Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-06-2010] Trại lao động cưỡng bức tỉnh Cát Lâm (còn gọi là Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử ở thành phố Trường Xuân), trước kia có bảy đơn vị. Hầu hết những người bị giam giữ là các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm. Cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 năm 2010, đơn vị số 7 đã bị giải thể và các tù nhân bị chia ra và đưa đến sáu đơn vị còn lại. Hiện giờ có khoảng 30 người bị giam ở mỗi đơn vị. Các học viên ở mỗi đơn vị đều bị kéo dài thời hạn giam mà không được giải thích lí do.

Lấy đơn vị số 2 là một ví du. 29 trong tổng số 38 người bị giam là các học viên Pháp Luân Công. Những người kiên định trong niềm tin của họ đã bị kéo dài thời hạn giam hơn thời hạn lúc đầu.

Nhiều lí do khác nhau được dùng để kéo dài thời hạn giam giữ

Nếu một học viên từ chối không điền vào đơn phóng thích lao động cưỡng bức ngay trước khi thời hạn giam kết thúc, thì thời hạn của bà sẽ bị kéo dài thêm từ 10 đến 20 ngày nữa. Dưới đây là một vài ví dụ:

Bà An Phượng Hương là người được thả vào tháng 5 năm 2009, đã bị giam thêm 10 ngày nữa.

Bà Mạnh Xuân Phương ở thành phố Tứ Bình, được thả vào tháng 11 năm 2009, cũng bị giam thêm 10 ngày nữa.

Bà Kim Anh Thời ở Diên Biên, được thả vào tháng 11 năm 2009, bị giam thêm 10 ngày.

Bà Hứa Cầm ở thành phố Đại Liên, được thả vào tháng 12 năm 2009, bị giam thêm 10 ngày. Bà Tôn Ngạn Tú ở thành phố Đại An, bị giam thêm 20 ngày.

Có nhiều lí do khác nhau được dùng để gia hạn thêm thời hạn giam, như bị bắt gặp đang đọc tài liệu về Pháp Luân Công, từ chối viết cái gọi là ”báo cáo cảm tưởng” hay hoàn thành “ các bài kiểm tra” được yêu cầu trả lời nói xấu Pháp Luân Công. Các lí do khác bao gồm việc từ chối tham gia lao động cưỡng bức, v..v… Sau đây là các ví dụ:

Bà Vương Quế Trân, được thả vào tháng 6 năm 2009, đã bị giam thêm 10 ngày vì đã không “viết báo cáo cảm tưởng”.

Bà Quách Hội Bình ở huyện Can An, được thả vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, đã bị giam thêm 40 ngày vì “không điền vào các tờ kiểm tra và báo cáo về việc sao chép các tài liệu về Pháp Luân Công”.

Bà Khương Quế Vân ở thành phố Đại Liên, được thả vào ngày 18 tháng 10 năm 2009, đã bị giam thêm 80 ngày, bà đã từ chối việc lao động cưỡng bức.

Bà Lưu Thái Hà ở huyện Uông Thanh, được thả vào ngày 1 tháng 3 năm 2010, bị giam thêm 66 ngày, trong đó 56 ngày là “ không viết báo cáo cảm tưởng và bị bắt gặp đang đọc các bài báo về Pháp Luân Công”, 10 ngày vì không điền vào tờ phóng thích lao động cưỡng bức.

Bà Lôi Hiểu Đình ở thành phố Trường Xuân, được thả vào ngày 19 tháng 5 năm 2010, đã bị giam thêm hai tháng, trong đó một tháng là “bị phát hiện đang sao chép các bài báo về Pháp Luân Công và không điền vào đơn phóng thích lao động cưỡng bức” và một tháng vì đã viết thư cho Lưu Liên Anh, trưởng đơn vị, để chỉ rõ không có cơ sở pháp lý nào cho việc gia hạn thời hạn giam; Bà Nhậm Ngọc Mai ở thành phố Cát Lâm, người được thả vào ngày 10 tháng 5 năm 2010, sẽ bị giam thêm 36 ngày nữa vì “phát hiện đọc các bài báo về Pháp Luân Công”.

Không thông báo về việc gia tăng thời hạn giam.

Cô Lưu Lệ Hoa, Vương Hiền, Trịnh Diễm Mai được thả vào tháng 10 năm 2009. Thời hạn của họ đã bị kéo dài thêm 20 ngày nhưng họ không được thông báo gì về ngày được trả tự do. Họ chỉ được thông báo một ngày trước khi được phóng thích, để họ có thể về nhà vào ngày hôm sao. Vào lúc đó, cô Lưu Lệ Hoa (khoảng 30 tuổi), trong nhiều tháng đã bị chảy máu ở bộ phận phía dưới cơ thể. Cô rất gầy và rất khó khăn ngay cả trong việc thức dậy và đi lại. Bà Chu Thục Chi và bà Triệu Quế Bình cũng không được thông báo về ngày được trả tự do. Thời hạn giam của họ bị kéo dài thêm lần lượt là 10 và 30 ngày. Cuối cùng họ được tự do vào tháng 5 năm 2010.

Gia tăng thời hạn tù dựa vào các quy định bất hợp pháp

Có một quy định tại chỗ là khen thưởng hoặc trừng phạt các học viên Pháp Luân Công. Tài liệu này không có ngày và được viết bởi Ủy ban lao động cưỡng bức tỉnh Cát Lâm. Có hơn 12 quy định trong đó như gia hạn thêm nửa thời hạn giam ban đầu nếu học viên từ chối bị ”chuyển hóa”; gia hạn thêm từ 5 đến 20 ngày nếu bị bắt gặp đang đọc các bài báo về Pháp Luân Công; gia hạn thêm nếu đang tranh luận với lính canh, không tuân theo các quy định của trại lao động, không viết các báo cáo cảm tưởng, tập các bài công của Pháp Luân Công, từ chối lao động v..v.

Lưu Liên Anh, đứng đầu đơn vị số 2, phụ trách việc tẩy não các học viên Pháp Luân Công trong đơn vị. Bà ta là người quyết định trong việc gia tăng thời hạn tù và gia hạn trong bao lâu.

Dưới đây là danh sách của các học viên bị giam ở đơn vị số 2 và ngày được thả sắp tới của họ:

Nhậm Ngọc Mai, thành phố Cát Lâm, ngày 10 tháng 5 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức); bây giờ là ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Mưu Ngọc Linh, huyện Phù Dư, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức)

Lưu Diễm Thu, huyện Tiền Quách, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức)

Trương Thục Tiên, thị trấn Nguyệt Tình, thành phố Đồ Môn, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (1 năm rưỡi lao động cưỡng bức)

Phùng Nhã Huân, huyện Tiền Quách, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức)

Doãn Kim Tử, thành phố Uông Thanh, ngày 18 tháng 7 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức)

Vương Phương Phượng, thành phố Cát Lâm, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (1 năm lao động cưỡng bức)

Đào Tú Văn, huyện Huy Nam, ngày 22 tháng 7 năm 2010 (1 năm 3 tháng lao động cưỡng bức)

Ngô Phượng Hiền, thành phố Diên Cát, ngày 5 tháng 8 năm 2010 (2 năm lao động cưỡng bức)

Chương Tuyết Liên, thành phố Trường Xuân, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (1 năm lao động cưỡng bức)

Thái Hướng Vân, huyện Can An, , ngày 30 tháng 9 năm 2010 (1 năm rưỡi lao động cưỡng bức)

Bốc Thục Hoa, thành phố Cát Lâm, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (1 năm rưỡi lao động cưỡng bức)

Trương Xuân Khiết, thành phố Đức Huệ, ngày 17 tháng 1 năm 2011 (1 năm rưỡi lao động cưỡng bức)

Mã Thục Phân, thành phố Du Thụ, ngày 20 tháng 1 năm 2011 (1 năm lao động cưỡng bức)

Vương Hoan, thành phố Đại An, ngày 2 tháng 12 năm 2011 (2 năm lao động cưỡng bức)

Cảnh Phượng Vân, thành phố Tứ Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (2 năm lao động cưỡng bức)

Duẫn Quân, khu Phủ Tùng, bị bắt vào ngày 5 tháng 3 năm 2010 và bị kết án thêm 1 năm rưỡi lao động cưỡng bức.

Trương Phượng Cầm, từ Bạch Sơn bị bắt vào ngày 5 tháng 3 năm 2010 và bị kết án thêm 1 năm rưỡi lao động cưỡng bức.

Hàn Xuân Yến, thành phố Tứ Bình, bị bắt vào cuối tháng 4 năm 2010 và trực tiếp bị đưa đến trại lao động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/11/225221.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/25/118155.html
Đăng ngày 05-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share