Theo một phóng viên báo Minh Huệ từ Trung Quốc
Tên: Cao Ngọc Kiệt (高玉杰)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 60
Địa chỉ: Nhà máy xong chảo ở thành phố Giai Mộc Tư
Nghề nghiệp: công nhân khuân vác
Ngày bị bắt gần nhất: 31 tháng 7 năm 2001
Nơi bị giam gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức thành phố Giai Mộc Tư (佳木斯劳教所)
Thành phố: Giai Mộc Tư
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, tẩy não, tra tấn, tống tiền, lục soát nhà, thẩm vấn, giam giữ, không được dùng nhà vệ sinh
[MINH HUỆ 31-5-2010] Do phải làm việc nặng nhọc như là một công nhân khuân vác, bà Cao Ngọc Kiệt đã bị nhiều bệnh, như bệnh thấp khớp nặng, bệnh tim, chóng mặt, bệnh dạ dày và trĩ. Khi bị bệnh, bà trở nên yếu và thậm chí còn không cầm được một cây kim. Bà đã nghĩ đến việc tự tử để chấm dứt sự chịu đựng, nhưng bà không thể làm được vì bà còn có 2 cô con gái nhỏ. Bà đã may mắn tìm thấy Pháp Luân Công vào năm 1995. Nhiều tháng sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, tất cả bệnh của bà đều biến mất và bà đã lấy lại được sức khỏe và niềm vui. Bà trở thành một người đầy sức sống và có thể dễ dàng làm việc nhiều hơn trước mà không thấy bị mệt. Từ đáy lòng mình, bà rất biết ơn Người sáng lập ra Pháp Luân Công vì đã cho bà một cuộc sống mới.
Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Cao đã không còn có thể tập các bài công tại điểm tập công ở nhà hàng xóm như trước đây. Ngày 27 tháng 7 năm 2000, trong lúc bà đang đọc các sách Pháp Luân Công tại nhà một học viên, công an đã xông vào nhà, bắt giữ và đưa bà đến Đồn công an Anh Tuấn ở địa phương. Bà tiếp tục bị giữ tại Trại giam thành phố Giai Mộc Tư trong 1 tháng. Sau đó, bà biết rằng gia đình đã phải trả cho công an 1 700 nhân dân tệ để bà được tự do. An Toàn Chí, một công an từ Đồn công an Anh Tuấn là một trong số những người tham gia việc bắt giữ.
Ngày 31 tháng 7 năm 2001 bà Cao bị bắt bởi công an từ Đồn công an thành phố Giai Mộc Tư và Đồn Urban Anh Tuấn trong lúc bà ở nhà của một học viên. Bà sau đó bị giữ tại Trại giam thành phố Giai Mộc Tư trong 17 ngày. Trong Trại giam, bà bị buộc ngủ trên một sàn bê tông lạnh lẽo, ở gần nhà vệ sinh. Điều kiện sống rất nghèo nàn và bà bị cấm tập các bài công của Pháp Luân Công. Do hoàn cảnh này nên các bệnh trước đây của bà như thấp khớp và tim mạch đã xuất hiện trở lại và bà không thể tự chăm sóc cho mình. Bất chấp tất cả, nhiều công an gồm Quách Duy Sơn, trưởng Đồn công an Anh Tuấn, vẫn còng tay chân bà và kết án bà 1 năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức thành phố Giai Mộc Tư.
Dù tình trạng của bà Cao trở nên xấu đi ở trại lao động, nhưng các lính canh nhà tù vẫn buộc bà làm việc bất chấp tình trạng sức khỏe yếu của bà. Để chắc chắn rằng bà làm đủ khối lượng công việc, họ thậm chí còn giới hạn bao nhiêu lần và thời gian bà có thể đi vệ sinh trong mỗi ngày. Một lần bà bị táo bón và ở trong nhà vệ sinh một thời gian lâu. Khi bà ra khỏi nhà vệ sinh thì phát hiện rằng hai chân bà đã không đi được như bình thường. Thấy bà không thể đi, các lính canh Lưu Á Đông, Mục Chấn Quyên và Vu Văn Bân đã nắm tay bà và lôi đi làm việc. Bà đã bị liệt từ lúc đó, nhưng bà vẫn bị kéo từ phòng của bà đến phân xưởng nơi bà bị ép làm các hộp giấy, nhặt đậu và làm côn việc khác mỗi ngày.
Các lính canh ở nhà tù cũng lục soát bà thường xuyên. Người em trai bà Cao một lần đã thấy bà trong tình trạng tồi tệ và ông yêu cầu lính canh cho bà đi khám. Ông đã nhân cơ hội này đưa bà 100 nhân dân tệ, và bà đã để tiền trong gối, nhưng lính canh Lưu đã tìm thấy và tự lấy đi. Bà Cao yêu cầu cô Lưu trả lại tiền, nhưng cô ta đã từ chối. Sau đó lính canh Lưu chỉ trả lại bà 50 nhân dân tệ.
Các lính canh ở nhà tù duy trì áp lực lên các học viên để họ viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Những người từ chối làm theo thì bị cấm uống nước hoặc đi vệ sinh.
Sau khi bà Cao được tự do, dù hai chân bị liệt nhưng bà vẫn bị quấy nhiễu bởi Đỗ Phong và nhiều công an khác ở Đồn công an Anh Tuấn. Họ đến nhà bà nhiều lần để hỏi xem bà vẫn còn tập Pháp Luân Công hay không.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/31/224596.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/9/117741.html
Đăng ngày 02-07-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản