[MINH HUỆ 8-06-2010] Trong lần viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton đến Thượng Hải vào ngày 22 và 23 tháng 5 năm 2010, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải đã bị theo sát và theo dõi 24 giờ một ngày bởi nhiều người thuộc Phòng 610 địa phương. (Phần lớn những người được thuê bởi Phòng 610 đều là nhân viên của Ủy ban dân cư ở địa phương và công an làm nhiệm vụ đăng kí hộ khẩu.) Các học viên không được phép rời khỏi nhà cho đến 10 giờ đêm.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã lừa gạt thế giới và nói xấu Pháp Luân Công để biện minh cho cuộc đàn áp của nó. Cũng như họ dựa vào “an ninh” cho Thế Vận Hội Bắc Kinh để đàn áp Pháp Luân Công thêm nữa, các viên chức của Giang Trạch Dân và La Cán đã dùng Hội chợ thế giới Thượng Hải 2010 để tăng cường đàn áp Pháp Luân Công. Từ lúc chuẩn bị đến khi mở hội chợ, bộ máy tuyên truyền của họ đã nhào nặn ra nhiều lời dối trá và nói xấu về việc tập luyện. Theo một báo cáo trong ngày 28 tháng 5 ở trên trang thông tin Minh Huệ/Clearwisdom, tại lối vào của hội chợ, có nhiều cuốn sách nhỏ nói xấu Pháp Luân Công đã được bán mỗi cuốn với giá 5 nhân dân tệ.

1- Các học viên Pháp Luân Công bị theo dõi và bị quấy nhiễu bất hợp pháp.

Từ ngày 29 tháng 4, chính quyền Thượng Hải đã giám sát và theo dõi các học viên 24 giờ một ngày. Theo nhiều công an, các học viên Pháp Luân Công không thể đến Hội chợ mà không có sự kèm cặp của công an. Vào “những ngày chính trị nhạy cảm”, như từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 5, từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 10, và từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 10 năm 2010. Trong ngày bế mạc, các học viên bị theo dõi 24 giờ một ngày. Có thông tin rằng, nếu không có một tờ rơi hoặc giấy dán về Pháp Luân Công ở quận Mẫn Hành từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 31 tháng 10, thì công an sẽ được thưởng. Chính sách đó đã khuyến khích công an ở các quận và khu dân cư thận trọng với việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Sau đây là một vài ví dụ:

Ở quận Từ Vị, viên chức từ Phòng 610, Phòng quản lý toàn diện và đồn công an đã luân phiên 24 giờ một ngày giám sát các học viên ở bên ngoài nhà của họ. Nhiều vị lãnh đạo cũng đến để kiểm tra và ra chỉ thị. Ngay sau khi các học viên rời khỏi nhà, họ đã bị theo dõi. Các viên chức cũng quấy nhiễu gia đình và người thân của các học viên.

Tại quận Trường Ninh, ông Từ Hán Dân đã bị theo dõi chặt chẽ ngay sau khi ông ra khỏi cửa.

Tại quận Bảo Sơn, bà Phạm Vãn Hà cũng bị theo dõi và giám sát từ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Những người theo dõi bà thậm chí còn ra lệnh được ở nhà bà từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5. Bà đã kiên quyết từ chối làm theo. Sau đó họ ở bên ngoài nhà bà 24 giờ một ngày để giám sát bà.

Ở quận Gia Định, tại khu dân cư Chân Tân, ông Mã Đông Quyền, một người sống ở đó, được lệnh phải ở trong tòa nhà của khu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối hàng ngày từ 30 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5. Ông không được phép về nhà để ăn. Vợ và con trai ông hiện đang bị giam ở trong tù.

Ở quận Nam Hối, Phòng 610, Cục an ninh quốc gia, Đội an ninh địa phương , Ủy ban khu dân cư, và chính quyền thôn đã theo dõi và giám sát chặt chẽ, thậm chí còn bắt giữ các học viên.

Tại quận Mẫn Hành, các học viên bị giám sát chặt chẽ từ thời điểm bắt đầu Hội chợ. Những người thất nghiệp được thuê đứng ở bên ngoài nhà của học viên. Các học viên không được phép ra ngoài và những vật dụng hàng ngày được mang đến bởi các viên chức ĐCSTQ. Những người theo dõi cũng mở chốt theo dõi ở tầng trệt của tòa nhà và theo dõi các học viên khi nào họ đến. Hai người theo dõi học viên là: Công an Phan, 86-13162653882 (di động), và một thành viên của Đội bảo vệ hợp nhất, Thẩm, 86-13391209228 (di động)

Tại quận Tùng Giang, hầu hết các học viên đều bị theo dõi chặt chẽ.

Theo một báo cáo của trang thông tin Minh Huệ/ Clearwisdom vào ngày 19 tháng 5, có một bài viết dài nói xấu Đại Pháp, nói xấu Sư Phụ Lý, và tấn công trang thông tin Minh Huệ xuất hiện trong Khu dân cư trung tâm Lao Nhất nằm trong khu dân cư Lục Gia ChỦy ở quận kinh tế Phổ Đông ở Thượng Hải. Những cá nhân phải chịu trách nhiệm về việc làm đó gồm: Vương Hằng Bưu, bí thư; Lưu Xuân Phương, chủ nhiệm khu dân cư; Hứa Nguyên Kì, viên chức ở Phòng quản lý toàn diện; và Vương Tán Lương, thư kí giáo dục.

2 – Các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị bắt giữ

1. Bà Thái Ngọc Phương khoảng 56 tuổi, sống tại đường Quốc Tây và Thái Nguyên ở quận Từ Vị thuộc Thượng Hải. Bà đã bị bắt lần thứ năm vào ngày 25 tháng 3 năm 2010, và bị kết án một năm sáu tháng lao động cưỡng bức. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Thượng Hải ở Thanh Phổ. Bà đã bị giam bốn lần trước đó. Bà bị bắt giam lần thứ ba vì tiếp tục đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 2000. Bà bị đưa về Thượng Hải bởi công an địa phương và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Thượng Hải trong hai năm rưỡi. Trong thời gian đó, bà đã bị tra tấn. Do bà từ chối “chuyển hóa”, công an đã ép chồng bà phải li dị bà. Bà thậm chí còn không được gặp mẹ bà lần cuối trước khi bà qua đời. Bà cũng không được gặp mặt con trai.

2. Bà Tào Hồng Như, 69 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở quận Trường Ninh. Bà đã bị bắt vào tối ngày 28 tháng 3, trong lúc bà ra ngoài. Gia đình bà hiện không rõ về nơi ở của bà. Họ đã gọi đến Đồn công an Tân Hoa ở địa phương và được thông báo rằng họ sẽ gọi lại. Đồn công an đã từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Trại giam ở địa phương cũng không trả lời bất kỳ yêu cầu nào. Bà Tào trước đây đã bị giam ở một trại tẩy não và sau đó bị kết án ba năm tù, bà bị chuyển đến Nhà tù Đề Lam Kiều ở Thượng Hải. Do bà rất kiên định với niềm tin của mình, sau đó bà Tào đã bị đưa đến một bệnh viện tâm thần. Bà Tào vừa bị bắt một lần nữa. (chi tiết xin xem tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/30/117512.html)

3. Cô Dương Lượng, 31 tuổi, sống ở Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Cô từng là một tiếp viên hàng không của Hàng không phương nam Trung Quốc. Cô bị nghỉ việc vào năm 2001 vì niềm tin của cô. Cô bị bắt vào ngày 14 tháng 4 năm 2010 bởi Cục công an quận Từ Vị và Đồn công an Lăng Vân. Cục công an quận Từ Vị đã gửi hồ sơ của cô Dương lên Viện kiểm sát quận Từ Vị. Gia đình cô được thông báo rằng họ không được phép thuê một luật sư cho cô. Cô hiện đang bị giam tại Trại giam quận Từ Vị. Do hiệu suất làm việc tuyệt vời của cô Dương, cô từng giữ một vị trí cao trong một công ty ở Thượng Hải trước khi cô bị bắt giữ. Cha cô đã đi rất xa từ thành phố Cẩm Châu để đến Thượng Hải gặp cô, nhưng công an ở Đồn công an thị trấn Mẫn Hành đã không cho ông gặp cô. Sau đó cô đã thuê một phòng ở Thượng Hải và đã bị công an niêm phong. Họ đã từ chối không để cha cô dọn dẹp đồ đạc hay trở về căn phòng. Cha cô đã trở về nhà trong nước mắt (xin xem tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/29/117482.html)

4. Bà Lỗ Tú Anh là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Bà bị bắt tại nhà cô Dương Lượng vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày 14 tháng 4. Bà bị giam tại Trại giam quận Từ Vị. Công an đã không cho gia đình gặp bà hay chuyển quần áo cho bà. Họ nói rằng bà sẽ không bị đưa về thành phố Cẩm Châu, và bà có thể bị kết án tại Thượng Hải.

5. Bà Vương Ích Cẩn là một học viên Pháp Luân Công ở Thượng Hải. Bà Vương đã bị bắt trong tháng 4, bà bị đưa đến “Trường giáo dục luật pháp “thành phố Thượng Hải (thực ra là một trại tẩy não). Gần đây mẹ bà Vương đã gọi cho công an và yêu cầu trả tự do cho bà Vương nhưng công an nói rằng họ không thể thả bà Vương nếu bà không “chuyển hóa”. Ủy ban khu dân cư Tân Hải—Dương Kiếm Hoa, Thẩm Kiến Bình – đặc biệt – ở Sùng Minh, Thượng Hải, phải chịu trách nhiệm về việc bắt giữ bà.

6. Bà Hoàng Cầm Phương sống tại phòng 501, số 31 khu dân cư phức hợp Lục Lăng ở thị trấn Cao Kiều, vùng mới Phổ Đông, Thượng Hải. Bà bị bắt vào ngày 22 tháng 4.

7. Ngày 23 tháng 4, công an ở Cục công an Phổ Đông và đồn công an địa phương đã bắt bà Hình Băng, một học viên ở tỉnh Tứ Xuyên, trong lúc bà ở chỗ làm thuộc Phổ Đông, Thượng Hải. Công an đã lấy đi máy tính cá nhân và máy tính tại nơi làm việc của bà, một máy in, và nhiều đĩa DVD của Thần Vận (Shen Yu). Gia đình bà đã nhận được một thông báo nói rằng bà Hình đang bị giam tại Trại giam Trương Giang ở Phổ Đông và bị buộc tội hình sự. Người quản lý và đồng nghiệp của bà đã đến thăm và yêu cầu trả lại máy tính của công ty, nhưng công an chỉ trách mắng họ vì đã thuê bà Hình. Họ còn đe dọa họ, nói rằng bà Hình đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và công ty bà phải chịu trách nhiệm (xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/25/117381.html)

8. Bà Chu Phi Lan, sống ở quận Nam Vị ở Thượng Hải. Công an từ Đội an ninh địa phương quận Nam Vị và Phòng 610 đã bắt giữ bà vào ngày 25 tháng 4. Bà bị giam tại Trại giam Nam Vị và sau đó bị kết án một năm tù. Bà Chu đã bị bắt trong lúc đang làm công việc lặt vặt. Nhà bà cũng bị khám xét. Đây là lần thứ hai bà bị bắt giữ. Trước đó bà đã bị giam và bị bức hại trong ba năm.

9. Được Phòng 610 xúi giục, Ủy ban khu dân cư phức hợp thuộc quận Từ Vị đã bắt giữ bà Vinh Huệ Quân ở khu phức hợp và đưa bà đến một khách sạn ở bên ngoài thị trấn. Bà đã không trở về cho đến ngày 4 tháng 5 (Theo một báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 9 tháng 5 năm 2010).

10. Ông Giang Nguyệt Minh sống tại phòng 305, số 4, ngõ 440, đường Mông Tự, Thượng Hải. Ông bị bắt khi đang đến chỗ làm vào ngày 26 tháng 4. Không ai biết về chỗ ở hiện giờ của ông (Theo báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 14 tháng 5 năm 2010)

11. Ngày 27 tháng 4, ông Trâu Phi Vũ ở thành phố Côn Sơn, Thượng Hải, đi thăm một người họ hàng ở thành phố Thượng Hải. Tại nhà ga Thượng Hải, trong lúc ông đi qua một trạm kiểm soát “Kiểm tra an ninh hội chợ thế giới Thượng Hải “. Công an Thượng Hải sau đó đã đến nhà ông và khám xét. Họ đã lấy đi một máy tính và một thẻ sim điện thoại. Con trai ông đã bị giữ tại tòa nhà khu dân cư ở Khu dân cư phức hợp giáo viên thuộc Thành Bắc, Côn Sơn, trong một ngày rồi sau đó được thả. Cho đến giờ, gia đình ông Trâu vẫn không nhận được thông báo nào về chỗ ở của ông. Công an ở khu Côn Sơn nói rằng họ không biết gì hết. Gia đình muốn chuyển một ít đồ cho ông, nhưng không ai cung cấp cho họ bất cứ thông tin gì (Theo báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 4 tháng 5 năm 2010).

12. Bà Hồ Hồng Mai ở thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc. Theo một báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ, bà đã bị bắt trong lúc làm việc tại Thượng Hải. Theo một người thân cận trong vụ việc, bà Hồ đã bị đưa đến Cục công an nơi bà đăng ký hộ khẩu ở đó. Lúc 10 giờ tối, ngày 12 tháng 10 năm 2009, công an ở Cục công an Nhị Hiệu Kiều ở Ôn Tuyền, thành phố Hàm Ninh, đã xông vào nhà bà và khám xét. Họ đã bắt bà, giữ bà tại khách sạn Thiết Liệu ở Ôn Tuyền, và thẩm vấn bà. Vào ngày thứ ba, bà đã trốn thoát khi công an đang thay ca. Bà trở nên vô gia cư và cuối cùng đã đến Thượng Hải để làm nhiều công việc lặt vặt.

13. Bà Chung Tích Thái ở huyện Cống Du, tỉnh Giang Tô. Bà Chung đã đến Thượng Hải để chăm sóc cháu trai của bà. Lúc 11 giờ sáng ngày 7 tháng 5, bà đã bị bắt trong lúc ở bên ngoài tòa nhà nơi con trai bà ở. Con trai bà đã không biết gì về việc mẹ bị bắt giữ cho đến khi anh nhận được một cuộc gọi thông báo rằng bà Chung đã bị một nữ công an tên Giang ở thành phố Cống Du và bà Chung bị giam tại Trại tẩy não Hưng Hóa, thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô. Gia đình đã không được gặp bà, do họ không biết địa chỉ hoặc biết rõ nơi bà bị giữ. Họ cũng không thể chuyển cho bà quần áo hay đồ vệ sinh. Không có lí do nào được đưa ra cho việc bắt giữ bà Chung.

Các cá nhân tham gia bắt giữ bà Chung:
Lý Thái Bình, trưởng Phòng 610 ở huyện Cống Du: 86-15251236966(di động)
Hạ Tòng Bân, đội trưởng Đội an ninh địa phương thuộc Phòng an ninh địa phương huyện Cống Du: 86-15251236555 (di động)
Nữ cảnh sát Giang: 86-15251236995 (di động).
(Theo báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 31 tháng 5, bà Chung đã trở về nhà).

14. Bà Trần Phượng Quyên ở thị trấn Xuyên Sa, khu mới Phổ Đông, Thượng Hải. Bà bị theo dõi và bị tố giác trong lúc đang làm tài liệu Pháp Luân Công ở Vương Cảng, Phổ Đông vào ngày 18 tháng 5. Nhiều công an ở cấp cứu 110 và Đội an ninh địa phương đã bắt giữ bà. Nhà bà cũng bị khám xét. Sau đó bà bị đưa về Trại giam Trương Giang

15. Bà Dụ Bồi Anh là một người lớn tuổi ở Thượng Hải. Phòng 610 đã lại bắt giữ bà vào tối ngày 20 tháng 5.

16. Bà Dương Hiểu Bình sống ở quận Hồng Khẩu, Thượng Hải. Ngày 10 tháng 5, Phòng 610 ở quận Hồng Khẩu đã bắt và đưa bà Dương tới “Trường giáo dục luật pháp” thành phố Thượng Hải (một trại tẩy não). Trước đó, bà đã bị bức hại trong một tháng tại Trại giam Hồng Khẩu.

Những cá nhân tham gia vào việc bắt giữ bà Dương:

Đới Cựu Viêm, trưởng Phòng 610 thuộc công an quận Hồng Khẩu, phụ trách việc đàn áp Pháp Luân Công: 86-21-25658665-8665

Lục Diệu Đông, chủ nhiệm phòng quản lý toàn diện ở Ủy ban khu dân cư Gia Hưng, quận Hồng Khẩu: 86-21-56961769, Lã Kim Vinh

17. Ông Từ Minh Vĩnh (Xu Mingyong) ở quận Nam Hối ở Thượng Hải. Theo một báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 20 tháng 5, ông đã bị bắt. Không ai biết hiện ông đang ở đâu.

18. Theo một báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 22 tháng 5, một học viên nữ lớn tuổi, không rõ tên, ở huyện Tượng Sơn, tỉnh Chiết Giang, từ Thượng Hải bà đã bị đưa về Tượng Sơn trước khi khai mạc Hội chợ thế giới Thượng Hải. Trại giam đã từ chối nhận bà vì bà bị cao huyết áp. Bà hiện bị giữ tại khách sạn Hải Tinh tại số 211, đường Đan Hà, Đan Thành, Tượng Sơn.

19. Bà Lô Tú Lệ ở Thượng Hải tiếp tục bị giam tại bệnh viện tâm thần.
(Xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/29/117479.html)

20. Bà Trương Lan Anh sống tại phòng 603, số 70 Cộng Khang Tứ Thôn, khu dân cư phức hợp Bành Phổ, quận Áp Bắc, Thượng Hải. Bà đã bị bắt giữ và bị giam trong hơn một tháng.

21. Công an ở cục an ninh địa phương quận Trường Ninh, Thượng Hải đã gian lận trong việc bức hại bà Trương Anh (xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/27/117417.html)

22. Bà Qua Nguyệt Phân, khoảng 60 tuổi, sống ở Thượng Hải, đã bị kết án (Theo một báo cáo trên trang thông tin Minh Huệ vào ngày 17 tháng 5 năm 2010)

3- Những tài liệu mà ĐCSTQ dùng để bịa đặt Pháp Luân Công

Ngày 29 tháng 4 năm 2010, cấp trên của bộ giáo dục quận Đại Cảng, thành phố Thiên Tân đã chuyển cho cấp dưới “Tài liệu số, 20101”, phát hành bởi Phòng ngăn ngừa Thiên Tân. Tài liệu này là một thông báo có liên qua đến việc in “Hướng dẫn xử lý tổ chức Pháp Luân Công gây thiệt hại đến Hội chợ thế giới Thượng Hải”. Thông báo này khuyến khích người dân tích cực chống lại Pháp Luân Công.

Cuối tháng 4, trang thông tin Minh Huệ đã phơi bày một tài liệu bí mật được viết bởi Phòng 610. Tài liệu này đã được dùng ở Hội chợ thế giới Thượng Hải như là một lí do để tấn công Pháp Luân Công. Tài liệu đã trích dẫn Thiên Tây là một ví dụ. Ủy ban tư pháp huyện Thiên Tây và Phòng công an, cả hai đều dưới sự điều khiển của Phòng 610, mà sau đó sợ hãi đến mức chấm dứt. Họ lấy lại tất cả tài liệu và cũng thiết lập “một đội đặc biệt” được khởi xướng bởi Phòng công an và Đội điều tra tội phạm. Họ đã triển khai mạng lưới trên diện rộng và quấy nhiễu nhiều người ở mọi nơi. Họ điều tra bất cứ ai hay bất kì gia đình nào mà đã tiếp xúc với tài liệu này. Công an đã thẩm vấn từng người một và liên tục hỏi họ. Công an từ Đội an ninh địa phương Thiên Tây và Đồn công an Thành Quan sau đó đã nhân cơ hội này tích cực bắt giữ các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 3 tháng 5, công an từ Đội an ninh địa phương Thiên Tây và Đồn công an Thành Quan đã bắt ông Mao Phượng Dũng, một nhân viên làm việc ở chính quyền thị trấn Hưng Thành; vợ ông, và ông Trần Hồng Lợi ở thôn Ngũ, thị trấn Hưng Thành. Công an đã đe dọa ông Mao và vợ ông, rồi tống tiền họ. Cả hai đã không được thả cho đến sáng hôm sau. Ông Trần đã bị giam ở Trại giam huyện Thiên Tây từ lúc đó đến giờ.

Ngày 12 tháng 5, công an bất ngờ bắt giữ bà Vương Chí Tân, làm việc tại chính quyền xã Tân Trang Tử, cùng với chồng bà, sau đó công an đã khám xét nhà bà và nhà mẹ bà ở xã Hoa Viện. Công an đã biết được chỗ ở của hai người vì họ đã nghe trộm điện thoại của bà Vương. Vào buổi sáng cùng ngày, công an đã bắt giữ hai người, họ cũng bắt hai lái xe buýt Lục Tá Kim và Mã Ngân Phượng, sống ở xã Hoa Viện, ngay khi xe buýt của họ đến Đường Sơn từ Thiên Tây. Công an đã lục soát nhà bà Mã ở xã Hoa Viện và phòng thuê của bà tại huyện Thiên Tây. Chồng của bà Vương và bà Mã đều được thả sau 24 tiếng. Bà Vương và bà Mã đều bị giữ tại Trại giam xã Tân Trang Tử trong hai ngày. Ngày 14 tháng 5, họ bị buộc tội hình sự và bị giam tại Trại giam huyện Thiên Tây.

4- Các học viên Pháp Luân Công bị bắt tại Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, và Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc dưới danh nghĩa an ninh cho Hội chợ thế giới Thượng Hải.

1. Ngày 13 tháng 4 năm 2010, có hơn mười công an ở Phòng 610 Sâm Châu và Đội an ninh địa phương Vĩnh Hưng đã xông vào nhà của hai vợ chồng ông Lý Giáp Cúc và bà Hứa Hoa Văn, cả hai đều là học viên sống ở Vĩnh Hưng, Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam. Công an đã khám nhà, lấy đi tất cả sách Đại Pháp, và bắt giữ hai người. Họ hiện bị giam tại Trại giam huyện Vĩnh Thành. Họ bị bắt vì họ đang định đến Hội chợ thế giới Thượng Hải. Phòng 610 và Ủy ban tư pháp ở quận Bắc Hồ thuộc Sâm Châu đã phát rộng rãi một cuốn sách nhỏ có tiêu đề “ Người dân Bắc Hồ yêu hòa bình, tôi đóng góp cho sự bình ổn ở Bức Hồ.” Cuốn sách đó thực ra là nói xấu Pháp Luân Công. Phòng 610 đã công bố một bài báo với tên của họ, lừa gạt và nói xấu Đại Pháp (xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/25/117368.html)

2. Ngô Quốc, bí thư Ủy ban tư pháp quận Thuận Khánh, thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, đã kích động Phòng 610 ở mọi cấp bậc cũng như ở Đội an ninh địa phương. Ông ta nói rằng, “Nếu Pháp Luân Công là một quyền lực, thì không ai trong các bạn sẽ được yên ổn.” Ông Ngô thực hiện nhiều nỗ lực để khuyến khích nhiều Phòng 610 ở lĩnh vực pháp lý xem Hội chợ thế giới Thượng Hải như một cơ hội để bức hại các học viên Pháp Luân Công ở quận Thuận Khánh. Được điều khiển bởi Ủy ban tư pháp thành phố Nam Sung và phòng xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công, Trại tẩy não thành phố Nam Sung đã bắt đầu mở các phiên tẩy não để bức hại các học viên. Trước ngày 25 tháng 4, nhân viên ở công an, Đội an ninh địa phương, và phòng xử lý vấn đề về Pháp Luân Công ở mỗi khu vực đã xông vào nhà học viên hay đứng bên ngoài nhà để bắt giữ họ và đưa họ đến trại tẩy não. Họ huy động nhiều người ở chính quyền và phòng xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công tại mọi cấp bậc để tham gia bức hại. Các phiên tẩy não sẽ diễn ra trong sáu tháng để trùng với thời gian của Hội chợ thế giới Thượng Hải. Có bốn học viên hiện đang bị giam tại trại tẩy não vào thời điểm này. Họ là bà Hoàng Trì Bình, ở quận Cao Bình, ông Lý Quang Hổ ở một huyện phía nam, ông Lý Thụ Thanh ở công ty bảo hiểm nhân thọ Tân Hoa ở khu vực phía nam, và bà Đường Quế Trân ở quận Thuận Khánh. (xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/5/117645.html)

3. Ngày 17 tháng 4 năm 2010, ủy ban tư pháp thành phố Bạng Phụ và Phòng 610 ở tỉnh An Huy đã bắt đầu mở các phiên tẩy não tại Học viện nghiên cứu 214 ở Hoành Nghiệp Thôn, thành phố Bạng Phụ. Các phiên tẩy não gần đây mới kết thúc. Phòng 610 thành phố Bạng Phụ dự định tiếp tục bắt các học viên và đưa họ đến trại tẩy não trong thời gian diễn ra hội chợ thế giới (xin xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/26/117398.html)

4. Tháng 4 năm 2010, nhiều viên chức ở quận Tây Hồ, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, đã bắt giữ các học viên, với lí do “vấn đề an ninh” cho Hội chợ và mở các phiên tẩy não.

5. Phòng 610 ở quận Giang Hán, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bắt giữ học viên Lý Quế Bình với lí do an ninh cho hội chợ. Thứ bảy, ngày 24 tháng 4 lúc 9 giờ tối, có nhiều công an cùng phương tiện đỗ xung quanh tòa nhà nơi bà Lý đang sống. Công an đã xông vào nhà khi bà đang ở nhà một mình. Họ đã bắt bà và đưa bà đến Trại tẩy não Nhị Đạo Bằng ở quận Giang Hán.

5- Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra bản kháng cáo khẩn cấp để giải cứu ông Giang Phong

Trong tuần thứ hai của Hội chợ thế giới Thượng Hải, Tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra bản kháng cáo khẩn cấp vào ngày 10 tháng 5 năm 2010, liên quan đến việc mất tích của học viên Pháp Luân Công, ông Giang Phong ở Thượng Hải. Tổ chức Ân xá quốc tế đã kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Giang. Thông báo “Kêu gọi hành động khẩn cấp” đã đưa ra ”Học viên Pháp Luân Công, ông Giang Phong đã mất tích ở Thượng Hải vào ngày 18 tháng 2 và chắc chắn rằng ông đang bị giam cầm bởi chính quyền Trung Quốc. Ông đang có nguy cơ bị tra tấn và bị ngược đãi”.

Ngày 18 tháng 2, ông Giang đã mất tích tại Sân bay quốc tế Phổ Đông, Thượng Hải. Ông đã làm thủ tục cho chuyến bay tới New York nhưng đã không lên được máy bay. Nhân viên hàng không nói rằng ông đã bị đưa đi bởi nhiều nhân viên an ninh công cộng sau khi ông đi qua điểm kiểm tra an ninh. Chính quyền đã không thông báo với gia đình ông Giang về nơi ông bị giam, và mọi cố gắng của họ để có thông tin từ công an ở Thượng Hải về chỗ ở của ông đều không có kết quả. Bạn bè ở Thượng Hải tin rằng ông có thể bị đưa về quê nhà ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, cách hàng trăm cây số với Thượng Hải.

Ông Giang Phong trước đó đã bị giam trong ba năm, từ năm 1999 đến năm 2002, vì ông ủng hộ tập luyện Pháp Luân Công. Khi ông mất tích, ông đang trên đường đến gặp vợ, bà Mỹ Toàn, một nhạc công ở Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yu) ở the New York. Bà tới nước Mỹ vào năm 2006, sau khi bị giam cần bốn năm ở Trung Quốc vì tập Pháp Luân Công. Ông Giang có thể bị giam để gây áp lực cho vợ ông phải ngừng tham gia biểu diễn trong Đoàn Thần Vận, như các buổi trình diễn của đoàn gồm các buổi diễn về sự đàn áp Pháp Luân Công.

Tổ chức Ân xá quốc tế đã kêu gọi mọi người sớm viết ngay bằng tiếng Anh, tiếng Hán, hay ngôn ngữ riêng của họ:

  • Kêu gọi chính quyền tiết lộ về nơi ở của ông Giang;
  • Kêu gọi trả tự do ngay lập tức, trừ phi ông bị buộc tội bằng tội danh hình sự quốc tế.
  • Kêu gọi một sự bảo đảm rằng ông sẽ không bị tra tấn hay bị ngược đãi trong lúc ông bị giam giữ.

Tổ chức Ân xá quốc tế cũng kêu gọi người dân gửi bản kháng án trước ngày 21 tháng 6 năm 2010 đến giám đốc Cục công an tỉnh An Huy, giám đốc Cục công an thành phố Hợp Phì, và Bộ trưởng Bộ công an của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ cũng yêu cầu mọi người gửi các bản sao tới các nhà ngoại giao ở Trung Quốc để được công nhận ở đất nước họ.

Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp kêu gọi các phương tiện truyền thông ở các nước điều tra về chỗ ở của ông Giang Phong và khuyến khích mọi người viết thư cho các viên chức được nói đến trong Hành động khẩn cấp bởi Tổ chức Ân xá quốc tế.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/8/225033.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/23/118112.html

Đăng ngày 02-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share