Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 06-06-2010] Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010, ông Tôn Nghị, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, đã bị tra tấn dã man bằng cách bị treo lên theo “kiểu máy bay” bởi công an Vu Giang, và đội của ông ta ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh.
Gia đình ông Tôn đã bỏ qua sự đe dọa của chính quyền. Họ đã đến trại lao động và yêu cầu được gặp ông Tôn, cuối cùng họ đã được gặp ông vào ngày 26 tháng 3 và 8 tháng 4. Sau khi biết được tra tấn mà ông Tôn đang chịu đựng, gia đình ông đã yêu cầu trại không được gây nguy hiểm đến tính mạng của ông Tôn, và kiện chính quyền (trong đó có công an) vì bức hại tàn bạo. Theo một lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nếu gia đình ông Tôn không yêu cầu thì việc tra tấn ông Tôn có thể vẫn tiếp tục, và do ông đã ở trong cơn nguy kịch, nên ông có thể sẽ chết.
Sự diễn tả của nhiều cách tra tấn khác nhau được dùng ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia
“Gập người lại như một quả bóng”
“Cởi bỏ quần áo ở trên tuyết, gây chứng thương tổn do lạnh giá ở chân và tay “
“Sốc điện”
Hai công an Vu Giang, Cao Hồng Xương và một nhóm người ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã giam ông Tôn trong một phòng gọi là “ Phòng quản lý nghiêm ngặt” và dùng nhiều cách khủng khiếp để tra tấn ông, như tư thế treo máy bay, sốc điện, và kéo căng người.
Ở “tư thế treo máy bay”, nạn nhân bị còng tay vào nhiều cọc cao, và hai chân thì bị trói lại. Thân thể sau đó bị treo trong không trung như là máy bay. Còng tay sẽ cắt vào thịt ở hai bên cổ tay. Đôi khi, nếu công an sợ gia đình nạn nhân sẽ kiện việc dùng tra tấn để ngược đãi bằng các vết sẹo trên tay nạn nhân là bằng chứng, họ quấn hai cổ tay và cổ chân của nạn nhân bằng vải để sẽ không có sẹo. Nếu những người tra tấn biết rằng một học viên Pháp Luân Công không có sự quan tâm từ gia đình của ông/ bà ấy, họ có thể không bọc vải cho cổ tay và cổ chân của nạn nhân, và cuộc tra tấn có thể còn khủng khiếp hơn nữa.
“Kéo căng người” liên quan đến việc trói chân nạn nhân với một thanh sắt vào điểm cuối của chiếc giường ở phía dưới (giường đôi) cao 20 cm so với mặt đất, giữ cho cơ thể nạn nhân ở tư thế đứng thẳng. Sau đó họ còng hai tay nạn nhân vào nhiều sợi dây thừng và kéo dây thừng về phía thanh sắt ở điểm cuối của chiếc giường ở phía trên.
Ông Tôn, 42 tuổi, bị kết án ở Bắc Kinh từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2008 (trước Thế Vận Hội) và sau đó bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Ông bị giam ở Bộ phận số 3 thuộc Khu Nam số #1. Trong suốt hai năm ở đó, gia đình ông nhiều lần đã đi hàng nghìn kilomet để đến thăm ông, điều đó được cho phép theo điều luật của trại. Tuy nhiên, chính quyền trại đã dùng nhiều lí do khác nhau để không cho phép họ gặp ông Tôn. Ngày 19 tháng 3 năm 2010, trang thông tin Minh Huệ đã đăng một bài báo có tựa đề “Hai ông Vương Hải Huy và Tôn Nghị đang bị tra tấn dã man ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở Thẩm Dương.” Khi gia đình ông Tôn đọc được bài báo, họ đã bị sốc. Để ngăn không cho ông Tôn bị tra tấn đến chết, họ đã thuê một luật sư và đệ đơn khiếu nại lên Phòng quản lý, Phòng kỷ luật và Phòng kiểm sát của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, cũng như Cục tư pháp và Cục giáo dục lao động ở tỉnh Liêu Ninh. Cuối cùng, gia đình ông cũng được phép vào thăm ông. Tuy nhiên, ông Tôn, hiện trong cơn nguy kịch vì bị tra tấn, đã không được trả tự do để chữa bệnh. Gần đây, nhiều gia đình của những người bị bức hại đã phải dùng đến tác động pháp lý để chống lại những người tra tấn, cảnh sát ở Trại lao động Mã Tam Gia, tham gia vào việc bức hại đã trở nên vô cùng khủng khiếp.
Do ông Tôn bị buộc phải làm “tư thế treo máy bay” trong thời gian dài, ông đã chịu nhiều đau đớn. Một lần, ông bị “treo” trong bảy ngày liên tiếp, tổng cộng là 168 giờ, không nghỉ. Thêm vào đó, công an còn thường không cho ông ngủ. Khi ông Tôn ra khỏi “Phòng quản lý nghiêm ngặt”, một người khỏe mạnh trẻ trung trước đây đã trở thành gầy yếu và xanh xao. Ông thậm chí còn cần giúp đỡ khi đi lại và nói chuyện rất yếu ớt. Sau thời gian dài bị cô lập và bị kiểm soát chặt chẽ, tinh thần ông Tôn và khả năng nói của ông bị ảnh hưởng. Phải mất một thời gian lâu để ông có thể nói những điều ông muốn nói. Cũng có cái gì đó
đang ảnh hưởng đến đầu gối của ông, khiến ông rất khó khăn khi đi lại, nhưng công an từ chối không cho ông Tôn đi bệnh viện để chữa trị.
Ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nếu một học viên Pháp Luân Công khước từ việc từ bỏ niềm tin, công an chỉ “đánh đập tàn nhẫn và đàn áp không thương tiếc” (theo cách nói của họ) họ. Để phản đối việc làm mất nhân tính đó, và bị bức hại và bị tra tấn thường xuyên, ông Tôn đã tuyệt thực. Kết quả là, công an Vu Giang và đội của ông ta đã dùng nhiều dùi cui điện có điện áp cao để sốc điện ông Tôn nhiều lần.
Công an dùng dầu wasabi (một loại mù tạc) và một dụng cụ làm mở miệng để bức thực ông Tôn. Họ đã tra tấn ông bằng cách mở miệng ông và giữ nguyên trong thời gian dài, gây cho ông đau đớn, đôi khi đến mức mà họ cầu xin để được chết. Sức mạnh của đức tin vào Đại Pháp đã giúp ông Tôn chịu đựng tra tấn và sống sót. Theo một số người tốt ở trong trại, nhiều học viên vẫn bị tra tấn dã man ở đó. Họ gồm ông Vương Hải Huy, khoảng 30 tuổi, sống tại huyện Hắc Sơn, tỉnh Liêu ninh, và ông Lý Lai Phỏng, khoảng 40 tuổi, sống tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Gia đình ông Vương và ông Lý rất ít khi đến trại, nên hai ông bị tra tấn nặng hơn những người khác.
Các cá nhân tham gia việc bức hại:
Cao Hồng Xương: Công an số # 2108123, nam, tuổi khoảng 37. Tháng 9 năm 2008 khi Bộ phận số 3 được thành lập, Cao được chỉ định làm đội trưởng. Ông ta đã trực tiếp chỉ đạo việc bức hại mất nhân tính, rất tàn bạo nhiều học viên Đại Pháp. Sau đó ông ta được thăng chức lên làm đội trưởng một đơn vị công an. Nhiều gia đình học viên Đại Pháp do lo sợ người thân của họ có thể bị ảnh hưởng rất lớn nên muốn họ được trả tự do sớm. Đội trưởng Cao đã khai thác điểm yếu của các gia đình và tống tiền họ hàng chục nghìn nhân dân tệ. Dưới sự chỉ đạo của Cao, tất cả công an ở Khu nam đã bức hại các học viên và tống tiền gia đình học viên.
Vu Giang: công an số # 2108213, nam, tuổi khoảng 37, hiện là trưởng Bộ phận số #3 của Khu nam số #1. Ông ta là người chỉ đạo phụ trách tra tấn dã man các học viên. Ông ta đã tìm ra khẩu hiệu “đánh đập tàn nhẫn và đàn áp không thương tiếc” Từ tháng 9 năm 2008, bản thân Vu và Cao đã tham gia tra tấn dã man hơn 100 học viên. Vu là một trong những người tàn nhẫn và xấu xa nhất “những người gây chiến”. Ông ta thường xuyên thay đổi cách tra tấn học viên và thực hiện tra tấn 24 giờ một ngày. Ông ta buộc học viên phải làm “tư thế treo máy bay” trong cả ngày và giữ họ ở giường chết vào buổi đêm. Khi áp dụng cách tra tấn “kéo căng người”, ông ta có thể ra lệnh cho công an dùng 7 hoặc 8 dùi cui điện đâm vào người nạn nhân trong lúc nạn nhân bị ngạt (đốt cháy một tờ báo và để khói bay vào người nạn nhân, gây ra choáng váng và mất tiếng). Ông ta còn chỉ đạo công an không cho nạn nhân ngủ trong lúc ở trên giường chết. Để “chuyển hóa” các học viên, ông ta đã bắt họ lao động nặng nhọc trong thời gian dài. Nạn nhân phải dậy từ 5 giờ sáng và làm việc đến tận 9 giờ đêm. Họ chỉ được nghỉ để rửa mặt vào buổi sáng hoặc dùng nhà vệ sinh trong ngày hoặc trong bữa ăn. Thời gian còn lại họ phải luyện tập, tham dự các phiên tẩy não, và làm việc. Họ không được phép nói chuyện với nhau. Không có bất cứ sự tự do nào. Ông ta cũng dùng nhiều cách để tống tiền gia đình học viên, lên đến hàng chục nghìn nhân dân tệ.
Công an Vu Giang: 86-13840046635 (di động)
Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia:
Trương Minh Cường, giám đốc: 86-24-89216801
Cung Liên Biện, bí thư: 86-24-89216802
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/6/224933.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/21/117964.html
Đăng ngày 05-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản