Theo một học viên ở hải ngoại

[MINH HUỆ  14-12-2010] Tôi là một học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại và đến từ Trung Quốc. Vào năm 2002 tôi bị kết án ba năm tù vì niềm tin của mình. Tôi bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh ở Mã Tam Gia, thành phố Thẩm Dương trong ba năm. Ở đó có hơn 3000 người bị giam, gồm cả các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Theo luật lao động của Trung Quốc, những tù nhân được phép nghỉ ngơi vào những ngày lễ thông thường và ngày cuối tuần. Các học viên Pháp Luân Công là những người vô tội và không nên bị giam hay chịu lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, tất cả tù nhân tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh đã bị ép lao động cả năm chỉ trừ Tết âm lịch Trung Quốc. Giữa năm 2003 và 2005, khoảng 500 học viên Pháp Luân Công nữ đã bị giam ở đó. Nhà tù có 10 khu vực riêng biệt và một khu vực cho người già và người tàn tật. Mỗi khu chịu trách nhiệm cho một hay hai sản phẩm chủ yếu cùng với những sản phẩm khác.

Tôi bị giam ở Đội 7, nơi có khoảng 350 người được chia thành 7 nhóm. Mỗi nhóm có khoảng 50 đến 60 người. Các nhóm 1, 2, và 7 là những nhóm may vá đồ may mặc. Các nhóm 3, 4, 5, và 6 là những nhóm lao động chân tay, sản xuất vải bông suốt năm. Tôi bị đưa vào một nhóm may vá đồ may mặc. Chúng tôi sản xuất đồng phục, khăn, khăn trải giường, bao gối, màn cửa, và tất cả các loại quần áo (gồm có quần bò, đồ ngủ, áo sơ mi, quần áo trẻ em, váy, v.v…), gối, đệm, vỏ bọc gối, tấm phủ piano, khăn trải bàn, tấm phủ ti vi, và áo khoác cho những người pha chế nước uống. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng phải may găng tay, áo len, đồ chơi, may đường viền cho những sản phẩm khác, và làm vòng hoa bằng lông gà, vải bông, đồ thủ công, khảm đá v.v… Trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh SARS, chúng tôi đã sản xuất số lượng lớn những khẩu trang, khẩu trang có hoạt tính các bon, bộ phòng chống vi khuẩn v.v…

Mỗi đội có một giao kèo với trưởng đội. Sau khi trả nhiều nhân dân tệ mỗi năm cho chi phí trong nhà tù và trả lương cho các lính canh, các trưởng đội sẽ nhận phần tiền còn lại. Để có được lợi nhuận tài chính, họ đã bóc lột tàn bạo các tù nhân và vi phạm luật lao động (các tù nhân làm việc 8 tiếng mỗi ngày). Tù nhân trong nhà tù bị kéo dài thời gian lao động cưỡng bức, thông thường là 15 giờ mỗi ngày. Họ làm việc từ 6 giờ 30 phút sáng đến 9 giờ 30 phút tối. Dù vậy, có hơn 6 tháng mỗi năm là người lao động bị ép phải làm việc đến tận 11 giờ 30 phút đêm. Một số thậm chí bị buộc làm việc 23 tiếng mỗi ngày, từ 6 giờ 30 phút sáng đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau. Thỉnh thoảng họ mệt đến ngất đi, buồn nôn, hay nôn mửa. Sau khi nghỉ ngơi chỉ 3 tiếng trong phòng giam, ngày hôm sau họ phải trở lại làm việc trong 17 tiếng tiếp theo.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và suy thoái thị trường, các nhà tù dễ dàng có được hợp đồng theo đơn đặt hàng vì chi phí sản xuất trong tù thì thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Ví dụ, phí sản xuất theo giá thị trường cho một cái áo của một bộ đồng phục phục vụ ăn uống ít nhất là từ 8 đến 12 nhân dân tệ, trong khi ở trong tù thì chi phí cho cả bộ chỉ có 1.3 nhân dân tệ. Luôn luôn có việc làm trong nhà tù suốt năm. Nhà tù không bao giờ trả lương cho tù nhân. Dựa trên chất lượng của sản phẩm, các tù nhân chỉ có thể kiếm điểm làm việc để có thể được xem xét cho giảm án.

Ngoài ra, tình trạng vệ sinh tại các xưởng làm việc trong tù rất nghèo nàn. Quần áo, bao gối, đồ ngủ, áo sơ mi và những sản phẩm khác nằm ở trên mặt đất. Người ta dẫm lên chúng. Sau khi được đóng gói, chúng được vận chuyển trực tiếp đến chợ hay xuất khẩu đến các nước khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/14/辽宁省女子监狱利用高强度奴工牟取暴利-233613.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/19/122010.html
Đăng ngày 30-12-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share