưa trưa, các tù nhân tra tấn anh Lưu Vĩnh Vượng trước khi ăn tối. Họ đã trùm đầu anh bằng một hộp giấy. Sau đó sáu người đã bao vây, xô đẩy và đánh anh, họ hất anh qua lại như chơi bóng chuyền. Trong lúc đó họ dùng từ ngữ rất thô tục để xúc phạm cha mẹ anh Lưu.
Họ đã tìm niềm vui trong việc bức thực anh Lưu Vĩnh Vượng. Họ bàn bạc làm thế nào để nhét ống vào thân thể của anh Lưu và đã thử những cách tàn bạo nhất có thể mà hoàn toàn không quan tâm đến việc sống chết của anh. Trong vài tháng, họ đã đánh anh Lưu bất tỉnh ba lần. Một lần anh Lưu bị bất tỉnh trong 10 phút nhưng các tù nhân vẫn hành hạ anh để tìm kiếm niềm vui.
Khi anh Lưu đi vệ sinh, họ không cho phép anh dùng giấy vệ sinh và buộc anh dùng tay để làm sạch. Họ cũng quy định rằng anh Lưu phải đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định và không cho anh đi vào thời gian khác. Thỉnh thoảng khi nhìn thấy anh Lưu muốn đi vệ sinh, họ không cho phép anh đi. Thay vào đó họ chạy quanh anh và trói anh, cho đến khi anh Lưu phải tự đi vệ sinh trên một ghế, giường hay trong quần của anh.
Một ngày vào tháng 12 năm 2007, anh Lưu phải đi vệ sinh, nhưng nó đã quá 20 phút theo giờ quy định. Các tù nhân thấy anh Lưu đang cố gắng ngăn cho quần không bị ướt. Ngay lập tức họ đã chạy đến và khiến anh bị ướt quần.
Anh Lưu cũng bị chứng chuột rút nặng ở hai chân, bị phù nề, và bị thâm tím ở toàn bộ hai mắt cá chân. Thích thú với nỗi đau của anh, các tù nhân đã ấn lên thân thể sưng tấy của anh, nói rằng họ đang xoa bóp cho anh. Vì bị phù nề, da anh bị rạn nứt. Một ngày, tù nhân đã làm txước một mảnh da dài 10 cm ở chân và 5 cm ở mũi anh. Một ngày khác, sáu tù nhân đã leo lên người anh, đè anh xuống, và cưỡng dâm anh ba lần.
Mùa đông năm 2007 trời lạnh giá. Suốt đêm các tù nhân đã mở tất cả cửa sổ trong phòng và để gió lạnh buốt thổi vào. Sau đó họ buộc anh Lưu Vĩnh Vượng đứng trong gió lạnh và chỉ mặc quần áo mỏng. Tù nhân tuyên bố rằng đây là “tra tấn đóng băng” mà họ sáng tạo ra. Họ buộc anh Lưu đứng trong gió lạnh mỗi lần nửa giờ. Ngay sau đó, họ đánh thức anh dậy để thực hiện lại việc này. Họ buộc anh Lưu đứng trong cái lạnh nhiều lần mỗi đêm. Họ cố ý tra tấn anh Lưu như vậy để rốt cuộc đưa anh đến cái chết.
Anh Lưu Vĩnh Vượng đã dùng mạng sống để thỉnh nguyện và đánh thức lương tâm con người
Anh Lưu bị tra tấn ở “nhà tù bên trong nhà tù” kinh hoàng đó trong tám tháng. Công an và các tù nhân rất ngạc nhiên rằng anh Lưu vẫn còn sống. Có lúc anh trông như gần chết, nhưng mỗi lần anh đều tỉnh lại. Mỗi lần tỉnh lại, anh đã nói chuyện rõ ràng với các tù nhân và lính canh rằng “Pháp Luân Công là tốt. Chúng tôi đã bị ĐCSTQ bức hại. Các người đã vi phạm pháp luật, tôi sẽ kháng cáo và báo cáo tội ác của các người.” Lính canh tù phải cho anh Lưu trở về phòng giam bình thường. Sau đó, anh Lưu bắt đầu viết thư gửi cho các phòng ban khác nhau trong nhà tù để xác định và cáo buộc những lính canh và các tù nhân đã bức hại anh tàn nhẫn.
Ảnh của anh Lưu sau khi anh tuyệt thực trong hai năm và không thể đi lại (Ảnh chụp năm 2008. Ở hình bên trên, người đang được cõng là anh Lưu Vĩnh Vượng.)
“Người cha vĩ đại”
Vì anh Lưu liên tục phản đối cuộc bức hại trong tù và gia đình anh đã nỗ lực liên tục để thông báo cho thế giới bên ngoài, họ đã nhận được sự đồng tình trên khắp thế giới, và Nhà tù Ký Đông phải cấp lại quyền thăm viếng cho gia đình. Mùa đông năm 2008, Hân Hân được nghỉ đông và em đến nhà tù thăm cha cùng với mẹ và ông ngoại. Cuối cùng em cũng đã gặp cha mình. Anh Lưu bị giam trong hầu hết thời gian từ lúc em chào đời, và tổng thời gian họ ở bên nhau là không đến ba năm. Khi thấy cha trông già và yếu hơn những người cha khác của bè bạn, em không thể không khóc. Nhưng lúc đó, em cũng rất tự hào về cha mình bởi vì tinh thần của cha rất mạnh mẽ.
Hân Hân đã hỏi cha rất nhiều câu hỏi. Anh đã trả lời con gái rất chân thành, và em cảm thấy tinh thần của mình đã liên kết với cha. Khi họ trở về nhà, mẹ đã hỏi Hân Hân, “Con nghĩ gì về cha mình? Đức tính nào mà cha con có?” Em trả lời, “Cha thật thông minh, mạnh mẽ và hóm hỉnh.” Anh Lưu là một anh hùng thật sự trong tâm trí của Hân Hân.
Sau đó, Hân Hân đã viết một bức thư cho cha. Em đã gấp bức thư theo hình trái tim và bảo mẹ đừng mở nó ra. Nhưng mẹ em lo lắng rằng những điều em viết có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến cha cô, nên mẹ đã bí mật mở lá thư ra. Tựa đề của lá thư là “Người cha vĩ đại của con.”
Đúng vậy, Hân Hân đã gọi anh Lưu là “Người cha vĩ đại của con.” Các thế hệ tương lai sẽ đánh giá anh Lưu và những đồng tu của anh như thế nào sau khi họ đã chịu đựng những sự đau đớn không tả xiết như vậy? Lá thư của Hân Hân có nhiều điều để nói.
Lá thư của Hân Hân đề cập đến chuyện học hành và cuộc sống của em, được đề cập dưới đây:
Người cha vĩ đại của con, Cha khỏe không? Sức khỏe của cha như thế nào? Khi nào cha trở về nhà? Ngay bây giờ con có rất nhiều bài tập về nhà. Con có vài rắc rối với môn toán và thậm chí mẹ cũng không biết cách giải. Cha hãy về nhà càng sớm càng tốt để dạy con. Mẹ càng lúc càng bận và càng khó khăn hơn cho mẹ. Mẹ không thể về nhà vào buổi trưa. Con phải ăn tại một cái bàn ăn nhỏ. Thỉnh thoảng vào buổi tối mẹ cần phải đi ra ngoài và xử lý một vài chuyện. Lớp học về cách chơi đàn tam thập lục mà con đang tham gia tốn rất nhiều tiền. Con dự định dừng lớp học hát và chỉ tham gia lớp học đàn tam thập lục để giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Kèm theo là một phần thưởng mà con đã đạt được trong học kỳ này. Xin cha hãy xem. Con thường mơ về cha và mơ về sự đoàn tụ của toàn gia đình chúng ta. Cha ơi, hãy mau trở về nhà ngay khi có thể! Mơ ước của con: đoàn tụ với cha, cha của con. Tháng 5 năm 2010 Tái bút
Sau khi anh Lưu Vĩnh Vượng được gia đình thăm viếng, anh đã có thể chuyển thông tin mà anh đã viết về cuộc bức hại trong tù cho vợ anh. Lá thư đã phơi bày cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, những tin tức mà thường bị ngăn chặn và che đậy bởi những lời dối trá của ĐCSTQ. Gia đình anh đã bị kinh ngạc và giận dữ vì những hành động của ĐCSTQ, nên họ đã thuê luật sư nhân quyền Trình Hải và những người khác. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2010, luật sự Trình Hải ở Bắc Kinh và luật sư Lý Luân ở tỉnh Hà Bắc đã chấp nhận yêu cầu của gia đình anh Lưu và đến Nhà tù Ký Đông để thăm anh. Sau nhiều cố gắng, cuối cùng họ đã gặp được anh Lưu Vĩnh Vượng. Anh đã tránh được việc lục soát thân thể của lính canh và đã thành công trong chuyển cho các luật sư những tài liệu mà anh viết. Anh yêu cầu luật sư đại diện cho mình và chính thức khởi kiện lính canh tại Nhà tù Ký Đông và Trại lao động cưỡng bức thành phố Bảo Định về việc tra tấn và bức hại anh một cách tàn bạo. Thông qua nguồn tin gần đây nhất, các viên chức ĐCSTQ cấp cao đã rất giận dữ, và đang sử dụng quyền lực của họ để đe dọa luật sư và cố gắng can thiệp và ngăn chặn những thủ tục pháp lý thông thường.
Chúng tôi kêu gọi người dân trên toàn thế giới hãy quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình này và giải cứu anh Lưu Vĩnh Vượng ra khỏi nhà tù càng sớm càng tốt.
Những bài liên quan:
https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/24/82002.html
https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/24/82002.html
https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/25/121018.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/1/泪水浸泡的童年(图)-233125.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/13/121928.html
Đăng ngày: 24–12–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.